Trang chủ Diễn đàn Tại sao báo chí, đặc biệt là dư luận lại dậy sóng...

Tại sao báo chí, đặc biệt là dư luận lại dậy sóng và “lên đồng” với vụ việc ở chùa Ba Vàng?

Chủ nhật 17/3, tôi được một người bạn hỏi ý kiến về vụ việc ở chùa Ba Vàng. Thời điểm này, tôi không hề biết về vụ việc này và có xem qua thông tin do người bạn này chuyển là loạt bài phóng sự của báo Lao động. Tôi có nói với người bạn này là chuyện gọi vong là chuyện bình thường, và báo Lao động vừa thiếu hiểu biết, vừa thiếu tâm, đặc biệt là dùng thủ đoạn cắt ghép, xuyên tạc để dựng lên phóng sự có tính giật gân, câu khách.

Thế nhưng, tôi rất ngạc nhiên sự việc lại bị đẩy lên cao trào, dậy sóng, các cơ quan quản lý hăm hở vào cuộc nhanh bất thường, đặc biệt là dư luận, nhất là những người dân không có hiểu biết về Phật pháp lại “rần rần” chửi rủa, phán xét, thậm chí ví sự việc chùa Ba Vàng là tiêu cực, xấu xa đến mức còn độc hại hơn cả ma túy, giết người…

Sự việc bị đẩy lên cao trào có lẽ là do ngay tối hôm đó (?), VTV phát phóng sự về chùa Ba Vàng trong chương trình Thời sự 19h, với sự xuất hiện có tính chất đổ dầu vào lửa của Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (!).

Tất nhiên là ngay lập tức tôi phải đặt câu hỏi: báo chí, truyền thông và dư luận tại sao lại “lên đồng” về vụ việc này? Tại sao cơ quản lý lại mau mắn vào cuộc? Rất dễ để tìm ra câu trả lời:

1. Báo Lao động đã đưa ra một lăng kính hết sức xấu xa để mọi người nhìn sự việc ở chùa Ba Vàng. Nào là kiếm trăm tỷ đồng (đây là điều dễ gây phản cảm nhất), nào là tổ chức một cách bí mật, che dấu (xấu xa mới phải che đậy), nào là đe dọa, áp chế tâm lý (oan gia trái chủ), vô cảm (chuyện nhân quả của nữ sinh giao gà, liệt sĩ), nào là tổ chức một cách hoàn hảo, chuyên nghiệp như doanh nghiệp… Tất cả với ý đồ dựng lên một màn kịch lừa đảo chuyên nghiệp, được thực hiện bởi một chùa lớn, bởi những người tu hành lẽ ra phải sống một sống tu hành khắc khổ, chuẩn mực.

Báo Lao động đã vẽ ra một khoảng cách (gap), một hố sâu cực kỳ lớn mà một người tu hành (nói riêng), một chùa, một hoạt động tôn giáo (nói chung) lẽ ra phải có, được kỳ vọng và mong đợi, với một thực tế tệ hại, bất nhân, lừa đảo. Thủ đoạn này trong truyền thông ai cũng có thể nhận ra, nhưng nó liên quan đến tôn giáo mà nhiều người tự nhận là mình theo, có hiểu biết, lại tác động lớn đến cảm xúc con người khiến cho hầu hết dư luận bị cuốn theo, đặc biệt là gây ra những phản ứng cực đoan như chửi bới thậm tệ, phán xét nặng nề.

Thực tế thì báo Lao động đã vô tình hoặc cố ý bịa đặt, dựng đứng nhiều chuyện mà người trong cuộc đã phản bác, không cần phải nói thêm, nhất là chuyện thu tiền nhiều (để dẫn đến con số trăm tỷ đồng).

2. Nhận thức về yếu tố tiền bạc trong hoạt tôn giáo. Nhìn chung, nhận thức về yếu tố tiền bạc trong hoạt động tôn giáo của đa số người dân Việt Nam còn mang nặng yếu tố cảm tính, tôn giáo cứ liên quan đến tiền bạc là xấu, là không chấp nhận được. Tôn giáo là phải bị động ngồi chờ người ta bố thí, cúng dàng, còn phục vụ nhu cầu tôn giáo như một service, một dịch vụ chuyên nghiệp thì không chấp nhận được (!) Tâm lý này là phổ biến tại miền Bắc, nơi nền kinh tế thị trường vẫn còn chưa hoàn thiện, nơi mà chất lượng dịch vụ còn rất thấp, nhất là so với phía Nam.

Sự phản cảm trong việc nhận cúng dàng ở chùa Ba Vàng không đến từ bản chất của sự việc, mà đến từ nhận thức của dư luận. Đây là điều mà những người cúng dàng cho chùa khi thỉnh vong giải nghiệp cảm nhận rõ nhất.

Chính nhận thức phục vụ nhu cầu tôn giáo không được làm như một dịch vụ dẫn tới hiện nay, người dân tiếp cận với hoạt động Phật giáo theo hướng quan hệ cá nhân, thậm chí có khoảng cách giữa người giàu, người nghèo, giữa quan chức, doanh nhân và quần chúng…

3. Hiệu ứng tâm lý của dư luận khi nói về luật nhân quả. Mặc dù nhiều người vẫn hay có câu nói mọi thứ đều có nhân quả, nhưng hiểu luật nhân quả vận hành như thế nào thì rất ít người. Đặc biệt là khi sự việc xấu xảy ra với mình thì rất ít người dám thừa nhận, chịu thừa nhận rằng trong quá khứ, nhất là ở những kiếp trước mình đã từng làm điều xấu xa.

Điều này dẫn đến hai hệ quả, thứ nhất là người ta dễ dàng coi những chuyện mà Phật tử Yến, chùa Ba Vàng đề cập là dọa dẫm, lừa đảo trong khi những điều này là giáo lý Phật giáo căn bản. Hệ quả thứ hai là bằng việc coi sự việc chùa Ba Vàng là xấu, nhẹ thì người ta muốn quên đi luật nhân quả kẻo nó vận vào mình, nặng người ta muốn phủ định luật nhân quả.

Theo tôi đây là nguyên nhân quan trọng nhất nhưng ít người dám thừa nhận hoặc nó xảy ra trong tâm lý để chi phối hành động và phản ứng nên ít người để ý nhất.

4. Những nguyên nhân khác như sự thiếu đoàn kết nội bộ Giáo hội, sự đổ dầu vào lửa của một số vị Tăng cũng góp phần gây bão, nhưng không cần thiết phải bàn thêm. Ngoài ra, dư luận cũng đề cập đến chuyện làm mất uy tín Phật giáo vì một số mục đích cụ thể của báo chí, truyền thông.

Một khi khủng hoảng truyền thông liên quan đến chùa Ba Vàng đi qua, lỗ hổng lớn nhất được phơi bày là quá ít người có hiểu biết Phật pháp, nhất là về luật nhân quả, Phật giáo thiếu đoàn kết và có ít tín đồ thực sự. Nhìn sang sự đoàn kết và chặt chẽ của Công giáo mà đau đớn lòng.

21 BÌNH LUẬN

  1. Tôi rất hoan hỷ đồng tình bài viết trên, hiện nay chúng ta đang bị lôi kéo thông tin theo hiệu ứng domino thật đáng buồn hơn thế nữa có 1 số vị chức sắc trong giáo hội cũng vội vàng kết tội khi chưa có kết luận của hội đồng trị sự ( yết ma kết tội ) là sai – trong đó phép lục hòa trong phật giáo cũng bị bỏ qua

    • Tôi rất hoan hỷ và đồng tình với bài viết trên. Mong rằng sẽ có thêm nhiều người sẽ viết thêm những bài báo bằng trí tuệ với cái tâm để bảo vệ cho sự thật và sự công bằng. Xin chân thành cảm ơn tác giả!

  2. Tôi rất đồng tình với bài viết và lời bình luận trên , hiện nay Giáo PHội Hật Giáo đang bị chia rẽ và đang trên Đà tụt dốc , những vị có chức sắc trong Giáo Hội khi quyết định những vụ việc quan trong thì cần phải cân nhắc cho kỹ trước khi đưa ra quyết định .

  3. Báo chí chuyên cắt ghép nhét vào miệng người ta mà, sao máy ổng không lôi chuyện của ông cha ngà thờ vuốt đầu hết bệnh ung tbư ở tp HCM ra đi, hay là sợ.

  4. Con có theo dõi một số bài viết của trang, gồm cả bài của thầy Thích Thanh Thắng trước đó, bản thân con ủng hộ cái nhìn khách quan của người ngoài cuộc, còn thực sự nội tình để mà thấu hiểu được đòi hỏi phải có thời gian, phải có kiến thức Phật Pháp và tư duy hơn người, ít nhất là vượt qua được những cái mà người ta gọi là “trào lưu”. Điều đó con cho là phía báo chí, và cả dư luận không may là chưa có được.

  5. Nhìn quý thầy cô, phật tử Việt Nam sống “hiền” quá, nên chúng “ăn hiếp” thôi. Mình nên thương và cảm ơn họ, vì nhờ họ “soi”, nên GH sẽ nhìn lại mình.

  6. Đây là bài viết ” tỉnh táo” nhất mà tôi được đọc từ khi có bảo. Tôi không biết Thầy TTTM, khi ” bảo” nổi lên tôi tìm xem những youtube của Thầy thuyết giảng. Thì đây là một vị Thầy rất chuẩn mực, kiến thức Phật Pháp và xã hội không thấy có vấn đề gì…Tục ngữ ta có câu “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết”. Thế giới mạng quả là độc ác …kèm theo đó là một số youtube gán ghép bà Diệp Thảo và Thầy…Đúng là loạn cả lên…Ai chịu trách nhiệm về những thông tin đó …Ai chịu nổi đau của đơn sự khi bị lăng mạ …Chùa to cả nước có nhiều đâu chỉ có Ba Vàng. Vấn đề vong linh thì chùa nào không có…Nhiều chùa có pháp cúng Thí Thực buổi chiều nữa mà….Vả lại, sau sự việc Thầy tổ chức hội chúng trả lời về những vấn đề báo chí xôn xao ….Thầy đâu có tránh né….Tôi không nói là Thầy không có điều sai…nhưng nếu theo lệ nầy …thì còn nhiều chùa Ba Vàng tiếp tục bị đấu tố …đây có được xme là Pháp nạn không ?

    • Bài của anh Trần Trọng Hoàng hay quá! Thật cảm ơn anh, đúng là chính pháp luôn được bảo vệ, riêng tôi nghĩ rằng: mọi việc chỉ trong thời gian rất ngắn, mà anh dùng từ ” lên đồng” là quá hay! Những người tham gia đó vì không hiểu gì về phật pháp ( các phóng viên, 1 số vị quan nữa), họ không tin và không sợ nhân quả nên dễ hiểu !nhưng còn mấy vị Tăng kia: giữ chức này chức kia, thậm chí giảng dậy các trường phật giáo chủ chốt của Việt Nam- nơi đào tạo ra ” người Thầy” của những ” người thầy” tôi thấy họ thực sự không xứng đáng là đệ tử của Phật, họ đã phạm 1 trong 5 giới cấm cơ bản nhất của Phật tử tại gia: không thấy nói thấy, không biết nói biết, vu khống, nói lời ác khẩu, nói lời chia rẽ, vậy làm sao họ có thể xứng đáng là Thầy của chúng sinh, họ tham, sân ,si lừng lẫy như thế thì làm sao xứng đáng để chúng sinh tin tưởng!

  7. Tôi không phải hẳn là phật tử ,tức là nghiên cứu hay theo phật giáo chính thống,chỉ hay nghe châm ngôn Phật giáo để cố gằng làm theo ,có thể gọi coi như là người ngoài đạo.Xin góp 1 vài ý kiến sau .

    Vấn đề thứ 3 : vấn đề nhân quả theo người viết nói . Tôi cứ cho là con người có luật nhân quả thật , tức có kiếp này Kiếp sau,hiện tại và việc cúng vong ,oan gia trái chủ ở các nhà chùa diễn ra là bình thường đúng . Nhưng việc có Yến gọi vong và chỉ ra kiếp trước người này mắc tội gì , và Phải Cúng Vong bảo nhiều tiền? hoặc phải làm Công Quả bao nhiêu ngày ,Những điều này tôi muốn hỏi ? trong kinh phật hay đạo phật có quy định tội này phải cúng bao nhiêu tiền hay phải làm công quả bảo nhiêu ngày không ,mà cô Yến ,chỉ là phật tử mà dám “phán “xét người để cúng từng ấy tiền ,làm công quả . Nếu trong phật giáo mà có quy định những tội kiếp trước mà phải từng này tiền,thì phải các vị sư có chức sắc hơn phật tử mới có thể đưa ra phán xét được ,chứ không thể là 1 phật tử bình thường như cô Yến nói .

    Sự Việc trên xảy ra ở Chùa Ba Vàng , nên bắt buộc phải ảnh hưởng đến chùa Bà Vàng nói riêng và đạo phật nói chung .Tôi nghĩ sự việc trên Phật giáo bắt buộc phải làm rõ vì nó ảnh hưởng đến niềm tinh phật giáo ở thời đại công nghệ 4.0 này .Làm rõ ở đây tức là nếu những lời cố Yên nói là đúng với giáo lý nhà phật thì đúng ok , không sao ,còn nếu sai thì phải đính chính ,chỉ ra cái sai của cô Yến để mọi người biết hiểu rõ cái nào không nằm trong nhà phật,cái nào thuộc phàm trù phật giáo (những lời cô Yến nói ) .

    Trên đấy là ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề đề này.

  8. Bài viết rất hay . Cái tôi tâm đắc chính là việc một số vị được coi là trưởng bối trong giới tu hành & có chức cao trong giới Tu . Có quá trình Tu Học thâm niên nhưng khi nhìn thấy , nghe thấy ae đồng đạo của mình bị ám hại lại tát nước theo mưa . Họ bỗng chốc quên câu ” Đóng Cửa Bảo Nhau ” mà chính họ thường xuyên giao giảng . Ai đã làm sai tụ ngẫm nhé

  9. Gửi a Hoàng: Đọc bài viết của a từ đầu rất sâu sắc và đáng quan tâm, cảm thấy a có 1 quan điểm rất có tư duy và đúng 1 Phật tử Thực sự …. Nhưng – cho tới khi đọc tới đoạn cuối “Nhìn sang sự đoàn kết…” có 1 điều gì đó mất đi vẻ đẹp Phật tử, sự từ bi, khách quan của 1 Đệ tử Phật … Kiểu như hình ảnh đang rất đẹp đột nhiên … mất đi vẻ đẹp thuần khiết … nó không như Cư Sĩ Minh Thạnh hay lý giải các quan điểm Hộ Pháp … mà thực sự E cảm thấy bài viết có gì đó ko còn … thuần khiết nữa !! (Một góp ý nhỏ gửi tới Anh./… Tất nhiên E cảm nhận rõ hiểu biết qua biết viết của Anh …)

  10. Điều tôi buồn nhất là qua sự việc này, thật sự đúng như lời kết của tác giả là quá ít người có hiểu biết về Phật pháp, thậm chí là ở cả những điều cơ bản nhất của chánh Pháp, và trên hết là đạo làm người; gây mất đoàn kết trong Tăng đoàn, Giáo hội, góp tay cho Tà kiến lũng đoạn nội bộ, dư luận, sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích của chúng sinh.
    Một bộ phận khác thì thờ ơ, không dám thừa nhận, “hùa” theo tâm lý đám đông, sự dẫn dắt của truyền thông lệch lạc, vậy mục đích tu tập để làm gì, tri kiến thanh tịnh đặt ở nơi đâu???

  11. Tôi thì k biết trong giáo lý Nhà Phật có điều thỉnh vong hay là lên đồng hay k. Nhưng tôi thấy cô Yến từng nói Thánh nhập và lên đồng của Đạo mẫu là tà ma ngoại đạo. Rồi các thầy cúng gọi vong về nói chuyện. Gọi dí là tà ma. Xong bây h chùa lại goj cái tên mĩ miều là thỉnh vong. Mà lain thỉnh vòn từ nhiều kiếp trước. Mà tôi cũng k hiểu cô Yến giải nghiệp sao cô k giải nghiệp cho Cô để Cô mắt sáng lên nhỉ. Hazzzz. . “Người giảng đạo thì nhiều mà người hiểu đạo thì ít ” ( Đạt Ma Sư Tổ)

  12. buồn cho giáo hôi phật giáo việt nam. có những vị có lẽ tham. sân si vẫn còn. tranh thủ lúc này té nước theo mưa. hãy hoc đạo của người ta đấy. mà đạo phật luôn đồng hành cùng đất nước .luôn đồng hành với nhân dân .bao cuộc đấu tranh có khi nào đạo phât ko đoàn kết mà bi lôi kéo đi ngược lại lợi ích của nhân dân ko. mà chinh bây giờ phật giáo ko có đoàn kết thông suốt từ trên xuống dưới vô tình đã bị thế lưc vô hình nào đó bóp méo thổi phồng lôi kéo dư luận thông qua truyền thông làm công cụ chia rẽ làm suy yếu chính trong phât giáo chúng ta. đấy là nỗi đau của phât giáo. đấy là môt lỗ hổng lớn mà đấy trách nhiêm cua những cô tâm có tầm trong phât giáo . và tôi cũng được biết rằng có khi nào đạo phât đi kích động nhân dân hay phât tử đối đầu với ching quyền tranh đất kích đông kêu gọi ngoai bang .nói xấu chính quyền . rồi kích đông phật tử bỏ làng bỏ nước rời bỏ quê hương chay theo giặc chưa. [ một nỗi đau môt nỗi buồn của những người có lương tâm]

  13. Cái gì cũng phải thận trọng. Không biết thì dựa cột mà nghe. Không nên vì ghen tức , đố kỵ hay vì một mục đích mờ ám nào đó thì sẽ bị quả báo theo Luật Nhân Quả. Thực tế là chân lý sẽ chứng minh và mãi trường tồn cùng thời gian. Có nhưng điều hiện nay chúng ta chưa giải thích bằng khoa học được không có nghĩa phủ nhận nó. Phải phân biệt rõ công tội, không theo hiệu ứng đám đông. Chửi và nói xấu tăng là tội cực lớn. Hãy thông minh !

  14. Bài viết hay quá, Sự thiếu đoàn kết, khiến vụ việc bị đẩy lên cao trào. Quá tổn thương cho phật tử và cho thanh danh của chùa Ba Vàng, thầy Thái Minh và cô Phạm Thị Yến

  15. A di da phat . Không co ngoi chua nao ma vi thay Giang truoc may ngan sinh vien ma may ban ngoi nghe . Neu thay khong Giang hay thi cac ban sinh vien co chiu ngoi nghe khong . Thay wa gioi va tai . Nen thay bi tru dap thoi . Con van luon tin va ton kinh thay . Mong long than ho phap luon che cho cho thay vuot wa nan nay ,

  16. Vừa qua báo chí đã gây hoang mang cho Phật tử cả nước, có những người khoc, buồn rồi cũng có nhiều người không ngủ được khi người ta xúc phạm đến Thầy; một con người sống đạo đưc, uyên bác, được nhiều Phật tử thương mến; thế mà Thầy phải đối diện với thi phi; Thầy phải chịu đượng sống nhẫn nhuc, phải xin lỗi dù cái lỗi chưa được kiểm chứng rõ rang; Thương Thầy quá.

  17. Nếu nói phương tiện độ sinh của chùa ba vàng là lạc đạo thì dâng sao giải hạn ở nhiều chùa là chính pháp hay sao?Những “đặc sắc phật giáo Việt nam”từ ngàn năm nay của cha ông để lại được sinh hoạt trong các chùa nhằm mục đích”hộ quốc an dân” như triệu linh, giải oan cát kết,cũng linh,xá tội vong nhân,thờ vong vv thì lý giải như thế nào đây ạ?Nếu định nghĩa mê tín là(tin tưởng vào những điều mê lầm ,gây mất thời gian và tiền của một cách vô ích,ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và thể chất,làm băng hoại đạo đức xã hội)thì pháp thỉnh ogtc của chùa ba vàng xứng đáng được gọi là chính tín,vì nó có giá trị ngược lại với các kết quả trên.
    Đến mai này pháp luật không chứng minh được nguồn thu trăm tỷ kia là có thật,là trục lợi,là ăn chơi phung phí, thì những người bịa đặt,kết tội,bôi xấu,xúc phạm chùa ba vàng kia có đủ lòng tự trọng và dũng cảm để công khai xin lỗi nhân dân nói chung và chùa ba vàng nói riêng vì đã có những phát ngôn cẩu thả gây hiểu lầm không ạ?
    Tiếc khi còn có vị sư ham danh chấp trước chẳng lo tu tập,mượn truyền thông bẩn ác hại đồng tu.

Comments are closed.