Trang chủ Quốc tế Sự Truyền Thừa và Phát Triển Tông Duy Thức Tại Đài Loan

Sự Truyền Thừa và Phát Triển Tông Duy Thức Tại Đài Loan

141

Ban đầu Ngài Huyền Trang đời nhà Đường, kế đến Ngài Khuy Cơ khai sáng ra:”Tông Duy Thức”, sớm trải qua đời nhà Nguyên, sau đó pháp phái truyền thừa bị thất truyền.(gần đây xem tư liệu, được biết năm Dân Quốc thứ 40, Ngài pháp sư Tam Huệ ở thôn Khước Sáng, xã Tiêm Sơn , huyện Đài Bắc, kiến lập chùa Phước Huệ. Sau đó tiếp nhận chùa Sùng Thọ, và đồng thời cũng tiếp nhận chùa Quảng Thiện. Hai ngôi chùa này được truyền thừa từ pháp phái Hiền Thủ Tông và Từ Ân Tông. Mà hai ngôi chùa này lấy đó làm cách hành trì. Nhưng lại giảng kinh, niệm Phật, tu trì Tịnh Độ. Bởi vậy, Phật giao Đài Loan không có Tông Phái của Duy Thức)


Tại Đài Loan, niên hiệu Quang Phục về sau, là sớm nhất có Tông Duy Thức hoằng truyền tại đây. Là được truyền lại từ Ngài Từ Hàng pháp sư ở Singapore.


Ngài Từ Hàng pháp sư họ Ngải, tên Kế Minh, tự là Sản Tài. Người làng Kiến Ninh tỉnh Phúc Kiến. Ngài sinh năm Quang Tự thứ 21 (công nguyên1895)


Năm lên 10 tuổi cha mẹ Ngài qua đời, còn lại một mình, Ngài về sống với bà Ngoại. Năm 13 tuổi, Ngài bắt đầu đi đến thôn kế bên huyện Thái Ninh núi Nga Mi đảnh lễ Ngài Tự Trung Hòa Thượng làm thầy thế phát Xuất Gia.


Mùa Thu năm sau Ngài thọ cụ túc giới tại chùa Năng Nhơn, huyện Cửu Giang. Đầy đủ giới thể, Ngài hành khước tham vấn khắp nơi. Học Thiền với Ngài Viên Anh Hòa Thượng, học Kinh với Ngài Đế Nhàn Pháp Sư, học Tịnh Độ với Lão Hòa Thượng Độ Ách và còn tham học với các bậc Danh Tăng Già Lam khác.


Mùa Xuân năm Dân Quốc thứ 16, (1927), Ngài Từ Hàng Pháp Sư đến tham học tại Hạ Môn (tên của Thành Phố Thuộc Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc).


Ngài vào học tại Phật Học Viện Mân Nam. Sau một học kỳ, vì có nguyên nhân nên Ngài thôi học để nhận lời mời thỉnh cầu Trụ Trì Chùa Nghinh Giang. Ngài cảm thấy thân làm Trụ Trì, nhưng lại không thông đạt kinh điển, thì không giúp ích gì được cho Phật pháp, thế là Ngài quyết tâm cố gắng khổ học. Ngài đã từng đến Phật học viện Võ Xướng giảng dạy, sau được Đường Đại Viên biên soạn thành tập “Duy Thức Giảng Nghĩa” lúc rảnh rỗi, Ngài lấy ra đọc lại, rồi ngẫm nghĩ, rốt cuộc Ngài cũng tường tận về Duy Thức.


Năm Dân Quốc thứ 15 (1926) , Ngài Từ Hàng Pháp Sư tạm thời nhường việc trụ trì đến Hồng Kông giảng kinh. Cũng từ nhân duyên đó, Ngài từ Hồng Kông đến Ngưỡng Quang(Thủ Đô của Miến Điện)trú trong tháp của chùa Long Hoa. Sau khi ở Ngưỡng Quang 3 năm, được hội cư sĩ Phật Giáo như: Binh Hoằng Truyền, Trần Hoằng Tuyên vv…. hộ trì, thành lập “Trung Quốc Phật Giáo Hội”, Ngài đảm nhiệm vai trò Đạo Sư.


Sau đó, Ngài chuyển đến Tinh Ma hoằng hóa được 10 năm. Ngài đi khắp các nơi, Tinh Ma giảng kinh thuyết pháp. Trong thời gian này Ngài kiến lập hội Phật Học khắp các nơi của Singapo như: Học Viện Bồ Đề Tịnh Châu, Học Viện Bồ Đề Tân Thành, Tân Long Dữ, Ma Lục Giáp, Kiết Lông Ba.


Năm Dân Quốc thứ 37 (1948), Ngài Từ Hàng được Hòa Thương Diệu Quả Thỉnh đến chùa Viên Quang ở Thành Phố Trung Lịch, Huyện Đài Bắc, Đài Loan giúp đỡ giảng dạy Phật Học Viện.


Năm Dân Quốc thứ 38 (1949), Tại Trung Quốc có biến cố chính trị, các Học Tăng trẻ tìm đến Đài Loan lánh nạn, phần nhiều nương vào Ngài làm y chỉ sư. Sau đó, Ngài chấn chỉnh lại việc học cho Chư Tăng Đài Loan. Tại Tịch Chỉ (Đài Bắc) thành lập Di Lặc nội viện, quy tụ đại chúng giảng giải và học tập Kinh Điển. Đồng thời, còn khai giảng các khóa Kinh Luận về Đại Thừa như: Lăng Nghiêm, Duy Thức, Nhân Minh Luận v.v…


Ngoài ra, Ngài còn đến các vùng xa xôi thuyết giảng, thuyết lý viên dung, dụ giải tường tận. Năm Dân Quốc thứ 43 (1954), Ngài thị tịch, thọ 60 tuổi
Ngài là người đầu tiên ở Đài Loan hoằng dương về Duy Thức Học. Sinh tiền Ngài trước tác rất nhiều tác phẩm, về sau chúng đệ tử biên tập thành: “Từ Hàng Pháp Sư Toàn Tập”, “Thành Duy Thức Luận Giảng Thoại”, “Tướng Tông Thập Giảng”, “Duy Thức Học ABC” v.v….


Ngoài Ngài Từ Hàng Pháp Sư ra, còn có một vi hoằng dương về Duy Thức Tông rất sớm ở Đài Loan, đó là Ngài Mặc Như Pháp Sư.


Ngài Mặc Như Pháp Sư họ Ngô, người huyện Đông Đài, tỉnh Giang Tô Trung Quốc. Ngài sinh vào năm Quang Tự (đời nhà Thanh) thứ 31 (1905). Khi lên 5 tuổi, Ngài đã được cha dạy cho học về Trung Dung, Luận Ngữ, Ngũ Ngôn Thư Đối. Sau vài năm thì phụ thân sinh bệnh và qua đời và có phó chúc cho hai người anh em của Ngài.


Người cha hy vọng là người em của Ngài sẽ đi xuất gia. Nhưng em của Ngài không hoàn thành tâm nguyện của người cha. Nhưng ngược lại Ngài hoàn toàn lại thích hợp với đời sống xuất gia. Ngài nương vào Am Kiết Cốc lão Hòa Thượng phát nguyện xuất gia, làm đệ tử lớn của lão Hòa Thượng.


Hằng ngày trong Am Cốc, Ngài ngày đêm đống chuông, quét dọn, lễ Phật tụng Kinh, học tập nghi tắc Phật Môn, trước sau được10 năm.


Năm 20 tuổi, Ngài đến Kim Lục Bảo Hoa Sơn thọ giới Cụ Túc. Sau đó, Ngài đi khắp nơi tham học.Ngài đến các danh tự nổi tiếng như: Triều Lễ Giang Triết, sau đó đến tham học Pháp Giới Phật Học Viện tại chùa Hưng Phước. Về sau lại chuyển đến chùa Nam Phổ Đà ở Hạ Môn, Phật Học Viện Mân Nam tham học.


Năm Dân Quốc thứ 19 (1930), với thành tích học tập xuất sắc, được chuyển đến bộ nghiên cứu, nương vào Ngài Chi Phong Pháp Sư mà nghiên cứu bộ “Thành Duy Thức Luận”. Sau một năm được Viện trưởng đưa lên giúp đỡ giảng dạy, thời gian được 3 năm


Tháng 4 năm Dân Quốc thứ 22 (1933), Ngài cùng với bạn học là Giới Đức Pháp Sư đến chùa Thiên Ninh ở Thường Châu, vào Thiền Đường chỉ tham cứu một môn duy nhất (Duy Thức Học). Sau một năm, Ngài nhận giảng dạy tại Phật Học Viện Thiên Ninh. Đồng thời đảm nhiệm việc tri Khách, Tri Liêu của Chùa v.v…


Năm Ngài 41 tuổi, được đảm nhiệm trụ trì chùa Bảo Nham.


Năm Dân Quốc thứ 38 (1949), vì cuộc nội chiến xảy ra tại Trung Quốc, Ngài đến Giang Nam. Tại đây Ngài cùng với bạn học là Giới Đức Pháp Sư, tị nạn sang Đài Loan.


Vừa đặt chân đến Đài Loan, Mặc Như Pháp Sư tìm đến Từ Ngài Hàng Pháp Sư hỗ trợ giúp đỡ công việc.


Mùa Hạ năm Dân Quốc thứ 40 (1951), Ngài sửa và nhuận bút cho bản luận gốc “Bát Thức Qui Củ Tụng” có đăng trên tạp chí “Giác Sinh”. Hơn một năm khắc xong, nhập vào Tòng Thư “Bồ Đề Thọ”.


Mặc Như Lão Pháp Sư thị tịch vào ngày 21 tháng 6 năm Dân Quốc thứ 80(1991), thọ 86 tuổi.


Còn nói về giới cư sĩ tại gia hoằng dương về Duy Thức thì có:


– Phương Luân cư sĩ : Ông tên tự là Tâm Ngũ, người huyện Lâm Xâm tỉnh Phúc Kiến. Ông sinh vào năm Quang Tự (Đời nhà Thanh) thứ 23 (1897).


Năm Dân Quốc thứ nhất (1911), ông vào học tại trường Hải Quân Phước Châu, sau khi tốt nghiệp, ông vào phục vụ tại Quân Lam, đi tuần ở sông Trường Giang, được hơn 10 năm, thì ông được thăng chức lên tới Thiếu Tướng.


Năm Dân Quốc thứ 26 (1937), kháng chiến bắt đầu, ông được chỉ đạo kháng chiến tại sông Trường Giang, sau đó được điều làm chức khoa trưởng của trường trung học thuộc Bộ Hải Quân.


Năm Dân Quốc thứ 38 (1949), ông tùy quân đến Đài Loan, quản lý người ngoại kiều, làm được mấy khóa rồi ông về hưu.


Tâm Ngũ thích nghiên cứu về Phật Giáo từ rất sớm. Sau khi tốt nghiệp trường Hải Quân, rồi vào phục vụ cho Quân Lâm, công việc nhàn nhã, ngày lấy sách ra đọc là việc chính. Ngẫu nhiên đọc đến quyển “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” của Ngài Đế Nhàn Pháp Sư , do vậy khởi tín tâm. Lúc công tác hơn 10 năm ở Quân Lam, ông đọc rất nhiều Kinh Phật.


Sau khi đến Đài Loan được 38 năm, ông đã làm những công việc như: sáng tác và khắc bảng Tạp Chí “Bồ Đề Thọ”. Năm Dân Quốc thứ 47, (1958), bắt đầu công việc khắc bộ “Phật Học Hàm Thụ”, ông được mời làm chủ nhiệm giáo vụ.


Năm Dân Quốc thứ 52 (1963), Ngài Tinh Vân Hòa Thượng sáng lập Phật Học Viện Thọ Sơn, ông được mời vào giảng dạy bộ môn”Bát Thức Qui Củ Tụng”, “Duy Thức Nhị Thập Tụng”, “Duy Thức Tam Thập Tụng”. Sau đó, biên tập và xuất bản cuốn “Duy Thức Tam Thập Tụng Kí”.


Năm Dân Quốc thứ 77 (1988), ông sinh bệnh và mất tại Đài Loan, thọ 92 tuổi.


– Dương Bạch Y Cư Sĩ: Ông cũng là một học giả giảng về Duy Thức trong thời kỳ rất sớm ở Đài Loan.


Bạch Y Cư Sĩ tên là Hiển Tường, tự là Bạch Y. Người huyện Đài Nam Đài Loan. Ông sinh vào năm Dân Quốc thứ 13 (1924).


Lúc trẻ, ông lưu học tại trường Đại Học Chi Bồ, thành phố Đông Kinh, Nhật Bản, Khoa Kỹ Sư Nông Nghiệp. Sau khi Tốt Nghiệp, ông về lại Đài Loan, được nhậm chức Kỹ sư ở đơn vị Không Quân tại Đài Trung, đồng thời chủ biên Nguyệt San Giác Sinh.


Sau đó, ngày hai buổi vào trường Đại học Phật giáo chuyên tâm nghiên cứu Phật Học.


Sau khi Đài Loan kết thúc chiến tranh, ông vào nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại Học Văn Hóa Đài Bắc, đồng thời cũng đảm nhiệm Giáo Thọ cho nhiều Phật Học Viện trong nước. Thời gian rảnh, ông biên soạn và viết những luận văn Phật Giáo, giới thiệu về những thành quả của nền Phật Học Nhật Bản.


Ông cũng đã từng đi dự rất nhiều hội nghị và phát biểu tham luận về học thuật Phật giáo ở quốc tế. Ông cũng trước tác rất nhiều tác phẩm về Duy Thức như “Duy Thức Yếu Nghĩa”, “Câu Xá Yếu Nghĩa” v.v… Những tác phẩm này đã trải qua quá trình giảng dạy và xuất bản thành sách. Năm Dân Quốc thứ 75 (1986), ông bệnh và qua đời, thọ 62 tuổi.


– Trương Thiếu Tề cư sĩ: Cũng là một học giả về Duy Thức


Ông là người Như Cao Tỉnh Giang Tô Trung Quốc. Ông sinh vào năm Quang Tự thứ 33 (1907). Lúc còn trẻ, ông đã vào nghiên cứu ở Viện Phật học Thái Châu, Viện Phật học Kim Lăng, sau đó ở lại Phật học Viện của chùa Quang Hiếu tại Thái Châu, Phật học Viện của chùa Tỳ Lô ở Nam Kinh làm giáo thọ giảng dạy Phật Học.


Năm Dân Quốc thứ 37 (1948), vì thời chiến loạn lạc ở Trung Quốc, Ông xuống tàu trốn qua Đài Loan. Lúc bấy giờ Kinh Sách ở Đài Loan rất thiếu thốn, ông và một số người đã đến Thượng Hải thỉnh Kinh sách Phật giáo do giới Thượng Lưu ở đây ấn tặng.


Ông rất nhiệt tâm với Phật Giáo về lĩnh vực Văn Hóa Giáo Dục. Thời gian ông ở Đài Bắc có tham gia tuần báo “Giác Thế”, phòng sách “Kiến Khang”. Sau này, còn sáng tác và lưu truyền rất nhiều nơi về Kinh Sách Phật Giáo, cũng là người hộ pháp đắc lực cho Trương Thanh Dương cư sĩ.


Năm Dân Quốc thứ 44 (1955), Ngài Đông Sơ Pháp Sư  – Trụ trì Thư Viện Văn hóa Phật Giáo, phát tâm in ấn Đại Tạng Kinh. Ông cũng tham gia và hỗ trợ rất nhiều việc. Sau nay, Hội Phật giáo Hoa Nghiêm ở Đài Bắc thành lập: “Hoa Nghiêm Chuyên Tông Phật Học Viện”. Ông cũng được mời làm Giáo Thọ vài năm.


Ông đã từng trước tác “Duy Thức Tam Thập Tụng Giảng Nghĩa”, “Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận Giảng Nghĩa” v.v… Về già, được sự giúp đỡ của Hòa Thượng Tinh Vân, ông đã đến chùa Tây Lai của Mỹ chuyên tâm niệm Phật và tịnh dưỡng.


Ngày 26 tháng 3 năm 2001, trong lúc ngủ, ông đã an tường vãng sinh, hưởng thọ 95 tuổi.


Từ Năm Dân Quốc thứ 60, (1971), tại Đài Loan, kinh tế, công nghiệp phát triển rất mạnh. Phật Giáo cũng vì thế mà được hưng thịnh. Từ đó các Phật học Viện cũng như là sau cơn mưa mùa Xuân, cứ thế mà được thành lập. Mà môn Duy Thức Học cũng là môn học chính của chương trình dạy ở các Phật học Viện. Còn trong giới trí thức, ngày càng có nhiều học giả nghiên cứu về Duy Thức. Hiện tại, ở Đài Loan môn Duy Thức Học được phổ biến ngày càng rộng rãi.


Chúc Tiếp (dịch)