Trang chủ Đời sống Sống độc thân

Sống độc thân

1081

Sống độc thân là gì?

Sống độc thân là sự kiềm chế khoái lạc nhục dục. Một số người chỉ trích Phật giáo họ nói rằng: Giáo Pháp đi ngược lại thiên nhiên và họ cho là đời sống tình dục là tự nhiên và nó cần thiết.

Phật giáo không chống lại tình dục, nó là một khoái lạc nhục dục tự nhiên và một phần chính yếu của cuộc sống trần tục. Người ta có thể hỏi, như vậy tại sao Ðức Phật lại tán thành chủ nghĩa độc thân như là một giới luật? Có phải nó đúng luật và chống lại tạo hóa? Sự tuân thủ đời sống độc thân, cho sự phát triển tinh thần không phải là một giới luật mới của tôn giáo vào thời Ðức Phật. Tất cả những tôn giáo tồn tại những vùng ở Ấn Ðộ vào thời đó cũng đã đưa ra sự tu tập này. Thậm chí ngày nay, một số tu sĩ của các tôn giáo khác, như Ấn Giáo và Thiên chúa giáo cũng tuân giữ điều này như là một lời nguyện.

Những người Phật tử đã từ bỏ cuộc sống trần tục, nguyện tuân giữ giới luật này bởi vì họ nhận thức rõ ràng những sự ràng buộc và những phiền toái của cuộc sống của một người có gia đình. Ðời sống hôn nhân có thì ảnh hưởng hoặc làm giảm bớt sự phát triển tâm linh khi sự khao khát tình dục và sự chấp thủ chứa đầy cái tâm và những cám dỗ làm lu mờ sự an lạc và sự tinh khiết của tâm.

Ý nghĩa của sự sống độc thân

Người ta thường hỏi "Nếu Ðức Phật không thuyết giảng chống lại cuộc sống gia đình, tại sao Ngài tán thành sự sống độc thân như là một trong những giới luật quan trọng cần tuân giữ và tại sao Ngài khuyên mọi người tránh xa tình dục và từ bỏ thế gian".

Ta cần phải nhớ rằng, xuất gia không phải là điều bắt buộc. Phật giáo không bắt buộc mọi người phải hoàn toàn từ bỏ thế gian để tu tập Phật giáo. Bạn có thể tu sửa cách sống của mình bằng cách tu tập theo những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với nhu cầu đời sống tại gia. Tuy thế, khi bạn đã tiến bộ và đạt được trí tuệ cao hơn, bạn sẽ nhận thức rõ lối sống của người tại gia không thể dẫn đến sự phát triển tối cao của "phạm hạnh tâm linh" và sự thanh lọc tâm, bạn có thể chọn lựa để từ bỏ đời sống trần tục và tập trung nhiều hơn về sự phát triển tâm linh.

Ðức Phật giới thiệu nếp sống độc thân bởi vì tình dục và hôn nhân không dẫn đến sự an lạc tối cao và sự trong sạch của tâm. Sự từ bỏ (xuất gia) thật là cần thiết cho một người muốn đạt được sự phát triển tinh thần và phẩm hạnh ở mức độ cao nhất. Nhưng sự xuất gia này phải tự nguyện và không bắt buộc. Xuất gia phải đến từ một sự hiểu biết rốt ráo về bản chất của con người – bản chất không thỏa mãn những thỏa thích của cảm giác.

Nếp sống độc thân đi ngược lại trách nhiệm? – Sự giải thích của Ðức Phật

Ðức Phật đã từng trải qua cuộc sống trần tục của ngài như là hoàng tử, người chồng, người cha trước khi xuất gia và người biết rõ cuộc sống trần tục là thế nào. Nhiều người có thể đặt vấn đề về sự xuất gia của Ðức Phật bằng cách nói rằng Ngài ích kỷ và tàn ác và đây là điều không hợp lý để bỏ bê vợ con Ngài. Theo thực tế, Ðức Phật đã không bỏ bê gia đình của Ngài mà không có một ý tưởng trách nhiệm.

Ngài chưa bao giờ có sự hiểu lầm với vợ Ngài. Ngài cũng có cùng tình thương và sự gắn bó với vợ con như một người đàn ông bình thường phải có, ngay cả còn lớn lao hơn. Sự khác biệt là tình yêu thương của Ngài không đơn thuần là tình thương ích kỷ, Ngài có một sự can đảm và hiểu biết để từ bỏ tình thương ích kỷ và cảm xúc đối với đại nghĩa. Sự hy sinh của Ngài là cao quý hơn tất cả, bởi vì Ngài đặt qua một bên những nhu cầu riêng tư và khát khao để phục vụ toàn thể nhân loại.

Mục đích chính sự xuất gia của Ngài không chỉ vì hạnh phúc của riêng mình, mà là sự an lạc và cứu độ chúng sinh. Nếu Ngài vẫn ở lại trong cung điện, thì sự phục vụ của Ngài chắc hẳn sẽ đóng khung trong gia đình và vương quốc của Ngài. Cho nên Ngài quyết định từ bỏ mọi hạnh phúc cá nhân để tìm đạo Giác Ngộ và sau đó giác ngộ cho những kẻ đang sống trong màn vô minh, đau khổ.

Một trong những công việc đầu tiên của Ðức Phật là sau khi Giác Ngộ Ngài vẫn trở lại nơi cung điện để giác ngộ những thành viên trong gia đình của Ngài. Thực tế, khi con trai của Ngài (Ruhula) hỏi xin Ðức Phật tài sản, Ðức Phật đã trao cho Ruhula một tài sản cao quý nhất đó là pháp bảo. Bằng cách này, Ðức Phật đã phục vụ gia đình, và Ngài tạo cơ hội cứu độ, cho họ được an lạc và hạnh phúc. Do đó, không nên nói rằng Ðức Phật là người cha tàn ác và ích kỷ. Ngài thực sự có lòng bi mẩn và hy sinh quên mình hơn bất cứ ai trên thế gian này. Với mức độ cao cả của sự phát triển tâm linh, Ðức Phật biết rằng hạnh phúc trong hôn nhân là hạnh phúc tạm bợ trong khi Giác Ngộ chánh pháp mới là hạnh phúc trường cửu và lợi lạc quần sanh.

Một sự kiện quan trọng khác là Ðức Phật biết vợ con Ngài sẽ không chết đói khi Ngài vắng mặt. Suốt trong đời Ðức Phật điều này được xem là hết sức bình thường và vinh dự đối với một người trẻ tuổi từ bỏ cuộc sống của một người chủ gia đình, những thành viên khác của dòng tộc Ngài đã đi theo sự tin cậy của Ngài. Sau khi giác ngộ, Ngài giảng dạy cho họ những pháp mà người cha khác không thể làm được – giải thoát khỏi sự nô lệ của lòng tham ái.

TK Thiện Minh (dịch)