Như thế, Potala không chỉ là một đại tu viện, mà lại còn được dựng thành lũy kiên cố để trở thành trụ sở hành chính cả nước. Về phương diện mỹ thuật đại tu viện này tuân thủ theo các nguyên tắc cổ truyền của kiến trúc Tây Tạng. Đây là toà cung điện cao nhất, trở thành “nóc nhà của nóc nhà thế giới”.
Cao nguyên Thanh Tạng là cao nguyên trẻ nhất, cao nhất, lớn nhất trên thế giới, với diện tích vào khoảng 2,5 triệu km2, bình quân cao hơn mặt biển trên 4,500 mét; do đó, có tên là “nóc nhà của thế giới”. Cao nguyên nhấp nhô trùng trùng điệp điệp từ nam lên bắc, từng dãy núi dài liên miên tưởng chừng không bao giờ dứt. Dãy núi Hymalaya nguy nga uốn lượn phía tây nam; ở giữa là dãy núi Gandice và Tancula; phía bắc là núi Côn Lôn, núi Ankin, núi Kỳ Liên rộng mênh mông bát ngát. Rất nhiều ngọn núi phủ đầy băng tuyết. Giữa các dãy núi là những sông băng màu bạc trượt dần theo dốc núi. Phía dưới cùng của sông băng Lubay có độ cao 5,029 métso với mặt biển là con sông băng cao nhất thế giới. Sông băng Incukaiti ở sườn bắc ngọn Chéquari thuộc dãy núi Kakaconlon dài 42 mét là con sông băng dài nhất của Trung Quốc. Sông băng đỉnh bằng Ikhasaha Lunquala thuộc núi Kỳ Liên có diện tích 55km2 là sông băng đỉnh bằng lớn nhất của Trung Quốc.
Các con sông băng là “mẹ” của các dòng sông lớn, cung cấp nguồn nước phong phú. Các sông nổi tiếng thế giới như Trường Giang, Hoàng Hà, Hằng Hà, Ấn Hà đều bắt nguồn từ đây. Lòng chảo Saitamu thuộc cao nguyên Thanh Tạng có địa thế thấp, chỉ cao khoảng 2,500 mét so với mặt biển. Thung lũng sông Yazangbu có thể coi là thấp nhất của ao nguyên này. Vậy mà thành phố Lhasa nằm trong thung lũng vẫn nằm ở độ cao gấp đôi độ cao Thái Sơn là núi đứng đầu trong Ngũ Nhạc. Trên cao nguyên có những đồng cỏ rộng lớn, xen kẻ những đầm hồtrong xanh, quanh hồ có nhiều cây liễu đỏ, núi trắng tuyết in bóng xuống hồ đậm đà phong cảnh đặc thù của cao nguyên. Nhiều ngọn suối nước nóng phun ra từ các khe hở vách đá, hơi nóng ngùn ngụt tương phản với núi tuyết lạnh giá bên cạnh.
Trên cao nguyên này có hiện tượng đặc biệt: do không khí loãng, khí áp thấp, nên nước sôi ở 81 độ C, vấn đề hô hấp của con người cũng trở nên khó khăn hơn. Cao nguyên Thanh Tạng có đường bộ dẫn vào thành phố cao nhất thế giới. Đường ô tô Thanh Tạng nằm ở độ cao 4,500 mét đến 5,400 méts o với mặt biển; đó là điểm cao nhất của đường giao thông thế giới. Thị trấn Hắc Hà nằm trên con đường giao thông Thanh Tạng có độ cao 4,604 mét so với mặt biển, cao hơn 954 mét so với thành phố thủ đô cao nhất thế giới – thủ đô Lapaz (3,650 mét) của Bolivia.
Tuy cao nguyên Thanh Tạng có địa thế cao, khí hậu tương đối khô hạn rét mướt, những cũng chính do địa thế cao, diện tích lớn, cho nên nhiệt lượng của mặt trời nhận được tương đối phong phú. Như thế, đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động của con người và sự phát triển của những sinh vật tại đó. Tại nơi đây, chỉ cần trời không mưa, phần lớn các khu vực đều có ánh nắng mặt trời chiếu tới khoảng 12 tiếng trong ngày. Thành phố Lhasa có số giờ nhận ánh sáng trong năm lên tới 3,000 giờ; vì thếcó tên là “Thành phố ánh sáng”.
Câu hỏi thường được đặt ra: Tại sao cao nguyên Thanh Tạng lại cao đến như vậy? Căn cứ vào hàng loạt hoá thạch khủng long, hoá thạch ngựa 3 móng, hoá thạch sinh vật biển và hoá thạch thực vật trêncạn… từng khai quật được ở vùng cao nguyên Thanh Tạng, các nhà khảo cổ học chứng minh rằng: Khoảng 230 triệu năm về trước, cao nguyên này vẫn còn là một vùng biển dài nối liền với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Về sau, vỏ trái đất xẩy ra sự vận động mãnh liệt, hình thái núi non gấp lại; biển đã biến mất, xuất hiện núi Kỳ Liên cổ. Lục địa Saitama cổ lún xuống biến thành lòng chảo hồ hội địa. Qua thời kỳ Trung Đại kéo dài 150 triệu năm, những núi cao đó đã bị phong hoá và san bằng dần. đất cát bị bào mòn trầm tích lại trong hồ. Đến thời kỳ Tân Sinh, lại có thêm đột vận động của vỏ trái đất, các dãy núi già cổ lại vươn lên, trở thành những dãy núi Hymalaya có hơn 30 triệu năm lại đây. Cao nguyên này trở thành “nóc nhà của thế giới”.
Trên những kiến trúc kỳ vĩ của nhân loại thì cung Potala được xem là cung điện cao nhất so với mực nước biển của thế giới, là trung tâm của Thánh thành Lhasa, Tây Tạng, được kiến tạo vào năm 1694 -1696. Từ bất cứ phương hướng nào ở bên ngoài vài cây dố, cũng có thể nhìn toàn cảnh của cung điện Potala. Cung điện cao đến 13 tầng lầu, giống như một vách đá lớn, có tường màu trắng, từng dẫy cửa sổ, mái nhà cao thấp mỗi cái khá nhau.
Cung này được xây trên ngọn núi Mabuge (có nghĩa là Núi Đỏ); núi này nhiều đá, cao hơn thành phố Lhasa chừng 95 mét. Cung Potala, theo tiếng Sanskrit là “Thánh địa của Phật”. Otala được âm dịch tiếng Sanskrit là “Pudala” (Phổ đà la) có nghĩa: Thế giới Quan Âm Thánh địa Phật Giáo. Tương truyền vào thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, quốc vương nước này là Songzan Ganbu sau khi cưới công chúa Văn Thành, đã cho xây dựng một cung điện tại đây. Nhà vua lại còn tạo tại đây ngôi chùa “Đại Chiêu Tự”.
Quanh năm suốt tháng Phật Giáo đồ khắp nơi trong nước Tây Tạng đến đây để lễ bái cúng dường tưởng chừng không bao giờ vắng người. vào khoảng năm 1645, nhân vật thống trị Tây Tạng là đại Lai lạt Ma đời thứ V đã hạ lệnh dựng cung điện cho mình trên cung điện của Sonzan Ganbu. Khi Ngài viên tịch (1682), cung điện này vẫn chưa hoàn tất, cho nên tin viên tịch của Ngài vẫn giữa bí mặt không tuyên bố. Mãi đến năm 1694, khi cung điện Potala xay xong, mới công bố cho thần dân trong nước được biết. Nơi này vẫn là trung tâm của Tây Tạng. Toàn thể cung điện trong giai đoạn xây cất đầu tiên chỉ dùng những vật liệu bằng đá, gỗ và đất.
Phương tiện vận chuyển thời đó còn thô sơ cho nên chỉ có thể vận dụng sức người và loài vật để chuyên chở từ nhiều nơi trong nước đến. Tòa nhà lớn này có hơn 1,000 gian phòng, hơn 10,000 Phật điện và 20,000 tượng điêu khắc. đây cũng là “Cung điện mùa đông” của đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi đức Đại Lai Lạt Ma đời thứ XIV (đương kim) rời khỏi Tây Tạng sang tị nạn tại Ấn độ (năm 1959), thì toà thành này được dân chúng bảo toàn khá hoàn hảo, trong khi những lực lượng quân sự của Trung Cộng tấn công khắp mọi nơi để xâm chiếm. Về phương diện kiến trúc, những vật liệu xây dựng cung Potala có thể chia ra làm hai bộ phận chính: Trên tường trát đất sét trắng gọi là “bạch Cung”, chính giưa trát đất sét đỏ gọi là “Hồng Cung”. Tòa nhà Cuokin, cung đien lớn nhất của bạch Cung là nơi ngày trước đức Đạt Lai Lạt Ma cử hành những nghi lễ tôn giáo chính trong năm, cũng như những nghị sự chính trị quan trọng của Tây tạng. Kiến trúc chủ thể của hồng Cung là điện Linh Tháp của đức Đại Lai Lạt Ma và những Niệm Phật Đường.
Hiện nay vẫn còn có thể nhìn thấy Linh Tháp của những đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ V, đời thứ VII và đời thứ XII. Những linh tháp này đều được dát vàng lộng lẫy. Lhasa nằm ở trong rặng núi Himalaya, cao 3650 mét, so với mực nước biển, không khí loãng. Nổi tiếng nhất trong những trung tâm Phật giáo là Đại Chiêu Tự. Trong ngôi chùa này hiện nay còn bảo lưu được nhiều tượng Phật dát vàng nổi tiếng. Những tượng này do Văn Thành Công Cúa, vợ của vua Songzan Ganbu, tặng cho chồng khi thành hôn. Ngoài ra, còn có cung điện Robulinca, ở Tây Thành có nghiã là “Vườn Bửu Bối”.
Cung điện Potala được xem là một biểu tượng của chính thể Tây Tạng vào thời điểm khi quốc gia vừa thống nhất dưới sự cai trị của các đức Đạt Lai Lạt Ma phật giáo, đã thực hiện chức năng ấy ở mức thán phục và tạo ra hình ảnh biểu tượng thị giác tinh túy của Tây Tạng đối với người ngoài và hình ảnh này được thể hiện qua nhiều nhóm khác nhau trong yêu sách đòi quyền kiểm soát đối với Tây Tạng. Đồng thời, cung điện còn giúp chúng ta liên tưởng nguồn gốc Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng, trong thực tế được sự hậu thuẫn của Mông Cổ để làm cho việc thi công trở thành khả thi, và trang hoàng kiến trúc kiểu Trung Hoa.
Đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara, cung điện Potala được xây dựng trên địa điểm được cho là một cung điện nhỏ của nhà sáng lập Tây Tạng vào thế kỷ thứ VII, Đức vua Songtsen Gampo, chính là người nghĩ ra dự án xây dựng Potala, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 (khoảng 1642-1682) được nhắc đến như một sự hóa thân của Avalokiteshvara. Vì thế tính liên tục và sự phục hưng của nhà nước Tây Tạng sau các thời kỳ chia cắt đã được tái khẳng định có chủ ý.
Cung điện Potala chạy dọc theo đỉnh một dãy núi thấp nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng Nam, cũng là một bộ phận của khu đất có hướng bao hình chữ nhật nằm ở chân núi. Phần trung tâm của khu đất có 2 thành phần chính: Bạch cung ở phía Đông và Hồng cung ở phía Tây.
Sau khi được Gushri Khan – vua Mông Cổ làm lễ nhậm chức cho đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 trong tư cách nhà cai trị Tây Tạng năm 1642, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 xây dựng Bạch cung từ năm 1645 đến 1648 và chọn nơi đây làm nơi ở chính thức của mình. Nhiếp chính sau cùng của ông, Sangye Gyasho, xây dựng Hồng cung từ năm 1690 đến 1694 để hợp nhất lăng mộ của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bất chấp sự phát triển của Lhasa trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các công trình theo phong cách hiện đại, cung điện Potala vẫn còn nổi bật trong cảnh quan thành phố.
Cả Bạch lẫn Hồng cung sau cùng là sự phát triển thiết kế tu viện Ấn Độ cổ đại. Phòng họp ở tầng 1 hình chữ nhật được bao quanh bằng những phòng nhìn vào bên trong, bên trên chồng thêm từ 2 tầng hay nhiều hơn với các phòng nhỏ khác, chứa một dải đất bằng tạo bậc phía trong, lộ thiên, làm hành lang phía trên phòng lớn. Các khoảng không gian bên trong hầu hết là nhà nguyện, phòng tu viện, căn hộ sinh hoạt của các đức Đạt Lai Lạt Ma hay am hài cốt của họ.
Mộ của đức Đạt Lai Lạt Ma tứ 13 (khoảng 1895 – 1933) tạo ra sự phát triển theo kiểu Tây phương cho đến Hồng cung xây dựng từ năm 1934 và 1936. Các công trình ngoại vi chẳng hạn như những khu nhà sinh hoạt trong tu viện ở đầu phía Tây, nhà khoa và công sự bên ngoài có vẻ trở ngược lại thế kỷ 17, mặc dù nhiều sự bổ sung không đáng kể đã tiến hành qua nhiều năm. Lối vào qua cổng hẹp, có thể phòng thủ sau khi bước qua nhiều được hốc có bậc thang mà độ nghiêng thoai thoải của chúng rất thuận tiện cho ngựa thồ hàng hóa.
Bất chấp một số lần bị bao vây trong thời gian ngắn, và nguy cơ thường xuyên xảy ra động đất và hỏa hoạn, thiệt hại do Cách mạng văn hóa, cung điện Potala chưa hề bị tàn phá nghiêm trọng và nói chung thường được duy tu hợp lý.
Thi công
Đỉnh đồi có vẻ san bằng thành dải đất bằng tạo bậc bằng cách cắt và lấp đầy, một kỹ thuật Tây Tạng chuẩn, tường ngoài của công trình đi xuống bên dưới dải đất bằng ở nhiều cao trình khác nhau tạo cảm giác dãy núi đang lớn dần lên. Trong công nghệ và cách sử dụng vật liệu, cung điện Potala nói chung không khác mấy với ngôi nhà ở vùng nông thôn Tây Tạng – không phải ngạc nhiên số lượng nhân công khổng lồ chỉ có thể chiêu mộ từ số nông dân địa phương.
Kỹ thuật kết cấu là một trong những vách tường khối xây chịu tải đồ sộ bên ngoài – trong trường hợp đá đẽo thô trát vữa bùn – để đặt các dầm trần nhà bằng gỗ chắc chắn, đến lượt dầm gỗ này làm gối cho các dầm gỗ đỡ sàn tạ lên tường. Bên trong dầm được gối bằng cột gỗ qua các gối tựa dài. Vì thế khối xây ở bên ngoài nhường chỗ cho phần lớn gỗ súc ở bên trong. Một khác biệt không quan trọng với cấu trúc nhà ở nông thôn là trong các tháp nhỏ phòng thủ ở các đầu phía Đông và phía Tây, với các tường cong chứ không phải tường thẳng. Phần lớn đá được vận chuyển từ các địa điểm ở thượng lưu Đông Bắc Lhasa, bằng phu khuân vác và thuyền thúng, trong khi bùn phần lớn đào ngay ở phía dưới địa điểm, để lại nhiều hố sau này cải tạo thành hồ trang trí.
Lớp vỏ tường bên trong và ngoài đều xây bằng các lớp đá nằm ngang, thông thường sâu khoảng 25cm, và dài 30-50cm, ngăn cách bằng các lớp mỏng gồm nhiều đá nhỏ, hơi phẳng hơn lèn chặt bằng bùn hình thành lớp lót bằng phẳng để xây các lớp đá lên trên. Ở các phần tường phía dưới và công sự phụ phòng thủ, lớp đá chính tường có hình dạng rất gồ ghề và các lớp chèn chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với tổng số các lớp. Ở những nơi các lớp đá chính bị bao quanh hoàn toàn bằng các lớp đá chèn, kỹ thuật này gọi là kiểu “lót tả”.
Điển hình trong kiến trúc Tây Tạng là dốc hướng về bên trong hay độ nghiêng 6-9 độ của tường ngoài tính từ chiều thẳng đứng, thường lớn hơn một chút trong phần cắt ngang phía dưới xây thô hơn. Điều này nhất thiết phải tạo độ nghiêng các lớp chèn thật cẩn thận hướng về các góc. Giữa lớp vỏ bên trong và ngoài, tường dày đến 5m được chèn đầy đất, đá học và các nhánh liễu bện chéo với nhau. Đối với việc sử dụng đồng nấu chảy trong chân móng có thể chỉ là quy ước trong văn học.
Dốc nghiêng của tường hướng vào bên trong nhìn bề ngoài được đối trọng bằng các cột của cửa sổ khung gỗ, giống như chẽ ra ở tầng thấp nhất và đôi lúc nới rộng ra đến các ban công ở các tầng phía trên. Lanh tô của chúng bị bịt lại bằng các mút dầm đỡ sàn nhô ra và mái che bằng bùn. Mái phẳng liên kết với tường chắn, theo chiều thẳng đứng hơn là trát vữa, trong lớp mặt bên ngoài là một tập hợp gồm rất nhiều cây liễu hay bụi cây thánh liễu, các đầu mút hướng ra ngoài đều sơn đỏ. Đây là một phiên bản hóa thạch gồm rất nhiều chất đốt hay cỏ khô vẫn còn chất đống vòng quanh mái nhà nông thôn Tây Tạng. Tường trang trí bằng lớp sơn vôi hay màu đất son màu đỏ, thường xuyên được làm mới bằng cách đổ nước từ phía trên xuống. Kết cấu gồ ghề của bề mặt ngoài ở các khu nhà ở kề nhau làm tăng cảm giác quê mùa, chất phác của công trình.
Kết cấu gỗ bên trong và bề mặt tường đều nặng nề với trang trí chạm khắc và sơn. Điểm quan trọng nhất trong khu phức hợp được đánh dấu ở cao trình cao nhất bằng những mái nhà nhỏ mạ vàng theo kiểu Trung Hoa của thợ thủ công Trung Hoa và các trang trí mạng vàng có xuất xứ Ấn Độ của thợ thủ công Nepal, một điểm khác biệt với kiểu nhà nông thôn.
Hình ảnh Đàn Tràng trong cung Potola
Đàn Pháp (hay Đàn Tràng) được định nghĩa qua nhiều ý niệm khác nhau, và trong những trường hợp đó cũng đã được phân chia ra những loại khác nhau. Trong phần dẫn nhập về “Đàn Pháp” trong kinh Đại Nhật, Kim Cang Thủ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, thế nào là Mạn Đà La?”.Đức Phật dạy: “Phát sinh chư Phật gọi là Mạn Đà La. Trong các pháp không chi hơn được. Về Pháp Vị cũng không chi sánh bằng được…”
Nhiều tác giả khi nhận thức ý nghĩa và công năng của Mạn Đà lagiải thích: Mạn Đà La là biểu trưng về thậm thâm diệu pháp của đức Phật, qua nhận định của chúng sinh. Trong Quán tưởng Đàn Pháp, có thể mỗi Phật Tử hiểu theo một cách khác nhau, tuy nhiên, về mục đích quán tưởng vẫn là đồng nhất. Mạn Đà La có nhiều thểtướng, để biểu trưng ý nghĩa khác nhau về các vấn đề Phật Học.Chẳng hạn như Đàn Pháp về Giác Ngộ, Đàn Pháp về Luân Hồi, Đàn Pháp về Tái Sinh… Trong truyền thống Kim Cang Thừa (Vijrayana) hay Mật Điển (Secret Mantra), thế giới được trình bày qua 3 phạm vi khác nhau: thọ uẩn, sắc uẩn và thức uẩn. Thế giới của thọ uẩn tương quan với chúng ta được gọi là “Ngoại Đàn Pháp”; tương quan với thế giới sắc uẩn thì gọi là “Nội Đàn Pháp”; tương quan với thế giới thức uẩn thì gọi là “Mật Đàn Pháp” hay “Đàn Pháp bí mật”.
Về hình thể trình bày, theo cách phân chia trong Kinh Đại Nhật,Đàn Pháp thể hiện hình thức bằng 4 loại khác nhau: – Đàn Pháp hình tròn- Đàn Pháp hình vuông – Đàn Pháp hình tam giác – Đàn Pháp hình bán nguyệt Nhưng trong Kim Cang Đảnh thì lại phân chia qua 5 hình thức: – Đàn Pháp hình tròn- Đàn Pháp hình vuông – Đàn Pháp hình tam giác – Đàn Pháp hình hoa sen- Đàn Pháp Kim Cang. Theo lý giải của Kinh này, thì Đàn Pháp hình tròn tượng trưng cho Thủy Đại; đàn pháp hình vuông tượng trưng cho Địa Đại; Đàn Pháp hình tam giác tượng trưng cho Hỏa Đại; đàn pháp hình bán nguyệt tương trưng cho Phong Đại. Đất, nước, gió, lửa là Tứ Đại. Để khai triển thêm ý nghĩa của những Đàn Pháp này, Kinh Đại Nhật còn giải lý thêm: – Đàn Pháp hình vuông: tượng trưng cho sự bình đẳng của chúng sinh trong mọi cảnh giới. Đàn Pháp hình tròn: có nghĩa là viên mãn, trọn vẹn, vì hư không và nước thường được thể hiện bằng hình tròn. – Đàn Pháp hình tam giác: có nghĩa là hàng phục, vì tướng của lửahiện ra với hình tam giác. Đàn Pháp bán nguyệt: có nghĩa là diệt trừ những tai nạn thường xẩy ra, vì gió thường xô ngả các vật. Căn cứ theo những ý nghĩa trên, các Mạn Đà La được thể hiện qua các hình dáng đó. Mật Giáo Tây Tạng cũng đưa ra những thể tướng về Đàn Pháp khácnhau nữa. Thông thường, những Mạn Đà La của Mật Tông thường được tạo dáng bằng những hạt cát được nhuộm màu, gọi là “Sa Mạn Đà la” (Sand Mandala). Giải thích về việc dùng cát trong Mạn Đà La, kinh”Pháp Giới Quán” viết: “Chúng sinh trong bốn cõi là hằng hà sa số; Cát lại mang ý nghĩa về thể Kim Cương Bất Hoại và tính Bình Đẳngcủa chúnh sinh”. Cũng có những loại Mạn Đà La được kết lập bằng hình tượng chư Phật và Bồ Tát, Tứ đại Thiên Vương, Hộ Pháp. Màu sắc trên Đàn Pháp phải là: vàng, trắng, đỏ đen, xanh. 5 màu này diễn tả Ngũ đại: đất nước, lửa, gió và hư không.
Về cách phân chia Đàn Pháp, những kinh điển trình bày không thống nhất. Căn cứ theo Đà Ra Ni Kinh, Thần Biến Sớ, Chơn Ngôn Nghi Quỷ, thì Đàn Pháp được phân làm 5 loại chính:- Tức Tai Đàn Pháp- Tăng Ích Đàn Pháp- Kính Ái Đàn Pháp- Hàng Phục Đàn Pháp- Xuất Thế Gian Đàn Pháp Mỗi loại Đàn Pháp được sử dụng trong mục đích riêng, hành giả phải ngồi theo phương hướng riêng, quán tưởng theo màu sắc riêng. Tức Tai Đàn Pháp Đàn Pháp này được dùng để giải trừ ác nghiệp, trọng tội và phiền não chướng (theo Đà Ra Ni Kinh).
Ngoài ra còn dùng để vượt qua được những tai nạn, những quỷ mị sở trước, ác tinh lăng bức (theo Thần Biến Sớ). Hành giả ngồi về hướng Bắc, tréo gót chân, ngồi thẳng. Tượng Chuẩn Đề xoay về hướng Nam, trước tượng của Ngài có đặt chiếc kính đàn. Khi quán tưởng để tụng Thần chú, phải liên tưởng đến màu trắng.