Trang chủ Tin tức Phú Thọ : Lễ tác pháp an cư

Phú Thọ : Lễ tác pháp an cư

126

Cứ mỗi mùa an cư về, Hạ trường Bảo Ngạn nhộn nhịp hơn đón chào chư tôn đức Tăng, Ni cùng quý vị khách tăng về quần tụ dưới mái nhà tâm linh nơi tổ chức an cư của BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ. Mùa an cư năm nay, hành giả an cư có 88 vị; 48 Tỳ khiêu Tăng, 31 Tỳ khiêu ni, 01 Thước xoa, 05 Sa di ni, 01 hình đồng tăng, 02 hình đồng ni. Tất cả sẽ cùng an trú, tu tập miên mật trong 90 ngày từ 16 tháng 5 đến 16 tháng 8 năm Đinh Dậu. Lễ Đối thú an cư của Tăng diễn ra tại chánh điện, Ni đối thú tại Tổ đường vào sáng hôm nay, ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu. Trước sự gia bị của Tam Bảo thiêng liêng và chứng minh của Hòa Thượng Đường chủ Hạ trường Đạo hiệu thượng Thanh hạ Nhiễu – Phó Chủ tịch TT HĐTS TW GHPGVN cùng chư Thượng tọa trưởng thượng trong tỉnh Phú Thọ.


An cư được chư Tổ định nghĩa là “An kỳ thân tâm, Cư kỳ hạn định” – thân tâm an tịnh, đến thời kỳ phải ở yên một nơi trong một thời gian nhất định. Như vậy, an cư là đến thời kỳ quy định, chư Tăng Ni phải quy tụ về ở yên tại một trú xứ, tu tập để cho thân tâm được an tịnh, tiến tu chứng đạo quả. Như vậy, nghĩa trước tiên của an cư có hai ý nghĩa. Một là vì lòng từ bi, tránh giẫm đạp côn trùng, cỏ non vào mùa mưa. Hai là dành một khoảng thời gian thích hợp để tịnh tu, tiến bộ trên con đường tâm linh giải thoát. Ngoài ra, sự an cư còn một ý nghĩa lớn lao hơn nữa, chính là biểu hiện cho tinh thần sống chung hòa hợp của tập thể Tăng-già trong một trú xứ – thân hòa đồng trú. Thời gian này chư Tăng sống với nhau bằng sự giáo giới cho nhau, chỉ dạy phương pháp tu tập cho nhau, khích lệ tinh thần cho nhau… trên lộ trình giải thoát.


Như vậy, duyên khởi cho việc an cư là Đức Phật tùy thuận theo các đệ tử tại gia; nhưng ý nghĩa sâu xa hơn chính là sinh mạng tồn tại của Chánh pháp qua biểu hiện duy trì đời sống thanh tịnh và hòa hợp của cộng đồng Tăng-già. Khi nào Tăng-già còn nhiệt tâm trong trách nhiệm an cư thì Chánh pháp vẫn còn tồn tại. Theo lịch Ấn Độ xưa thì ngày an cư được bắt đầu từ ngày mùng một trăng tròn tháng A-sa-đà đến ngày mùng một trăng tròn tháng A-thấp-phược-dữu-xà; tức là kéo dài 3 tháng từ khoảng giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 Tây lịch, tương đương từ rằm tháng 5 đến rằm tháng 8 âm lịch. Chư Tổ Luật sư Trung Hoa quy định an cư bắt đầu từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7. Việt Nam và các nước Phật giáo Bắc truyền cũng chung trong ảnh hưởng này. Ngày nay, chư Tăng Bắc tông vẫn theo quy định này. Riêng chư Tăng Nam tông thì giữ theo truyền thống Ấn Độ. Đây là sự ước tính sai khác về thời tiết, mà các địa phương không giống nhau. Nhưng dù là thời gian nào thì về mặt ý nghĩa chung nhất của an cư vẫn không thay đổi.


Phật giáo Phú Thọ theo truyền thống miền Bắc hậu an cư, đặc biệt năm nay do nhuần 2 tháng 6 nên hành giả an cư tại Phú Thọ chính thức đối thú bạch văn an cư vào ngày 16 tháng 6. Nhân dịp này các Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh đã xin được dâng lời phát nguyện hộ trì, cúng dường chư tăng trong ngày bạch văn. Trong lễ Đối thú an cư, Thượng tọa Thích Minh Nghiêm; Đại đức Thích Minh Thuận; Đại đức Thích Minh Đức đã thay mặt cho đại chúng – các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sadi, sadi ni – Bạch văn cầu pháp với Hòa thượng đường chủ. Đại chúng đã phân ban bạch văn với chư tôn đức Tăng, Ni trưởng thượng. buổi lễ kết thúc với phần chúc Hộ Pháp, Già Lam, Tổ Sư trong không khí trang nghiêm thanh tịnh với tinh thần đại hoan hỷ. Ngưỡng nguyện Tam bảo gia trì chư tôn đức tam nguyệt an cư cữu tuần tu học vô lượng an lạc.


Sau đây là một số hình ảnh do ĐĐ. Thích Quang Vũ – Ban TTTT tỉnh Phú Thọ ghi nhận tại buổi lễ: