Trang chủ Văn hóa Phú Thảo- Người chép kinh Phật trên đá

Phú Thảo- Người chép kinh Phật trên đá

59

Đã qua mùa Xuân rồi nhưng hàng cây trên đường Trương Định vẫn còn trút những chiếc lá cuối cung trên những cành cây xương xẩu. Góc phố lung linh nắng, đẹp vô cùng. Có lẽ vì cái đẹp như tranh của nơi giao nhau giữa hai con đường vào loại đẹp nhất thành phố Hồ chí Minh này mà tại đây đã hình thành một góc phố của thơ, góc phố cuả thư pháp. Trên bức tường rào sát lề đuờng Trương Định, Phú Thảo treo lủng lẳng những bức tranh thư pháp vừa mới ráo mực. “Ông đồ” Thảo mới tròn 35 tuổi, là con trai trưởng của nhà văn-nhà báo Mặc Tuyền. Tuyền có mấy cậu con trai thì Thảo là người “bị”… lây nhiễm cái máu văn nghệ của bố nhiều nhất.


 


Năm 1984, trong một lần từ Long An lên thành phố thăm Thảo Cầm Viên, tình cờ Thảo gặp nghệ nhân chuyên viết thư họa Tấn Tài. Mến người tài, mộ người viết như phượng múa rồng bay của người nghệ sĩ cũng bụi như mình, Thảo xin thọ giáo và tôn thầy Tài làm sư phụ . Thầy Tấn Tài còn có tài cắt hình nhanh như chớp. Thế là anh chàng tỉnh lẻ Phú Thảo lại học được cả hai “tuyệt chiêu”của sư phụ. Năm 2005, Phú Thảo xuống… núi vác cọ, mực, giấy, đa đi… “hành hiệp giang hồ”, tham gia một loạt các cuộc triển lãm về thư pháp từ thành đến tỉnh.


 


Viết Thư pháp trên đá


 


Sau một thơi gian phóng bút trên giấy xuyến chỉ, giấy hồng đơn, Thảo bỗng có ý tưởng: “Sao không viết thư pháp trên đá, trên sỏi? Và thế là cậu ta bỏ ra một thời gian dài đi sưu tập đá. Nghe nơi đâu có đá sỏi đẹp là Thảo vác ba lô lên đường, vừa đi cho biết đó biết đây vừa thu gom cho mình một sản vật trời cho. Những hòn đá, những viên sỏi to đẹp đều lần lượt được Thảo chất đầy trong ba lô. “Nhưng chú biết không, viết trên đá trên sỏi hoàn toàn khá với viết trên giấy. Thứ nhất là phải viết chữ cực nhỏ. Thứ hai là tuy cùng một khối đá, khối sỏi nhưng có khi thớ đá chẳng đồng nhau nên nét bút khi đưa qua có thể bị biến dạng. Thế là hỏng. Và thứ ba nữa là mắt phải cực tốt để đủ sức kiểm soát từng con chữ li ti trên khối đá bé tẹo đó” -Thảo tâm sự.


 


Thật vậy, tôi đã ngồi xem cách Thảo viết. Sẽ thấy một đường thẳng chạy từ giữa hai chân mày qua mũi kéo một đường thẳng đứng xuống đúng ngay viên đá để sức tập trung tụ về một điểm đó. Cây bút tuy nhẹ như lông hồng nhưng lúc “xuất thủ” thì nó như có nội lực mạnh mẽ, có vậy mới hiện ra được cái thần của con chữ, cái hồn của tác giả gởi vào miếng đá, viên sỏi. Trước mặt Thảo ra hàng chục viên đá, viên sỏi đã mang những câu thơ đẹp thơ hay của các nhà thơ từ bốn phương trời mà Thảo sưu tập được. Những  viên đá, viên sỏi không còn là những vật vô tri nữa mà nó đã được thổi hồn vào đó để trở thành một đời sống mới : đời sống củ thi ca và nghệ thuật.


 


Chép kinh lên đá


 


Phú Thảo kể : “Có lần Thảo đi viếng một ngôi chùa và được một nhà sư tặng cho bài kinh “14 lời Phật dạy”. Lời kinh phật thâm trầm, ý tứ thật cao diệu nên Thảo quyết định chép lời kinh này lên đá. Viết mấy lần đến gần xong cứ đến câu cuối thì hư. Nghe lời bố Mặc Tuyền, Thảo trở lại chùa thắp nhang lạy Phật. Về nhà viết, lần này tự nhiên một mạch là hoàn chỉnh”.Rồi Phú Thảo nâng len hòn đá chép 14 lời Phật dạy vớ 147 từ bằng ngòi bút thư pháp của mìn cho tôi xem.


 


Đây là tác phẩm nghệ thuật mà “ông đồ” Phú Thảo viết bằng mắt thường (không dùng kính lupe). Thảo vừa viết vừa nhẩm đọc với tâm thành cảu một Phật tử cho tôi nghe. Theo Phú Thảo, từ ngày chép 14 điều Phật dạy lên trên đá và học thuộc lòng thì hình như Thảo thấy đời mình có một khúc ngoặt quan trọng. “Bây giờ dù ngồi giữa đường phố gió bụi, ‘quán thư pháp’ có vắng như cháu Bà Đanh, Thảo cũng chẳng thấy muộn phiền gì, tâm thần an lạc” –Phú Thảo tâm sự.


 


Và đúng như thế, ra giêng người chơi thư pháp không nhiều. Có ngày ngồi “ăn năng ăn gió” bên hè phố Trương Định chỉ đầy những chiếc lá vàng khô rơi, “ong đồ” trẻ Phú Thảo vẫn hí hoáy viết và treo những bức thư pháp trên bức tường rào rêu phong của ngôi biệt thự cổ góc đường Trương Định-Điện Biên Phủ.


 

Thảo nói, bây giờ viết thư pháp với mình như một niềm vui, hạnh phúc. Viết để kiếm sống và cũng để cho tâm hồn mình thăng hoa. Và vì thế mà ra giêng, bên góc phố dù khách thưởng thức thơ, thư pháp chẳng còn ai, “ông đồ trẻ” Phú Thảo  vẫn một mình mài mực tàu giấy đỏ…