Yên Tử (Quảng Ninh) còn được gọi là An Sơn Tự hoặc Bạch Vân Sơn vì trên đỉnh núi thường có mây trắng bao phủ. Đây là thắng cảnh nổi tiếng gắn với vua Trần Nhân Tông và là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”.
Hàng năm, Yên Tử đón hàng triệu du khách, phật tử về hành hương, thưởng lãm cảnh quan. Vì thế nên các di tích luôn được tiến hành trùng tu đều đặn, đường xá được tu bổ, làm mới…
Với đặc điểm các di tích đều nằm trên núi nên việc tu bổ hay xây dựng đường xá, chùa chiền… vô cùng khó khăn. Tất cả vật liệu xây dựng đều được vận chuyển bằng sức người. Một công việc nặng nhọc, nhưng đội quân cõng thuê vật liệu từ dưới chân núi lên đỉnh cao nhất không chỉ có thanh niên trai tráng, mà còn có rất nhiều phụ nữ, thậm chí là những bé gái tuổi chỉ 12, 13 tham gia.
Phóng sự ảnh “nói” về nghề cõng thuê vật liệu xây dựng để xây đường và ga cáp treo mới trên Bạch Vân Sơn:
Bất cứ cái gì muốn đưa lên Yên Tử đều phải mang vác thế này
Riêng chi phí vận chuyển đã gấp 2,5 lần toàn bộ giá thành một công trình được xây dựng trên khu vực Yên Tử
Phải leo 6km đường núi để đưa từng bao xi măng đến chân công trình
Thường phải đi thành từng tốp đề phòng xảy tai nạn
Đi theo đường dích dắc là kinh nghiệm giảm mệt khi leo núi
Với 2 thanh thép nặng 70 kg, dài 5m bậc đá nhiều chỗ ngoặt hẹp anh Đỗ Công Chiến (51tuổi) người Thủy Nguyên – Hải Phòng mỗi ngày chỉ đủ sức đi 1 chuyến
Dù đã có đệm vai nhưng chỉ sau một chuyến cõng thép lên núi chiếc áo nào cũng rách vai
Bao xi măng 50kg chỉ nam giới mới đủ sức vác
Phụ nữ sức yếu hơn chỉ gánh chừng 30 đến 40kg mỗi chuyến
Đặng Thị Trang người ở xã Thượng Yên Công (Uông Bí – Quảng Ninh) 13 tuổi chỉ đủ sức gánh 15kg gạch từ chân núi lên nhà ga cáp treo gần chùa Hoa Yên thu nhập được 15 nghìn đồng mỗi chuyến
Triệu Thị Hoa 12 tuổi hàng xóm của Đặng Thị Trang mỗi tuần cũng dành vài buổi đi gánh vật liệu. Vì sức yếu nên các em chỉ gánh 1 chuyến mỗi buổi chiều
Với những thanh niên có sức lực mỗi ngày thu nhập từ 150 đến 200 nghìn đồng
Với đoạn đường 6km đi người không đã mệt nhoài chưa nói đến việc phải cõng 50kg trên người
Luôn phải tìm chỗ bám vì rất dễ ngã
Cho dù tiết trời mùa đông nhưng ai ai cũng đẫm mồ hôi
Phải rất cẩn trọng ở những đoạn ngoặt rất dốc này.
Chỉ có sức người đưa từng kg vật liệu đến tận chân công trình
Tốp thợ người Thủy Nguyên – Hải Phòng hàng ngày phải đạp xe đi về tổng cộng 80km để làm công việc rất nặng nhọc này
Anh Lê Văn Mùa (Thủy Nguyên – Hải Phòng) mỗi ngày cõng 3 chuyến được hơn 200 nghìn
Để giữ sức mỗi người làm 1 tuần lại nghỉ một, hai hôm cho lại sức
Vì không phải lúc nào cũng có việc nên dù nặng nhọc nhiều người vẫn cố gắng tranh thủ kiếm thêm chút đỉnh