Trang chủ Quốc tế Phóng sanh làm cho các nhà bảo vệ môi trường tại Đài...

Phóng sanh làm cho các nhà bảo vệ môi trường tại Đài Loan lo ngại

73

Trong khi đọc tụng các bài kinh Phật giáo, họ lần lượt kéo  từng thùng đựng cá trê đến mép sông và trút những con cá dày thịt, bóng láng vào dòng nước đen. Cuối buổi lễ họ cầu nguyên,  “Cầu xin cho chúng tôi được hưởng phước lành từ công việc tốt đẹp này”. Đây là một trong hàng trăm buổi lễ tương tự diễn ra hàng năm tại Đài Loan. 

Phóng sanh động vật bị đánh bẫy là một truyền thống tôn giáo đã có từ lâu đời gắn bó với Phật giáo, một tôn giáo chính tại Đài Loan, thể hiện tinh thần đề cao sự bảo vệ sự sống quý giá của mọi loài của tôn giáo này. Nhưng buổi lễ, được biết như “lễ phóng sanh” đã tạo ra mối quan ngại cho các nhà môi trường vì họ cảnh báo rằng tập tục này làm hại môi trường và, thật ngược đời thay, thường là một sự độc ác đối với động vật.

Tuy nhiên, với hàng triệu động vật được thả vào mội trường tự nhiên mỗi năm hầu như không có sự giám sát, các nhà bảo vệ môi trường sợ rằng tập tục này cuối cùng hoá ra lợi bất cập hại. Chen Yu-min, giám đốc của hội Bảo vệ Môi trường và Động vật của Đài Loan nói, “ Những con chim rừng bị bắt và bán cho những nhóm người sùng đạo để phóng sanh và kết quả là phần lớn những con chim ấy bị thương hoặc chết.”

Hội nói rằng gần 60% những tiệm bán chim mà hội đã phỏng vấn để thực hiện một cuộc nghiên cứu vào năm 2004 thú nhận là họ đã bắt hoặc nuôi động vật để cung ứng cho thị trường “phóng sanh” béo bở. Các nhà phê bình cảnh báo rằng hệ  thống sinh thái mong manh của hòn đảo bị đe doạ khi một lượng lớn động vật được thả vào trong tự nhiên cùng một lúc. Thí dụ không có đủ không gian cũng như thức ăn khi hàng trăm ngàn con cá được thả vào sông hoặc hồ cùng một lúc. Những con vật phóng sanh cuối cùng bị chết và làm ô nhiễm môi trường.

Phóng sanh đã trở nên một hoạt động thương mại có tổ chức đã đặt các động vật và môi trường vào sự rủi ro. “ Những mối quan ngại này đã thúc đẩy quốc hội Đài Loan bàn thảo một dự luật vào năm 2004 nhằm cấm những nghi thức này nhưng chẳng đi đến đâu do gặp phản ứng dữ dội của một số nhóm tôn giáo.  Từ đó đến nay, chưa có một nổ lực mới nào để đưa đạo luật dự luật nà ra nghị viện.
 
 Nhà sinh thái học Lin nói, “ Phóng sanh được thuyết giảng như là một cách để tích luỹ công đức nhanh nhất và những người ở trong những hoàn cảnh tuyệt vọng, đặc biệt là những người bệnh vô phương cứu chữa, dựa vào nó như là một cơ hội cuối cùng, một sự đặt cược cho sự may mắn.”

Chẳng có mất mát gì nếu việc phóng sanh không mang lại hiệu quả nhưng nếu việc phóng sanh có hiệu quả thì nó lại mang lại quá nhiều cho những người tin vào nó, vì vậy họ sẽ tiếp tục phóng sanh cho tới khi nào cũng không đoán được, cho dẫu có lệnh cấm hoặc bị phạt   . Hội Bảo vệ Đời sống Trung Quốc, một tổ chức che chở chính cho việc phóng sanh nói rằng qua 300 buổi lễ,  họ thả hơn 20 triệu con vật vào năm 2008, phần lớn các con vật được thả là động vật  nhỏ, sống trong nước.

Hai Tao, chủ tịch hội nói, “ Là  Phật tử, chúng tôi tin rằng sinh mạng của mọi loài đều bình đẳng và bổn phận của chúng tôi là bảo vệ tất cả và không làm hại một loài nào. Chúng tôi chỉ mua động vật và cứu chúng khỏi bị giết. Đó là một việc tốt. Một số nhóm đã quyết định từ bỏ phóng sanh vì các sự chỉ trích, nhưng chúng tôi sẽ không quay lưng với các con vật.”
 
Hội Bảo vệ Môi trường và Động vật của Đài Loan nói rằng họ làm cho nhiều nhóm Phật tử nổi giận khi bắt đầu chiến dịch chống phóng sanh vào năm 2004 và nhiều nhóm đã cắt sự hổ trợ dành cho họ. Chen nói, “ Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo tìm các cách khác để thực hiện việc”phóng sanh”. Có nhiều cách khác nhau để tạo thiện nghiệp chẳng hạn như nhặt rác trên bãi biển. Thực tế việc này sẽ đảm bảo cho môi trường sạch sẽ hơn và cứu sống được nhiều sinh vật. ”
 
Theo: AFP