Trong “Hồng Lâu Mộng” có rất nhiều sự tích thần thoại đặc biệt nhân vật Giả Bảo Ngọc đã từ một viên đá không đủ sức vá trời bị vứt bỏ dưới chân ngọn núi đã mượn hình tượng người lạc vào chốn nhân gian. Sau khi “người lữ hành” bất đắc dĩ chốn nhân gian phải trải qua những niềm vui cực lạc và nỗi khổ của kiếp người để đạt tới danh hiệu “hòn ngọc quý” thì Giả Bảo Ngọc đã hồi quy về cảnh giới thái hư không. Kể từ khi đầu thai vào kiếp người, trên con đường của mình thì “người lữ hành” bất đắc dĩ này đã gây ra không biết bao nhiêu mối tình oan nghiệt với phụ nữ, đồng thời chính họ đã thể hiện sự ngộ hiểu thấu đáo nguyên lý “ảo tình không sắc” cho người trong thế gian nhận biết. Cũng chính vì thiên mệnh ái tình quá dồi dào của mình mà Giả Bảo Ngọc đã đi từ chữ “Sắc” đến ngộ hiểu chữ “Không” để rồi kết cục trở thành người xuất gia càng khiến cho nội dung câu chuyện Hồng Lâu Mộng mang đầy sức hấp dẫn lung linh.
Giả Bảo Ngọc sinh ra đã lạc ngay vào chốn chị em son phấn dập vùi cùng với số lượng các a hoàn lớn nhỏ nhiều không kể xiết. Ngoài các a hoàn lớn như Tạp Nhân, Thanh Văn luôn kề cận bên mình ra còn có một số lượng các a hoàn khác gọi là tứ nhi, ngũ nhi Giả Bảo Ngọc cũng không sao biết hết về sự tồn tại của họ. Trong hoàn cảnh kề cận bên mình ra còn có một số lượng các a hoàn khác gọi là tứ nhi, ngũ nhi…, Giả Bảo Ngọc cũng không sao biết hết về sự tồn tại của họ. Trong hoàn cảnh cuộc sống đầy vinh hoa phú quý của mình Giả Bảo Ngọc chẳng những được thụ hưởng sự sủng ái của bà nội, mẹ mà hết thảy những người trên dưới trong phủ nhà họ Giả đều tôn kính “cậu ấm con trời” này. Thực sự hết thảy niềm vui chốn nhân gian nơi vườn Đại Quan Viên đầy mê đắm và khoái lạc rất khó tránh cho Giả Bảo Ngọc thoát khỏi sự chìm đắm trong mê thức. Bởi vậy khi Giả Bảo Ngọc đã lọt vào hồng trần rồi thì chỉ vì nguyên nhân bản của mình là “hòn đá thông linh” với bản tính thanh tĩnh đã bị đục lạn đến mức ngơ ngẩn.
Có một lần người nhà họ Giả bất chợt ngộ hiểu được các bản chất của “hòn đá thông linh” khi dì Triệu mời thầy lên đồng đến hồi “triệu thánh” thì bất chợt Giả Bảo Ngọc và chị Phượng đều bị “thăng đồng”. Liệu người thầy đồng bình thường này có đủ công lực khiến Giả Bảo Ngọc và chị Phượng bị “thăng” trong lúc vận đời của họ đang cực thịnh được chăng? Ngoài ra nếu như Giả Bảo Ngọc lúc nào cũng có bên mình bảo bối “hòn đá thông linh” vậy câu chuyện “thăng đồng” của hai người liệu có đáng tin được hay không? Hay khi ấy Giả Bảo Ngọc lại được một vị thần tiên nào đó dẫn đường? Lúc đương thời chẳng phải “hòn đá thông linh” đã được một vị thần tăng và một vị đạo sĩ nói rõ về nguồn gốc của nó đó là “chỉ vì mê đắm trong dâm ô truỵ lạc mà nó tự đánh mất đi linh tính” hay sao? Chính lúc ấy vị thần tăng đã ngắm nhìn “hòn đá thông linh” trên tay rồi sau khi tụng xong một tạng kinh ông đã nói rằng: “vật này tự có thông linh không thể xem thường”. Chính điều phi thường này dường như đã cứu được bản mệnh của Giả Bảo Ngọc và chị Phượng. Kể từ đó về sau này hết thảy mọi người trong phủ nhà họ Giả đều biết rằng căn gốc mệnh của Giả Bảo Ngọc sẽ lâm nguy nếu như Bảo Ngọc vô tình đánh mất viên ngọc hộ mệnh. Thực sự họ đã không biết rằng “hòn đá thông linh” sẽ tự khôi phục lại linh tính nhưng nếu như Giả Bảo Ngọc tiếp tục chìm đắm trong luyến ái và truỵ lạc thì tự thân “cậu ấm con trời” sẽ sa vào vòng sinh lão bệnh tử của bể khổ kiếp người đồng thời tự bản thân sẽ tạo ra các oan nghiệp quả báo vì sự vô tâm.
Đối với đám phụ nữ trong phủ nhà họ Giả thì Giả Bảo Ngọc tuy chăm sóc hết sức tận tâm ấy vậy mà một số người phụ nữ vẫn phải chia tay “hòn ngọc linh thiêng” trong định mệnh ngậm ngùi. Đầu tiên là Thanh Văn bị đuổi đi rồi tiếp ngay sau đó là Kim Xuyến đâm đầu xuống giếng nước tự tử. Đặc biệt người bạn gái tâm linh Lâm Đại Ngọc, người mà Giả Bảo Ngọc hết sức mến yêu khi Bảo Ngọc vô tình đánh mất viên ngọc hộ mệnh trong cái ngày vàng ngọc kết hợp đã “hồn thác trong lệ rơi, phách giáng hận thiên mệnh”. Nguyên nhân tạo ra tấm bi kịch này chính là “hòn đá linh thiêng” kỳ diệu vô danh đã đánh mất cái bản gốc của mình rồi.
Theo tiến trình câu chuyện Hồng Lâu Mộng ta thấy nổi lên hai vấn đề, một là vì sự lánh hoạ của Đại Ngọc và điều thứ hai đó là vì sự tác hợp nhân duyên giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Cái gọi là “sự lánh hoạ” của Đại Ngọc chính là sự u mê trong cõi hồng trần của Giả Bảo Ngọc, nó không những chỉ là sự đam mê truỵ lạc mà còn là sự chia tay trong lừa dối. Bởi vậy khi hình và chất đã tách rời nhau thì chỉ còn để lại cái vỏ xác không Bảo Ngọc. Thực sự việc mất Lâm Đại Ngọc đã khiến Giả Bảo Ngọc trông giống như người mắc căn bệnh thất tình như ngây ngô như mê dại hoặc một tấm thân vô hồn. Bảo Ngọc không chỉ sống qua ngày với sự mất trí mà ngay cả việc chăm sóc đám phụ nữ trong phủ nhà họ Giả thì Bảo Ngọc cũng không quan tâm đến nữa. Thậm chí Bảo Ngọc đã thất tình đến mức nước uống không trôi, u mê không tỉnh, thần sắc tán loạn. Đến khi Bảo Ngọc đã mê muội không nhìn thấy con đường tương lai thì vị thần tăng đã kịp thời xuất hiện để phục hồi lại “hòn đá thông linh”. Tự thân con người trong trần thế của Giả Bảo Ngọc đã phải thốt ra câu nói hối hận “Than ôi, ta đã tự xa cách lâu quá rồi” để chợt tỉnh ngộ. Khi Giả Bảo Ngọc tỉnh ngộ đuổi theo vị thần tăng cũng chính là lúc linh hồn Giả Bảo Ngọc tự khai mở để trở thành cảnh giới Thái Hư không. Sự cảm nhận cõi bồng lai tiên cảnh một cảnh giới mà Lâm Đại Ngọc đã từng giở sách đọc cho Giả Bảo Ngọc nghe ngày trước chợt trở thành giấc mộng nhân quả về sau này. Khi Giả Bảo Ngọc đã tìm thấy cái bản ngã thực sự của con người mình cũng chính là lúc hình và chất hợp nhất để hồi quy về bản thể đạo pháp tự nhiên và không nhất thiết phải là một hòn đá với bản chất thanh tĩnh. Thực sự người nhà họ Giả không biết rằng nếu đem hòn đá tác thành mệnh một hòn ngọc thì chẳng thể nào khiến cho nó thoát khỏi vòng sinh tử. Vậy là tác phẩm Hồng Lâu Mộng đã tạo nên một màn kịch đầy màu sắc về tình tiết “gìn giữ ngọc quý nơi thế gian”. Chính hai a hoàn Tập Nhân và Tử Quyên đã cố gắng lôi kéo không cho Giả Bảo Ngọc vứt ngọc hộ mệnh để trở thành hoà thượng nhưng Bảo Ngọc đã nói: Ta đã có tâm thiền từ lâu rồi nên chẳng cần mang theo ngọc bên mình để làm gì nữa. Tập Nhân không muốn vứt đi hòn ngọc hộ mệnh của Bảo Ngọc vì điều đó giống như một sự liều mạng. Bảo Ngọc nói: Chỉ vì một viên ngọc này mà ta không thể thoát khỏi vòng sinh tử cho nên nếu bản thân ta đã liệu rồi thì các ngươi cũng chẳng thể nào ngăn được. Ngay sau đó Tiết Bảo Thoa nhanh trí nói dứt khoát: Cứ buông tay ra, lý do sự đi và đến cũng chỉ là như vậy mà thôi. Tập Nhân bèn buông tay thì Bảo Ngọc khẽ cười nói: Các cô chỉ toàn là những người bình thường chỉ biết tiếc ngọc mà không biết tiếc đời sao. Các cô đã giải thoát cho ta thì ta sẽ bước đi ngay theo nó vậy thì liệu các cô cứ cố khư khư ôm lấy hòn ngọc đó để làm gì?
Đoạn hội thoại trên trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng đã toát lên sự thấu hiểu giáo lý Phật pháp đầy màu sắc. Việc Giả Bảo Ngọc lưu lại nơi cửa thiền tuy nội tâm được bình thản yên tĩnh nhưng nó lại là điều rất bình thường và nó đã gây ra sự chê cười của nhiều người trong gia tộc họ Giả. Ví dụ như việc Xuân Hương xuất gia đi tu thì mọi người trong gia tộc họ Giả đều coi đó là việc không thể nào tưởng tượng nổi bởi vì con gái một gia đình quyền thế danh giá sao lại phải làm bạn với ánh đèn cô quạnh nơi thờ Phật khi độ tuổi đang còn xuân sắc. Khi chứng kiến cảnh tượng đó, chỉ có Giả Bảo Ngọc khẽ mỉm cười và tự đáy lòng thoát lên ý tưởng câu thơ:
Thấu ngộ xuân sắc cảm vô thường
Cà sa nhượng màu áo giai nhân.
Chắc chắn mọi sự bình thản đều xuất phát từ trong tâm cho nên hết thảy mọi u mê của chúng sinh sẽ được giải toả. Câu chuyện xưa nhắc lại nguyên lý này tuy mãi về sau Giả Bảo Ngọc mới xuất gia đi tu nhưng trên thực tế tự bản thân Bảo Ngọc đã có ý xuất gia ngay từ rất sớm.
Cho dù có giữ viên ngọc hay đánh mất nò thì Giả Bảo Ngọc một khi đã giác ngộ triệt để nguyên lý sắc không thì không còn rơi vào vòng mê lộ nữa. Cả một thời thanh niên đầy tham vọng bạo hoành với bao ký ức xa hoa mỹ miều, dường như Bảo Ngọc khó tránh thoát được căn bệnh hám chữ “sắc” trong thế gian. Thực sự nếu như Bảo Ngọc biết rõ về căn gốc của nó thì may ra Bảo Ngọc mới có thể tìm ra phương thức điều trị tận gốc. Tuy nhiên trong bể khổ trầm luân của nhân gian biết lấy ai là người chỉ đường dẫn lối cho Bảo Ngọc. Người bạn tri kỷ đó chỉ có thể là Lâm Đại Ngọc chứ không phải là Bảo Thoa hay Tập Nhân. Chính vì lý do đó nên Giả Bảo Ngọc đã từng nói với Lâm Đại Ngọc rằng: Tấm thân của ta quý giá thì cũng chỉ là loài bồng lau mượn xác mà thôi. Trong thời gian Giả Bảo Ngọc sống quây quần trong đám chị em đầy hứng thú thì đã có một số lần Giả Bảo Ngọc giận dỗi muón bỏ đi tu sau khi nghe xong một khúc hát nói về kiếp sống phù du như sau: Cành lá đìu hiu, qua lại không trói buộc. Điều này tương tự với việc thấu ngộ triết lý của Phật giáo Thiền tông với tứ cõi đều không và nó đã từng là đề tài mà Lâm Đại Ngọc hỏi vặn khiến Giả Bảo Ngọc cứng lưỡi không nói được câu nào. Xét trên phương diện linh tính thì Bảo Ngọc không thể nào bì kịp Lâm Đại Ngọc hay Xuân Hương nhưng trên phương diện so sánh với một đấng nam nhi bình thường ở thế gian thì căn gốc tâm linh của Bảo Ngọc xem ra nổi trội hơn. Thảo nào dưới con mắt của Diệu Ngọc thì mọi người đàn ông trên đời đều tầm thường và chỉ có mỗi Giả Bảo Ngọc mới là người đáng trọng về phương diện này.
Tuy Lâm Đại Ngọc là một con người thông minh tuyệt sắc nhưng cô lại là một người có tâm bệnh vì cô không thể nào xa rời được Giả Bảo Ngọc. Vì muốn để cho cô yên tâm nên Giả Bảo Ngọc đã đối thoại về giáo lý Phật Pháp với Lâm Đại Ngọc. Dưới đây là đoạn trích dẫn cuộc đối thoại tâm linh giữa hai người trong “Hồng Lâu Mộng”.
Giả Bảo ngọc nói: Cho dù nước sông có ngàn dặm nhưng ta cũng chỉ múc được một bầu để uống thôi.
Lâm Đại Ngọc hỏi: Bầu có thể trôi nước được không? Giả Bảo Ngọc trả lời: Không phải bầu làm trôi nước mà nước tự chảy đi và bầu cũng trôi theo dòng mà thôi.
Lâm Đại Ngọc lại hỏi: Nước lạnh làm chìm ngọc được không? Giả Bảo Ngọc đáp: Thiền tâm tự thấu tựa Đông tuyết. Đâu hướng gió Xuân én chao mình.
Đoạn đối thoại trên mang đầy sức hấp dẫn và nó cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc sống ở cõi nhân gian của Giả Bảo Ngọc thì chỉ có Lâm Đại Ngọc là người bạn tâm linh mà thôi.
Sau khi Giả Bảo Ngọc đã về cảnh giới Thái Hư Không thì tự bản thân đã thấu ngộ nguyên lý nhân quả của quá khứ-hiện tại-tương lai để từ đó bồng bềnh rời xa. Liệu sự ra đời của thiên tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng xuất hiện khi tác giả muốn viết lên câu chuyện về một vị “công tử phong lưu” hay phục hưng gia đạo theo thế tục chăng? Thực sự tác giả Tào Tuyết Cần đã viết Hồng Lâu Mộng giống như một câu chuyện lạc từ cõi mê đến bến bờ giác ngộ Phật giáo. Chúng ta luôn cảm giác các tình tiết thực hư trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng vừa hợp tình lại vừa hợp lý giống như đoạn văn tả Giả Bảo Ngọc đứng trong tuyết bái biệt Giả Chính như sau: Tuyết đang rơi xuống sầm sập, không may cho Giả Bảo Ngọc làm thân sinh ra là một cậu công tử nơi khuê các chỉ biết lấy buồn làm vui. Từ đâu đó trong cõi hồng hoang vọng lại câu ca “Ta ở đâu bây giờ… Từ một hòn đá linh dưới chân một ngọn núi ta đã ngao du chốn nhân gian đậm sắc đậm tình… Cảm giới bồng lai tiên cảnh Thái Hư Không… mênh mong xa vời… biết tìm về nơi đâu”.