Nghe nói cô Divea là một hứng khởi khiến cho ông Modi muốn làm cuốn phim về đức Phật, để lại cho các thế hệ sau. Một bữa, cô hỏi cha: “Con sẽ phải tiếp tục sống như vầy mãi, trong cái thế giới này sao?”
Khi mở đầu câu chuyện giới thiệu về cuốn phim, ông Modi giới thiệu tác giả cuốn sách với chi tiết làm ngạc nhiên các thân hữu và giới điện ảnh Hollywood:
” Sau 17 năm mơ ước quay một cuốn phim về đời đức Phật Thích Ca, tôi rất may mắn đuợc đọc sách được Đuờng Xưa Mây Trắng vủa Thiền sư Nhất Hạnh đây – cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi, và tôi đã (tới Làng Mai) trực tiếp gặp “Thầy” để xin mua bản quyền quay phim. Người cho biết sẽ không lấy bản quyền, không một đồng xu!…”
Một số nhân vật của Hollywood – thế giới của tiền tài, danh vọng – tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước chuyện lạ lùng đó. Họ chưa bao giờ thấy một ai từ chối cả triệu mỹ kim bản quyền. Và có lẽ họ cũng chưa thấy tác giả nào lại muốn có đại diện “làm việc với đòan quay phim trong tình huynh đệ, hiểu biết và thuơng yêu nhau…” như lời thiền sư tuyên bố sau đó. Nghe nói ông Modi chỉ mới kiếm đuợc nhà viết phim bản (Scrip writer) – là David Ward, vài ngày trước buổi tiệc mà thôi, có lẽ vì ít có nhân vật Hollywood nào lại chịu điều kiện “phải tu học với thiền sư để có sự vững chãi, thảnh thơi truớc khi bắt tay vào việc”. Thiền sư nói:
“Ngay từ khi viết cuốn truyện, tôi đã đuợc hạnh phúc rất nhiều. Ông Modi đọc truyện cũng có hạnh phúc, nên chúng tôi mong sẽ làm ra một cuốn phim mà sau hai giờ coi nó, khán giả có thể sống sung suớng hơn, và chuyển hóa phần nào những đau buồn của họ. Tất cả những ngừơi có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cuốn phim về cuộc đời Bụt cần đối xử với nhau trong tình huynh đệ và tương kính. Tăng ni trong tu viện chúng tôi sẽ đóng góp phần chúng tôi, cùng với sự đóng góp kỹ thuật và diễn xuất của quý vị.
“Tôi trình bày Bụt giống như một con nguời, không phải là một nhân vật của huyền thọai. Như vậy, giới trẻ mới tin tuởng vào những lời Bụt dạy… Qúy vị có thể coi như cuốn Đuờng Xưa Mây Trắng là một câu chuyện tình – chuyện tình của hai con nguời (Shidartha và Yosadara), sau chuyển hóa thành ra tình yêu bao la, bao trùm hết nhân lọai…”
Trong khung cảnh hữu tình của sân sau căn nhà sang trọng, truớc khi ông Modi và Thiền sư ngỏ lời, các nhân vật hiện diện đuợc nghe tăng đòan Lộc Uyển tụng một khúc Niệm Phật Quan Âm. Chỉ cần vài phút, bầu không khí buổi party đã thay đổi; nhiều người đã hưởng đuợc năng luợng thiện lành của thanh âm niệm Phật, trút bỏ đuợc căng thẳng, phiền não. Chúng tôi nhìn thấy vài khuôn mặt đẫm nuớc mắt. Một bà trung niên người Ấn đã cung kính chắp tay cảm ơn tăng đòan sau khi đuợc nghe niệm Phật. Bà nói “Năng luợng của qúy vị rất mạnh, con đã đuợc huởng nhiều phuớc đức khi nghe quý vị tụng niệm. Xin đa tạ Thầy và tăng đòan.”
Trưa ngày chủ nhật 11 tháng 9, tại khách sạn Peninsula, Beverly Hills, ban tổ chức cũng đã thỉnh thiền sư Nhất Hạnh và tăng đòan Lộc Uyển làm nghi lễ cầu nguyện cho các nạn nhân bị khủng bố chết ngày 11 tháng 9 truớc khi bữa tiệc bắt đầu. Trong khu vuờn xinh xắn của khách sạn có bảng viết: “Trong hồ nuớc này chứa 2973 viên sỏi, tượng trưng cho các nạn nhân đã chết. Những mẩu nến hình hoa sen tuợng trưng cho sự chuyển hóa của họ…”
Mở đầu tăng đòan tụng bài “Ngày an lành đêm an lành” để cầu nguyện hòa bình cho tất cả chúng sinh trên thế giới. Sau đó thiền sư Nhất Hạnh nói về giấc mơ thấy ông anh mới mất, tới rủ thiền sư “trở về nhà. Anh của thiền sư chết rất bình an, chung quanh đầy đủ nguời thân.” Thiền sư nghĩ tới căn nhà lớn của nhân lọai, trong đó các nạn nhân của ngày 11 tháng 9 năm 2002, những nguời đang lâm chiến tại Trung Đông thuộc cả hai phe, họ đang tiếp tục chết không bình an, chết trong đau khổ và không có ai thân thích gần bên… Cảm thông đuợc nỗi đau khổ của các nạn nhân chết vì hận thù của con người, Thiền sư đã khóc thương họ – những ngừơi anh em không có dịp họp mặt với nhau trong căn nhà lớn của tất cả nhân loại chỉ vì vô minh.
Sau lời phát biểu của thiền sư, tăng đòan Lộc Uyển đã niệm danh hiệu Avalokiteshvara (Quan Âm), cầu nguyện ngài tuới tẩm cho các hạt giống hiểu biết và yêu thương trong mọi người. Một thương gia lên nói về tòan thể 62 nhân viên của hãng ông đã mất mạng ngày 11 tháng 9, 2002. Ông kêu gọi: “Nay đã tới lúc chúng ta phải cùng nhau vận động tập thể, kiến tạo lại nền hòa bình thế giới…”
Trong tiếng niệm Bồ tát, lần lượt mỗi ngừơi đều tới đốt nến thả xuống hồ nước, cầu nguyện cho các nạn nhân 9-11.
Một phụ nữ Mỹ trong ban tổ chức đã tới cảm ơn thiền sư Nhất Hạnh. Bà cho biết khi bị hôn mê, gia đình đã để băng cho bà nghe kinh của tăng đòan Làng Mai, và bà tin rằng đó là một nguyên nhân quan trọng giúp bà an tâm và đã tỉnh lại đuợc.
Sau bữa ăn trưa, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới phòng hội, ngồi trên bàn chủ tọa cùng với thiền sư Nhất Hạnh. Kỹ nghệ gia B.K. Modi ngồi giữa hai vị, hân hoan chào đón các nhà sản xuất, phát hành của Hollywood và Tokyo (Nhật Bản). Hiện diện cũng có mặt một số tài tử nổi tiếng như Sharon Stone, Goddie Hawn, Victoria Principle, Lawrence Fisburn, Robert Dawny Jr…
Ông Modi nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của Hollywood trong việc làm phim, và ông hy vọng sẽ đuợc Hollywood hỗ trợ, cộng tác trong việc thực hiện cuốn phim về cuộc đời đức Phật. Ông hy vọng cuốn phim đó sẽ cống hiến cho đại gia đình nhân lọai một tác phẩm có thể ảnh huởng tốt trên giới trẻ – khi họ thấy đức Phật cũng là con ngừơi như họ, nhờ trí tuệ mà chuyển đổi được bao tâm hồn đau khổ trong mấy ngàn năm qua.
Trong phần phát biểu, thiền sư Nhất Hạnh cho rằng muốn chuyển đổi tình trạng chiến tranh, thù hận ngày nay, chúng ta cần một tâm thức cộng đồng có lương tri. Phim ảnh là khí cụ rất tốt để ảnh hưởng lên tâm thức quần chúng. Cuộc đời đức Phật cùng những bài giảng dạy của ngài có thể giúp nhiều cho các thế hệ tương lai, cho họ cơ hội tập giảm bớt tánh kỳ thị, bớt kết tội người khác, và có thể chung sống với mọi người như anh em.
Cuối thập niên 1990, thiền sư đã theo lời yêu cầu của tổ chức văn hóa quốc tế Unesco, viết cuốn sách “Creating True peace” giúp cho sự thực tập bất bạo động – cũng như bản Tuyên cáo 2000 của Unesco là một phiên bản năm giới của Phật tử. Làng Mai mỗi mùa hè thường đem hai nhóm người đối nghịch nhau về cùng thực tập thành công. Đó là những người Do Thái và Palestine, sau khi tập lắng nghe và nói lời ái ngữ, họ có thể hiểu và thương nhau, không còn hận thù như khi mới gặp. Thiền sư cho rằng khi cộng tác với nhau, giới làm phim ảnh có thể gây đuợc ảnh huởng tốt đẹp và rộng lớn trên khán giả, vì phim ảnh là một phuơng tiện truyền thông rất tốt.
“Hòa bình thế giới qua phim ảnh” là đề tài đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập tới sau khi thiền sư dứt lời. Với thái độ vui vẻ, hóm hỉnh, Đạt Lai Lạt Ma cho rằng:
Trong đời sống, không ai trong chúng ta muốn đau khổ, muốn gây hấn, nếu có, thì đó là do vô minh… Ngay từ khi nằm trong bụng mẹ hoặc mới ra đời, chúng ta đã đuợc sống trong tình thuơng mến, trong lòng từ bi. Từ bi là bản chất sinh lý hóa của con nguời…
Các tôn giáo đều giảng dạy những điều thiện lành hợp với bản chất nhân lọai. Có nhiều người không có lòng tin tôn giáo, nhưng họ vẫn có thể sống huớng thiện để bớt khổ …ngài nhắc lại những nguyên lý căn bản của Phật pháp như Tứ diệu đế, thuyết duyên khởi.
Ngài cho rằng, khi làm phim, cần để ý tới hai chuyện quan trọng: xử dụng các phuơng tiện thiện xảo một cách khéo léo, đồng thời đưa đuợc phần nào tuệ giác của Phật vô phim. Chúng ta sống đều có tương quan chặt chẽ với nhau, đức Phật chỉ dạy cho chúng ta nhiều con đuờng khác nhau. Không cần phải theo đạo Phật, mỗi nguời cứ giữ đạo của mình là hay rồi…
Công ty MCorpGlobal của tỷ phú Modi đã quảng bá rất hữu hiệu cho cuốn phim về cuộc đời đức Phật. Tháng 5 vừa qua, họ mời tăng đòan Làng Mai tới đại hội điện ảnh Cannes để ký một “hợp đồng tâm linh” với Thiền sư Nhất Hạnh. Cuối tuần 10 và 11 tháng 9, ông Modi lại có dịp tiếp xúc để giới thiệu dự án cho giới làm phim Hollywood, với sự hiện diện của tác giả và Đạt Lai Lạt Ma. Mong rằng trong tuơng lai, ông tỷ phú sẽ làm theo đuợc những điều kiện trong hợp đồng đã ký với Thiền sư Nhất Hạnh: thực hiện cuốn phim theo đúng ý huớng “để đời”, góp phần vào việc giáo dục các thế hệ tuơng lai.
Chiều ngày thứ tư, 13 tháng 9, phái đòan Hollywood đã tới thăm Thiền sư Nhất Hạnh và đuợc tham dự thiền trà với tăng thân Lộc Uyển tại thiền đuờng Thái Bình Duơng. Dẫn đầu là anh chị Buhvan, liên lạc viên giữa hãng phim với tăng đòan Làng Mai. Anh David Ward, người sẽ viết phân cảnh cho phim mang theo cô con gái, và ông giám đốc tài chánh của hãng làm phim MCorpGlobal. Cô Ward cho biết đã đọc cuốn The Heart of Understanding (Trái tim hiểu biết) của tác giả Nhất Hạnh. Cô hiểu và rất thích cuốn giảng về Tâm kinh Bát Nhã đó. Cô cũng rất vui khi thấy cha cô hợp tác với hãng phim để viết phân cảnh cho cuốn phim này. David Ward và phái đòan sinh họat suốt ngày tại Lộc Uyển để tìm hiểu về cách thực tập của tăng đòan.