Trang chủ Diễn đàn Phật và Chúa: Hai cuộc hành trình ở Bình Thuận

Phật và Chúa: Hai cuộc hành trình ở Bình Thuận

199

Do tôi thường tìm hiểu Phật giáo trong mối quan hệ so sánh với đạo Ca tô La Mã, một người bạn đã đề nghị tôi cùng đi thăm 2 địa điểm hành hương nổi tiếng của 2 tôn giáo cùng ở tỉnh Bình Thuận, đó là tượng Phật Niết Bàn Tà Cú và tượng Đức Mẹ Tà Pao.

1. So sánh khi lập kế hoạch đi thăm

Tôi đã định thăm 2 địa điểm hành hương nói trên trong cùng một ngày. Tuy nhiên, vì 2 nơi ở cách xa nhau. Nếu thăm một điểm vào buổi sáng, thì điểm còn lại phải đến vào buổi trưa. Hay đến điểm đầu tiên vào buổi trưa, thì điểm thứ hai phải đến vào buổi chiều. Như vậy, là không thể so sánh 2 điểm trong cùng một thời gian, nhất là đối với số lượng người hành hương.

Cho nên rốt cuộc kế hoạch được điều chỉnh như sau:

–  Thăm Phật Niết Bàn Tá Cú và Đức Mẹ Tà Pao vào 2 ngày riêng biệt.

–  Ngày thăm là ngày thường (không phải ngày lễ tôn giáo), cùng vào ngày lễ nghỉ hành chính hay thứ bảy, chủ nhật, vào cùng một thời gian là từ 15g đến 17g.

Chúng tôi có những so sánh như sau trước khi thực hiện chuyến đi:

Phật Niết Bàn Tà Cú

Đức Mẹ Tà Pao

Tồn tại và nổi tiếng lâu năm

Chỉ mới phục hồi gần đây

Là nơi cao tăng Phật giáo ẩn tu và xây dựng nên

Được cho là nơi Đức Mẹ hiện xuống

Được cho là linh thiêng, nhưng theo truyền thống Phật giáo không ghi nhận phép lạ

Được cho là linh thiêng, có phép lạ, tượng tỏa hào quang..

Là địa điểm danh thắng du lịch của tình Bình Thuận, được ngành du lịch quảng cáo và giới thiệu rộng rãi, là địa điểm trong nhiều tour du lịch.

Là địa điểm du lịch hành hương được quảng bá chỉ trong nội bộ đạo Ca tô La Mã.

Vị trí giao thông thuận lợi, sát cạnh quốc lộ 1, là một điểm dừng trên trên lộ trình du lịch miền Trung nói chung, Phan Thiết-Mũi Né nói riêng.

Vị trí giao thông không thuận lợi, cách xa quốc lộ 1 và Quốc lộ 20 (ở vào điểm giữa), đường vào còn xấu ở một số đoạn. Một số đoạn đường hẹp, khó đi, nếu ra Quốc lộ 20 có một đèo khá hiểm trở.

Có cáp treo lên núi

Đường bậc thang lên núi, nhưng ở độ cao thấp hơn

Về nhiều mặt, địa điểm Phật Niết Bàn Tà Cú thuận lợi hơn so với Đức Mẹ Tà Pao.

2.      Ghi nhận ở tượng Phật Niết Bàn Tà Cú

–         Là một khu du lịch. Nhưng hầu như hàng quán không đáng kể, không có cơ sở phục vụ nghỉ đêm.

–         Vào lúc tôi đến, rất ít người đến thăm. Chỉ có 3 xe con. Cáp treo hầu như chạy không người.

–         Tượng Phật đặt trong rừng, dài 49 mét, không có sân hành lễ.

–         Người đến lễ Phật chưa đến 10 người (gồm cả đoàn chúng tôi 3 người).

–         Nghi lễ tôn giáo chỉ là thắp hương, khấn vái.

–         Chùa gần đó nhỏ và vắng. Khi chúng tôi lễ chùa, cùng có 2 đoàn, tổng cộng 6-7 người (có đoàn lên thăm tượng Phật nhưng không ghé chùa).

–         Hỏi thăm về khách viếng Phật thì câu trả lời của dân địa phương là “lai rai”.

–         Chúng tôi định ở lại lâu hơn nhưng có người cảnh báo nên về sớm vì cáp treo sẽ ngưng, buổi tối không có hoạt động gì, không có chỗ nghĩ, đường bậc thang rất nguy hiểm khi trời tối.

–         Khi chúng tôi xuống bằng cáp treo thì chỉ có cabin đoàn chúng tôi có người mà thôi.

–         Khoảng 16h30 các xe đã về hết, bãi xe trống trơn. Số người phục vụ tại khu du lịch cũng đã vắng mặt hầu hết. Chừng như khu du lịch chỉ chờ chúng tôi về là đóng cửa.

3) Ghi nhận tại Đức Mẹ Tà Pao

– Không phải du khu lịch mà là cơ sở tôn giáo thuần túy.

– Bên ngoài khuôn viên là khu hàng quán, bán thức ăn, tranh tượng, đồ mỹ nghệ tôn giáo như một ngôi chợ.

– Có nhà nghỉ qua đêm.

– Dưới chân núi là một quảng trường hành lễ lớn, có lễ đài tôn giáo có mái che rộng đủ chỗ hành lễ cho khoảng 50 ngàn người, trồng ô vuông cỏ theo kiểu quảng trường Ba Đình.

– Đường bậc thang rộng rãi, dễ đi, bậc thấp, sau một đoạn là có chiếu nghỉ, có lan can bảo hiểm giả hình dây leo, rễ cây nhiều đoạn trồng hoa rất đẹp. Có thể lên xuống 24/24, với khoảng 6 người đi đồng thời trên 1 bậc thang.

– Tượng Đức Mẹ có thể được xem là nhỏ cao khoảng ba mét.

– Phía trước và chung quanh tượng có một sân hành lễ, có thể chứa khoảng 1000 người, tính luôn 2 bên cánh.

– Có bàn thờ dâng thánh lễ.

– Khi chúng tôi đến (15g) có 10 xe lớn (8 xe 50 chỗ ngồi), có xe vừa ra nhưng liên tục có xe vào.

– Người bán hàng rong đông nhưng không chèo kéo, mời mọc khiếm nhã.

– Số người đến lể khoảng 80% là người dưới 40 tuổi khoảng 60% trong khoảng khoảng xấp xỉ 20 tuổi trở xuống.

– Đặc biệt trẻ em đi theo đoàn sắp thành hàng dài, có đoàn Thiếu nhi Thánh thể đồng phục, khăn quàng rước cờ đoàn thể lên núi trang nghiêm.

– Đoàn lên núi và đoàn xuống núi chào nhau thân thiện, vui vẻ.

– Các đoàn nối tiếp nhau dâng thánh lễ (có linh mục giảng). Do đó, tôi không thể quan sát trước bàn thờ có thùng quyên góp hay không, nhưng trong khuôn viên, từ chân núi trở lên, không có đặt thùng quyên góp, cũng không có người bán hàng rong.

– Một đoàn hành hương có một dàn nhạc phương Tây hoàn chỉnh với nhiều loại kèn to nhỏ, violon, organ điện tử và chơi rất điêu luyện.

– Các đoàn hành hương dâng thánh lễ khoảng 100 người trở lên.

– Có một thông báo chữ lớn Thánh lễ từ 22g đến 5g sáng không dùng khuếch đại âm thanh, chứng tỏ thánh lễ ở đây diễn ra 24/24.

– Gần đó, cách vài trăm mét, ven đường, có một nhà thờ lớn. Lúc tôi đến thì mở cửa, có đông người vào.

– Giá bán thực phẩm chợ dưới chân núi là khá đắt (300.000đ/con gà chế biến 2 món) nhưng khách đi chợ vẫn đông.

– Khu chợ tách biệt hẳn với khuôn viên địa điểm hành hương. Bước vào khuôn viên hành hương là như vào một thế giới khác, không xô bồ, lẫn lộn.

– Hỏi thăm, thì vào các ngày lễ đạo, số người đến viếng có đến vài chục ngàn người một lúc. Bãi ô tô không còn chỗ, nhiều xe phải đem gửi ở nhà dân không có đạo với giá 100.000 đ/lượt.

4. Bàn luận

Qua việc so sánh 2 địa điểm hành hương lớn của đạo Phật và đạo Ca tô La Mã cùng ở tỉnh Bình Thuận, có thể nhận thấy một số điểm sau đây:

–  Yếu tố tôn giáo và đoàn thể tôn giáo ở địa điểm tượng Phật Niết Bàn Tà Cú kém xa ở địa điểm Đức Mẹ Tà Pao. Trước tượng Phật, người ta chỉ đốt nhang khấn vái rồi đi. Một số ít người chỉ ngắm nghía tượng Phật như đi tham quan du lịch. Trong khi tính chất du lịch là điều không thấy ở Đức Mẹ Tà Pao (dĩ nhiên, trừ đoàn của tôi).

–  Tỷ lệ khách hành hương 2 nơi mà tôi chứng kiến ở 2 buổi chiều cùng vào 15g là khoảng 10 người ở tượng Phật Niết Bàn Tà Cú/khoảng 500 người ở Đức Mẹ Tà Pao, dù rằng về mặt hành trình cũng như quảng bá, tượng Phật Niết Bàn Tà Cú thuận lợi hơn rất nhiều. Điều này cho thấy Phật giáo thực tế trong trường hợp này, đã là tôn giáo thiểu số và suy thoái.

– Trong thiết kế địa điểm hành hương, dường như phía Phật giáo chỉ chú trọng vào việc tạo tượng to và thờ cúng. Yếu tố người đến viếng và hành lễ lộ thiên không được phía Phật giáo tính đến. Thiết tưởng phía Phật giáo nên chú trọng hơn đến yêu cầu này trong việc phát triển địa điểm hành hương.

Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: [email protected], ĐT: 0915553610.