Trang chủ Tu học Pháp thoại Phật tử thủ đô nhận diện cảm xúc ở lớp học giáo...

Phật tử thủ đô nhận diện cảm xúc ở lớp học giáo lý “Hiểu về Trái tim”

202

Sai lầm trong quan niệm về “khổ và vui” đã dẫn đến sự mất phương hướng ở rất nhiều người. Trong cuộc sống, đôi khi ta nên biết ơn khổ đau bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc vừa giúp khả năng chịu đựng. Hoa đào phải nhớ cái rét mùa đông mới tung cánh tỏa ngát hương khi nắng xuân về. Nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình sợ hãi. Nếu không bị xúc phạm ta sẽ khó biết mình nóng giận. Nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình dễ tổn thương. Nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó biết mình yếu đuối. Điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống của mình sao cho hài hòa với vũ trụ, để sự hiểu biết và tình thương trong ta bừng nở, để ta có thể nắm tay nhau đi giữa thăng trầm của cuộc đời này một cách thong dong tự tại.

Nếu không có khổ đau, biết đâu là hạnh phúc

Nhớ mộng mị hôm nào, ta tìm về tâm thức”.

Trong buổi học đầu tiên này, ĐĐ Thích Lệ Minh bàn về 3 từ luôn đi đôi với “khổ”: Cực khổ, nghèo khổ và đau khổ. Thứ nhất, về nghèo khổ: nghèo là khổ, chứ ít ai nói giàu khổ. Người nghèo vì không chịu chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. Suy ra, cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Nếu ta thoát khỏi ý niệm giàu nghèo, không bị cuốn theo quan niệm của xã hội, ta thấy hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất khiến ta có mặt ở trên đời này thì ta sẽ không bao giờ gian khổ. Thứ hai, về cực khổ : người ta vẫn thường gộp chung cực với khổ. Cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta kháng cự lại nó, không muốn vất vả nhiều những vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người khác nên ta khổ. Ta chỉ so sánh, đòi hỏi chứ không cần tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao ta lại cơ cực. Thứ ba, về khổ đau : khổ đau không phải là bản chất mặc định của cuộc đời này. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng nhưng vì trách nhiệm, vì tình thương mà họ không hề xem đó là nỗi khổ niềm đau, chỉ mong làm sao cứu người. Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi được từ xưa đến nay.

10405670_894971193897096_573292658187079501_n
 

Đối với những mất mát quá lớn tất nhiên ta phải cần có thời gian mới chấp nhận và điều hòa trở lại bình thường được. Có nhiều người hay than vãn trời mưa cũng khổ, nắng quá lại than nóng khó chịu, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ,… Chúng ta hay đổ thừa hoàn cảnh. Không ai có thể làm cho ta khổ được nếu ta biết nguyên nhân của nó bằng hiểu biết đúng đắn.Cho nên thay vì than vãn khổ quá thì chúng ta hãy nên tìm ra nguyên nhân vì sao chúng ta đau khổ. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập, mà ta phải luôn chịu sự tác động tương quan của chung quanh, từ bạn bè, gia đình đến xã hội và cả thế giới muôn loài vật.

Ngoài nói về cực khổ, đau khổ và nghèo khổ, ĐĐ Thích Lệ Minh cũng muốn học viên của mình hiểu được đạo lý khen – chê , danh dự và mất danh dự. Thấy lỗi ở người khác, ta nên cư xử như một người mù. Nói xấu về người khác, ta nên cư xử như người ngu. Khi nghe thấy những lời bình phẩm bất công của người khác, chúng ta nên cư xử như một người điếc. Không thể nào có thể ngăn chặn những lời buộc tội, tin đồn sai lầm. Giáo pháp dạy rằng : Giống như sư tử không nan sợ trước những tiếng động. Giống như hoa sen không bị hôi tanh bởi bùn nơi nó mọc lên.

IMG_2481
 
IMG_2532
 

Lớp học Giáo lý “Hiểu về trái tim” do ĐĐ Thích Lệ Minh hướng dẫn ngay từ buổi học đầu tiên đã giúp học viên nhận biết được cảm xúc của bản thân dựa trên những hiểu biết và tư duy tích cực về giá trị đích thực của cuộc sống;  chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Mỹ Hạnh Thiện