Biến chế thành mủi tên, thành lưởi dao, thành chum nước, … để cho con người bình thường lúc bấy giờ ai cũng có thể săn thú vật an toàn và hữu hiệu hơn, đẻo gọt một cành cây nhanh chóng và gọn gàng hơn, cất giử một lượng nước trong sạch và lâu bền hơn.
Từ mấy thập kỷ nay, chúng ta đã nói đến “Thời đại thông tin”. Trên mặt ứng dụng của “người bình thường”, ta thấy xuất hiện những dụng cụ của thời đại nầy. Máy vi tính PC hoặc Laptop và các phần mềm, máy truyền hình dùng hệ thống vệ tinh hoặc cáp quang, điện thoại di động chuyển âm chuyển hình và chuyển chữ, máy hình và máy quay phim số, Internet và các trang nhà, email và hệ thống liên lạc thính thị, các máy nghe nhạc đa năng MP3, Ipod, … Ai cũng biết rằng công năng của các dụng cụ nầy chủ yếu là thu thập thông tin và xử lý thông tin. Lượng thông tin (dưới dạng ký hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết) mà chúng ta truy cập được thì nhiều vô số kể, nhưng vấn đề là ta xử lý chúng như thế nào để tránh thảm kịch của nguời đang cầm trong tay những dụng cụ hiện đại nhất, nhưng khi sử dụng thì vẫn mang tâm cảnh và tập quán của thời đại đồ đá đồ đồng. Tình trạng lạm dụng, khiếm dụng và nhiễu dụng những dụng cụ thông tin (như nói điện thoại di động cả tiếng đồng hồ, hoặc học sinh trốn học chơi games điện tử trong các quán cà phê Internet, hoặc tung các thông tin riêng tư lên mạng Internet để trả thù nhau, …) là khá phổ quát ở các nước có vấn đề với nền văn hóa của mình.
CON SỐ
Tuy nhiên, bài viết nầy không đề cập đến vấn đề “xử lý” mà chỉ xin bàn đến vấn đề thông tin. Ở đây là một thông tin rất cụ thể cho những người muốn nghiên cứu tình hình Phật giáo Việt
Không có thông tin nầy chính xác thì các cơ quan chức năng (cả nhà nước lẫn giáo hội, ở tầng trung ương lẫn cơ sở) làm sao hoạch định chính sách, làm sao dự trù kế hoạch, làm sao thực hiện dự án, làm sao trả lời về nhu cầu cho bạn bè muốn giúp đở hay đối ứng với kẻ xấu muốn đánh phá.
Để cho quy mô và chính thức, người viết tìm cách truy cập vào Trang Web của Giáo hội Phật giáo Việt
Người viết gần như chắc chắn, vì đã đọc một bài nghiên cứu hoặc báo cáo nào đó, rằng số lượng Phật tử tại Việt
Thử đi tìm các trang web Việt
Trước hết là các nguồn “ngoại vi” xem người nước ngoài biết gì về số lượng Phật tử tại Việt Nam: Trang nhà của công ty du lịch Vietnam Paradise Travel viết rằng 70% dân số Việt Nam theo đạo Phật hoặc chịu ảnh hưởng sâu đậm những hành sự của Phật giáo (70% Buddhist or strongly influenced by Buddhist practices). Lonely Planet, công ty đứng đắn về các dữ liệu du lịch, thì cẩn thận hơn: Phật giáo là tôn giáo chính tại Việt Nam, nhưng cũng còn có các tôn giáo thiểu số đáng kể khác như đạo Lão, đạo Khổng, Hòa Hảo, Cao Đài và Thiên Chúa giáo (Buddhism is the principal religion, but there are also sizeable Taoist, Confucianism, Hoa Hao, Cao Daist and Christian minorities). World Atlas, từ điển của tất cả mọi từ điển về địa lý, thì cho dân số nước ta vào năm … 2001 là 79.939.014 người, còn về tôn giáo thì liệt kê Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo mà không xác định được số lượng. Trang Web của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, may quá, chính thức cho con số như sau về Phật giáo: Trong số 20 triệu người “có đạo” tại Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông nhất, vào khoảng 10 triệu người, tức là gần12% tổng dân số, với hơn 20.000 ngôi chùa (thứ nhì là Công giáo La mã với 6 triệu giáo dân và 6.000 nhà thờ) [1]
Cho cập nhật hơn, và nhất là khả tín hơn, người viết truy cập vào hai trang nhà … chính thống: Một là của bộ Bách khoa Từ điển điện tử Wikipedia. Từ điển nầy cho số liệu của năm 2005: Số Phật tử là 41.767.778, chiếm 50% của tổng dân số 83.535.576 [1]. Và một là dữ liệu năm 2006 của Cục Trung ương Tình báo CIA Mỹ: Số Phật tử chỉ 9.3% của tổng dân số 84.402.966 [1], nghĩa là 7.849.476 người con Phật.
Hai nguồn tài liệu “chính thống” nước ngoài nầy cho ta hai kết quả một trời một vực: 9.3% và 50% tổng dân số, sai biệt đến … 33.918.302 Phật tử !!! Nằm trong hai giới hạn cực tiểu và cực đại nầy là con số chính thức của nhà nước, 12%.
CON NGƯỜI
Chắc chắn là đâu đó trong nước Việt
Phật giáo không chấp vào danh tướng, Phật tử không lụy vào danh sắc. Chỉ vào nhau mà bảo rằng chị là Phật tử, còn anh thì không phải là Phật tử, là có vấn đề ngay. Vấn đề vô ngã và vô thường, vấn đề tái sinh và duyên khởi. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, kinh Kim Cương đã dạy thế thì làm sao mà phát “Chứng minh thư” cho Phật tử được.
Tuy nhiên, vì Tăng già có đó để giữ gìn mạng mạch cho Phật giáo, vì Kinh sách có đó để làm công cụ hoằng dương chánh pháp, vì Chùa chiền có đó để làm nơi quần tụ cho tứ chúng tu học, vì khổ đau có đó cho người con Phật được hành trì hạnh Bố thí, vì các phương tiện thiện xảo có đó cho nên người Phật tử … đành phải có vậy.
Mà đã có Phật tử thì có Phật sự, và vì vậy có Giáo hội. Từ đó, phát sinh ra vấn đề tổ chức và quản lý, mà trước hết là tổ chức và quản lý con người. Câu hỏi đầu tiên sẽ là có bao nhiêu người, tức là lại trở về với cái Chứng minh thư của người Phật tử, một tờ giấy không ai hỏi cũng không ai muốn cất trong bóp làm gì.
Ở các nước toàn tòng tôn giáo, câu trả lời khá đơn giản. Phật giáo tại Thái Lan, Công giáo La mã tại Phillippines, Hồi giáo tại
PHẬT TỬ VIỆT
Nếu số lượng không thể xác định (hoặc dù có gượng ép xác định theo một tiêu chuẩn nào đó thì cũng không phản ánh thực tế) thì chất lượng lại là một vấn đề khác. Đối với người Phật tử, chất lượng là vấn đề tu học và hành trì của chính bản thân mỗi người. Là căn cước tôn giáo để trong đạo hay ngoài đời, người Phật tử Việt
Nhưng nói đến “chất lượng” thì lại càng phức tạp, và dĩ nhiên là phức tạp hơn “số lượng” rất nhiều. Tại vì không đo được, lại càng không đếm được. Ba Tạng kinh điển, tám vạn bốn ngàn pháp môn làm sao mà đo và đếm đây.
Vị sư trụ trì một ngôi chùa làng ở Hậu Giang với một cụ già đi lễ Phật ở chùa Lim tại Bắc Ninh, ai “Phật tử” hơn ai ? Một ni sư giảng dạy trong lớp học tình thương ở Huế và một cư sĩ làm thơ Thiền giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh, ai là Phật tử ai không phải là Phật tử ? Và hôm qua tôi là Phật tử, nhưng hôm nay tôi có còn là Phật tử không ? Rồi ngày mai thì sao ?
Trong sự rối rắm phức tạp vì không thể nào thiết lập được một hệ thống quy chiếu để định chuẩn đó, người viết xin tạm thời đề nghị một phương pháp tiếp cận, không toàn hảo nhưng là một gợi ý ban đầu: Mỗi người tự định lấy tiêu chuẩn tối thiểu của mình và, trong một số trường hợp, dùng một vài thực tế đo lường được để tự xác định xem mình có phải là một Phật tử Việt Nam không ? Xác định bằng cách lấy tu học và hành trì làm hai hệ quy chiếu.
Theo chủ quan của người viết, một cách cụ thể, mỗi người Phật tử Việt
A- Tri thức về Bối cảnh của Phật giáo:
1- Lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca.
2- Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo thế giới – Các Tông phái.
3- Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt
4- Lịch sử và ý nghĩa của Thời đại Lý Trần.
5- Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt
6- Cuộc vận động bình đẳng tôn giáo tại miền Nam Việt
7- Sự nghiệp vài nhân vật Phật giáo và sự tích một vài thắng tích Phật giáo nước ngoài.
8- Sự nghiệp vài nhân vật Phật giáo Việt
9- Cơ cấu tổ chức và vài hoạt động quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt
10- Chánh sách của Nhà nước Việt
B- Tu học để tạo phước đức và công đức:
1- Tổng quan về ba Tạng Kinh điển.
2- Chọn, đọc và suy nghiệm một (hoặc hai) Kinh Tiểu thừa phù hợp với căn cơ của mình.
3- Chọn, đọc và suy nghiệm một (hoặc hai) Kinh Đại thừa phù hợp với căn cơ của mình.
4- Chọn, đọc và suy nghiệm một (hoặc hai) Luận nào phù hợp với căn cơ của mình.
5- Một số Nghi thức tụng niệm – Chức năng và vai trò của một số vị Phật và Bồ Tát khác
6- Hiểu và quán một số “tiền đề thần học” của Phật giáo: Vô thường, Vô ngả, Khổ, Tứ Diệu đế,
Bát Chánh đạo, Lý Nhân Duyên, Lý Duyên khởi, Tái sinh, Luân hồi, Nhân quả, Nghiệp báo, …
7- Ý nghĩa và phần ứng dụng của Tam quy và Ngủ giới.
8- Ý nghĩa và phần thể hiện của Tam bảo (Phật Pháp Tăng).
9- Ý nghĩa của Giới, Định và Huệ.
10- Phật giáo chủ yếu khác với các tôn giáo khác ở chổ nào.
C- Hành hoạt trong đòi sống thường ngày:
1- Chịu lể Quy y, nhận Pháp danh và nhận Bổn sư.
2- Ăn chay mỗi tháng hai lần (Mồng Một, Rằm hoặc những ngày lễ Phật giáo).
3- Đến chùa lễ Phật, tụng Kinh, hành Thiền và nghe giảng Pháp mỗi tháng hai lần.
4- Tham gia công tác từ thiện của Giáo hội mỗi năm bốn lần.
5- Tham gia tổ chức ngày lễ Phật Đản và Phật Thành đạo hoặc những ngày lễ Phật giáo khác.
6- Cho con em gia nhập Gia đình Phật tử và khuyến khích con em tìm hiểu về Phật giáo.
7- Mỗi ngày làm một (hoặc hai) việc thiện cho người khác theo nội dung của hạnh Bố thí.
8- Đóng góp tịnh tài (5% thu nhập) hàng tháng cho chùa hoặc cho các công tác Phật sự.
9- Phổ biến kinh sách, báo chí, băng giảng, tài liệu, nghệ phẩm Phật giáo đến những người khác.
10- Tôn trọng luật pháp quốc gia, làm một công dân tốt, sống một cuộc đời lương thiện.
Ba mươi điều trên đây tuy là tối thiểu, nhưng người viết cho rằng thật khó có thể tự xưng mình là một Phật tử Việt
Tuy nhiên, Phật tử chúng ta thường tâm nguyện được “ngang tầm thời đại”, cửa chùa chúng ta thường treo bảng “duy tuệ thị nghiệp”, cha ông chúng ta thường căn dặn “tri hành hợp nhất”, vậy thì nói cho đúng, 30 điều nầy mới chỉ là hành trang tu học tối thiểu của một người Phật tử Việt Nam.
Người viết xin đề xuất một dự án: Ban Hoằng pháp của Giáo hội, phối hợp với một số Tăng Ni và Cư sĩ, thu thập tài liệu để hoàn thành một “Cẩm Nang của Phật tử Việt Nam” (Vietnamese Buddhist Handbook [1]) với mục đích và nội dung 30 đề mục nêu trên. Nếu Ban Hoàng Pháp Trung ương quá bận, thì một hoặc hai vị Tăng hoặc Ni phát tâm làm cũng được. Cần viết một cách trong sáng, dể hiểu và trình bày khoa học để Phật tử ai cũng dể dàng tiếp thu được. Và sau một năm làm việc, phát hành tác phẩm 150-trang nầy với một số lượng rất lớn với giá rất rẽ, để mọi Chùa và mọi Phật tử có thể mua và dùng tác phẩm gọn gàng cả về hình thức lẫn nội dung nầy như một chuẩn mực trong đời sống hàng ngày của người con Phật.
Đến lúc đó, biết đâu ta có thể trả lời được câu hỏi: Ai là Phật tử Việt