Trang chủ Thời đại Phật – Nhà Nhân Bản Vĩ Đại Trong Số Các Vị Thầy...

Phật – Nhà Nhân Bản Vĩ Đại Trong Số Các Vị Thầy Của Các Tôn Giáo

134

Phật luôn nhấn mạnh rằng mình là một con người đã nhận biết được bản chất của cuộc đời bằng chính sự hiểu biết và đức hạnh của mình đồng thời chấm dứt được khổ đau, là một hiện tượng rất phổ thông của con người.


Chính vì lý do này Ngài đã được coi như là một “uttara manussa” hay là một vĩ nhân.Thật là môt sự hân hạnh và sung sướng cho tôi khi có được cơ hội quí báu để được viết về Phật Gotama.


Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới mà con người phải đối diện với sự thử thách để khám phá lấy con đường mình đi để sinh tồn, không những cho nhân loại của mình mà còn cho tất cả vạn loài chúng sinh khác, và cho cả cái vũ trụ mà chúng ta đang cùng chia với muôn loài.


Tưởng nhớ tới một vị thầy tôn giáo vĩ đại như Phật, trong phạm vi ý nghĩa này, chỉ trở thành có ý nghĩa nếu chúng ta rút tỉa được những hiểu biết sâu sắc, những bài học và những cảm hứng cho công việc cốt yếu này. Vì thế, tôi xin được dài dòng một chút về lý do tại sao cuộc đời và lời chỉ dạy của Phật lại có thể giúp cho chúng ta khám phá ra cái khả năng của chính chúng ta để tìm ra một giải pháp lâu dài cho những vấn đề nan giải mà chúng ta đang phải đối phó.


Chúng ta biết rằng Phật Gotama đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch tại Madhaya-pradesha vùng Bharata nơi mà không khí sinh hoạt tôn giáo rất là phức tạp và sinh hoạt xã hội thì lại rất căng thẳng. Phật Gotama, một đương kim thái tử, đã thấy rằng cuộc đời con người có rất nhiều phiền não, khổ đau và ngài ước muốn tìm cho được một giải pháp lâu dài. Bằng những kinh nghiệm của mình là một thái tử, với tất cả những xa hoa, ngài biết rằng sự thỏa mãn các giác quan đã không thể là một đáp số. Ngược lại với những lối tu theo phương pháp khổ hạnh tự đày ải thân xác mình, ngài biết rằng cũng không thể nào là một giải pháp ổn thỏa được. Cuối cùng, ngài tìm ra được một giải pháp, sự chấm dứt những KHỔ ĐAU bằng cách thực tập phương thức mà ngày nay được gọi là Majjhima Patipada hay là Trung Đạo.


Với nhận thức rõ ràng này, nên ngài được biết đến như là một vị Phật hay nói khác hơn là một người đã giác ngộ, đã thấy rõ được Tứ diệu đế, Bốn sự cao quý nhất, gồm có Khổ đau, Nguyên Nhân của khổ đau, sự Chấm Dứt hết khổ đau, và và Con Đường đưa đến sự chấm dứt của Khổ Đau. Sau khi đã nhận thức được rõ ràng các sự thật cao quý trên, Phật muốn truyền đạt nhận thức này đến mọi người. Phật ước mong tất cả mọi người đều nhận thức được điều này. Tất cả những người có trí nào cũng đều có thể thấu hiểu được thông điệp này của Phật để đi theo con đường của người. Phải khó khăn lắm Phật mới thuyết phục được người nghe rằng họ cũng có thể tự mình thực hành lấy được thộng điệp này. Một bên là đức tin tôn giáo chủ trương rằng nhờ bởi ơn gia hộ của một đấng thiêng liêng cho nên sự cứu thoát ra khỏi biển khổ mới có thể thành tựu được. Còn một bên kia, thì cho rằng là những kẽ nào chối bỏ sự hiệu quả của luân lý,của các hành động tốt và các hành động xấu, là những kẻ phủ nhận khả năng của con người có thể đạt được bất cứ một địa vị tâm linh nào nhưng lại tin vào một hình thức nào đó của chủ thuyết “quyết định” (determinism), và lại có những người còn nghi ngờ cả về bất cứ sự hiểu biết về luân lý nào và nghi ngờ luôn cả những quan điểm nào khác có hại cho sự giải phóng con người. Phật đã phải đi rao truyền thông điệp của mình trong một hoàn cảnh tâm lý và tư tưởng như thế.


Chủ trương chính yếu của Phật Gotama là chứng tỏ rằng người chỉ là một kẻ dẫn đường có thể đưa những người theo Phật đạt tới “mục đích” tối hậu. Phật phải tranh đấu để giải phóng con người thoát ra khỏi sự ràng buộc, nô lệ của những tư tưởng của chính mình. Trong tập Kinh nổi tiếng Kilima (trong bộ Kinh Anguttara-nikaya thuộc Nghị luận tạng) Đức Phật trong khi diễn thuyết trước một nhóm người được gọi là Kalamas đã nói rằng họ không nên chấp nhân sự quyết đoán của bất cứ ai vì mười lý do sau đây: ta không nên chấp nhận bất cứ lời nói nào vì cho đó là một sự thật hiển nhiên, vì cho đó là một đức tin truyền thống, vì cho đó là một tin đồn, vì cho đó là lời trong kinh điển, vì cho đó là hợp với lý lẽ, vì cho đó là đúng phương pháp, bằng cách suy gẫm về cấu trúc của lời nói, vì cho đó là hợp với quan điểm của mình, vì cho đó là thuận với ý mình hoặc là người nói ra lời đó là thầy của mình.


Sau khi khuyên nhủ như trên Phật nói thêm, ta chỉ nên phủ định bất cứ những điều quyết đoán nào về điều tốt hoặc xấu và đáng yêu, hoặc đáng ghét khi chúng ta tự mình thấy được rằng một lời quyết đoán nào đó dục chúng ta hành xử một cách không tốt, mất chánh niệm “Akusala”, chẳng hạn như là thèm khát, căm thù và ảo vọng; và chúng ta chỉ chấp nhận khi nào điều đó mang đến cho chúng ta sự vắng bặt của ba nguồn gốc của sự thiếu chánh niệm.


Trong câu nói này, Phật đã để cho những con người khôn ngoan có được tự do chọn lựa lấy quyết định của mình dựa vào những bằng chứng cụ thể. Chúng ta phải nhớ rằng Phật bác bỏ những điều người vừa nêu trên. Cái mà Phật muốn nhấn mạnh là các điều này có thể đúng hoặc sai . Bởi vì không có gì bảo đảm là chúng luôn luôn đúng theo tinh thần đạo lý cho nên Phật mới nhắc nhở là ta phải tự mình thực chứng điều đó để ngỏ hầu đi đến quyết định.


Trong giáo lý của Phật Gotama, con người đã được dành cho một địa vị rất cao quý nhờ vào khả năng của mình.Tất nhiên, chúng ta phảI hiểu quan điểm này một cách đứng đắn. Giao phó một địa vị rất cao quý cho con người không có nghĩa là con người là tối cao, là quan trọng hơn cả, là con người có quyền tự do lạm dụng đến các loài sinh vật khác hầu thỏa mãn những dục vọng, được điều khiển bỡi lòng tham không đáy của mình. Đạo Phật thành thực công nhận rằng con người được trao truyền cho một khả năng trí thức rộng lớn. Nhưng điều này không có nghĩa là con người có thể dùng quyền lực của mình để gây tai họa cho đồng loại hoặc cho các các loài khác. Con người có thể là sinh vật cao cấp nhưng không thể là sinh vật tối thượng.


Bất cứ người nào mà không có sự phát triễn tâm linh đều thì không thể được coi là cao quý. Chỉ có con người chân chính mới được coi là cao quý. Trong cõi nhân sinh thí tất cả mọi loài đều bình đẳng. Tuy nhiên, nhờ vào khả năng của mình nên con người đã được đặt để cho một địa vị thuận lợi hơn những loài sinh vật khác.
Theo lời dạy của Phật, thì ngôi vị cao quý này của con người mang hai ý nghĩa. Một là để nhấn mạnh đến cái khả năng tiềm tàng của con người có thể đạt đến sự giải thoát tuyệt đối ra khỏi những khổ đau của kiếp nhân sinh. Với lý trí và ý chí thì bất cứ ai cũng có thể đạt được điều mà Phật đã tự mình chứng đắc. Trong khả năng này, đạo Phật không phân biệt giữa người nam hay người nữ hay giữa những người ở các thứ bậc khác nhau trong xã hội.


Trong Tăng thân của đạo Phật có đến bốn nhóm, là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di (nam tu sĩ, nữ tu sĩ, nữ đạo hữu, nam đạo hữu). Là những người đang đi theo con đường của đạo pháp, những tu sĩ được coi như là có một vị trí thuận lợi hơn là các đạo hữu nếu dựa trên mục đích tối thượng. Tuy nhiên thật ra không có một sự khác biệt nào giữa các nhóm trên, nếu có ai đó thật lòng muốn đạt đến mục tiêu tối thượng.


Vai trò của Phật trong hội Sasana (tổ chức tôn giáo của người) không phải là một vị cứu tinh mà chỉ là của một người hướng dẫn. Trong một công thức mà những người theo đạo Phật thường dùng hằng ngày để tôn vinh Phật thì người được mô tả là kẻ dẫn đường đưa lối cho các vị Trời và người (Satth devamanussariam). Điều này đã thực sự chứng tỏ truyền thống của đạo Phật đã định vị vai trò của Phật như thế nào. Trong kinh Dhammapada, Phật đã nói những lời như sau; Tumhehi kiccam tappam – Akkhataro Tathagata. Quí vị phải tự mình phấn đấu; Phật chỉ có mặt để chỉ đường lối cho quý vị mà thôi. Nói một cách khác là Phật chỉ trình bày nẻo đạo; nhưng đi theo con đường đạo hạnh là trách nhiệm của đạo hữu. Vì thế cho nên Phật hoặc bất cứ ai đều không có thể tu dùm cho người khác. Vậy thì thông điệp này có ý trao truyềncho chúng ta, những con người sống trong đầu thế kỷ thứ 21 điều gì? Thông điệp của Phật rốt cục lại là nhằm tạo nên một xã hội mà trong đó con người đối xử với nhau bằng những ý lành được hướng dẫn bởi ý thức độ lượng, khoan dung, thân thiện và cảm thông.


Trong từ ngữ của đạo Phật thì ta phảI sống cuộc đời vắng bặt obha, dosa or moha. Hướng đi đạo lý mà Phật đã truyền dạy được mở rộng ra cho bất cứ ai và cho tất cả mọi người bất kể phái tính hay địa vị xã hội hay chủng tộc. Điều này có nghĩa là lời chỉ dạy của Phật là một hình thức của sự phổ độ và Phật là một vị Phổ Hiền.


Lời chỉ dạy của Phật là để cho con người tu theo bằng trí tuệ của chính mình và mục tiêu cuối cùng mà Phật chủ trương sẽ được đạt đến bởi bất cứ người nào có chí và có trí. Điều này cho thấy là lời chỉ dạy của Phật là một hình thức của lòng nhân bản và Phật là một nhà nhân bản, một nhà nhân bản thượng thặng, vì Phật đã đạt được sự tinh khiết hoàn toàn bằng cách chặt đứt những yếu tố nhơ bẩn trong tâm tư.


Con đường mà Phật đã vạch ra là một con đường đạo đức sau rốt sẽ đưa con người đến việc gội rửa nội tâm của mình và do đó đạt được sự thanh tịnh và hòa hợp trong tâm hồn, và điều này rốt cục lại sẽ là nền tảng cho hòa bình của thế giới nói chung.


Có lần Phật nói rằng phiền não, nguồn gốc của phiền não, sự chấm dứt của phiền não, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau nằm ngay trong sâu thẳm của chính con người. Điều này không gì khác hơn là nhắc nhỡ chúng ta về cái khả năng tiềm tàng của chính mình. Đây có lẽ là nguồn cảm hứng sâu xa nhất mà chúng ta có thể rút ra được từ những lời chỉ dạy cao siêu của Phật.


Xin nguyện cho ba viên ngọc quý (Tam Bảo) hỗ trợ cho tất cả chúng ta.