Một đám rước ngoạn mục để chào đón pho tượng nặng 4 tấn rưỡi vừa mới diễn ra xong. Trong đám rước, pho tượng được đặt trên một đoàn xe diễu hành được trang trí bằng hoa nhựa và những bảng quảng cáo cho bánh mì thịt Lee và công ty thiết kế nữ trang Tran Dac.
Cho đến giữa thời điểm của chuyến triển lãm vòng quanh thế giới kéo dài hai năm, pho tượng ngọc khổng lồ thiêng liêng này đã là một biểu tượng của sự hòa hợp ở bất cứ nơi nào mà nó được đưa đến. Ngoại trừ tại San Jose, một cuộc tranh chấp đã nổ ra giữa cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về việc phe nào sẽ được cho phép đứng ra triển lãm pho tượng thiêng liêng này.
Việc tham quan pho tượng Phật ngọc bắt đầu từ 10 sáng thứ bảy tại một tòa nhà rộng 80.000 feet vuông (24.384 m2) tại đường Senton, nơi Tran Do đã từng thử mở một chợ trời để kinh doanh nhưng không thành công. Do là chủ của một đài truyền thanh tiếng bằng tiếng Việt mà bà hội đồng Madison Nguyen thường xuyên xuất hiện. Người thứ hai rất muốn dành quyền được triển lãm là Michael Luu, luật sư thân chủ của Ly Tong, kẻ chống cộng theo kiểu riêng của mình. Luu là một trong những nhà chỉ trích bà Nguyen gay gắt nhất.
Trong lá thư chào đón pho tượng Phật ngọc đến thành phố, thị trưởng Chuck Reed khoác lác với trụ trì chùa Ngoc Hoa rằng San Jose sẽ là một nơi trưng bày hoàn hảo cho tượng Phật bằng đá quý được ca tụng này “vì ở đây có thung lũng Silicon”. Reed viết cho tỳ khưu ni Tien Lien, “ mọi người chọn để tập trung vào những điểm chung hơn là những sự khác biệt của nhau.”
Nhưng Luu – người đã không trả lời các cuộc gọi để xin ý kiến của ông về việc bố trí pho tượng Phật ngồi theo tư thế hoa sen- hy vọng được tổ chức triển lãm pho tượng trong tòa nhà do ông sở hữu tại đường số 10. Ông đã vi phạm các quy định về quy hoạch khi dựng một cái sảnh để mở tiệc tại nơi khu vực dành cho các hoạt động công nghiệp. Khi ông đang tổ chức những cuộc họp lớn ở đó thì bộ phận thi hành luật pháp đến và đưa ông ra tòa. Trong buổi giải quyết diễn ra sau đó, theo lời của quan chức của bộ phận thi hành luật pháp Micheal Hannon, Luu buộc phải ngưng sử dụng tòa nhà như một ngôi chùa.
Luu nói với mọi người rằng ông ta nghi ngờ Nguyen đã lập quyết định nhân danh Do. Nguyen đang ở giữa chiến dịch tái tranh cử, thể hiện sự mất tinh thần bằng cách nói rằng tên tuổi của bà đã bị lôi kéo vào trong những tin đồn quanh pho tượng Phật ngọc.
Nguyen nói, “Việc này thật không may. Tôi ngay cả chẳng phải là một Phật tử, vì vậy tôi chẳng có tín tâm nào trong sự kiện này. Đến bao giờ thì những cuộc tranh cãi này mới chấm dứt? Tôi nghĩ thật đáng thất vọng khi cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đang biến cơ hội này này từ một sự kiện tôn giáo thành chính trị. Lẽ ra họ phải đem hòa bình đến cho thế giới, thay vào đó thì họ lại đang tạo ra sự tranh cãi.”
Nhiều người đang được mong đợi sự hòa hợp
Pho tượng Phật ngọc đã lôi cuốn hơn 3,5 triệu người trong chuyến triển lãm khắp Việt Nam vào năm 2009 và ước tính đã thu hút khoảng 120.000 người đến chiêm ngưỡng trong mùa đông vừa qua tại các điểm trưng bày ở San Diego và Houston. Tại San Jose, nơi dân số người Việt khoảng 100.000, người ta mong đợi cuộc triển lãm miễn phí dành cho công chúng này sẽ thu hút một lượng lớn những người tham quan.
Ian Green, người tổ chức chuyến triển lãm đồng thời là chủ tịch của Great Stupa of Universal Compassion (Đại bảo tháp của lòng từ bi dành cho mọi chúng sanh trong ba giới, bốn loài, gọi tắt là Đại bảo tháp Từ Bi) nói, “Sự hiện diện của pho tượng Phật ngọc có một ảnh hưởng tích cực đến hàng triệu người đã chiêm ngưỡng nó, và chúng tôi tin rằng, nó cũng có ảnh hưởng tích cực đến những cộng đồng mà nó đã từng được đưa đến với họ. Chúng tôi ước mong rằng người dân tại San Jose cũng sẽ cảm nhận được ảnh hưởng tương tự như vậy.”
Ông ta không phải là người duy nhất mong ước như vậy.
Tieu Lien, vị nữ tu Phật giáo giám sát cuộc triển lãm theo lịch sẽ tiếp tục diễn ra cho đến 01/10, nói, “Chúng tôi nghĩ rằng chẳng có tranh cãi gì cả.” Với nụ cười hạnh phúc và chiếc đầu cạo nhẵn tóc, Liên có một thái độ với sự việc có thể mô tả là rất “thiền”.
Bà nói khi chiếc sảnh lớn đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sự giáng thế của pho tượng ngọc. “Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình. Nhưng con người thì có khác nhau, vì vậy chúng ta không thể ngưng không cho họ suy nghĩ khác nhau, có những niềm tin khác nhau. Ở đâu có con người, ở đó có sự bất đồng, không phải chỉ riêng ở San Jose. Là những lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi biết mọi sự đã xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang cố gắng đưa sự hòa hợp và hòa bình đến cho cộng đồng.”
Bị kiện tụng đe dọa
Một kẻ bị thương vong trong trận tranh chấp là Thich Quang Bao, tu sĩ của ngôi chùa Di Lặc. Bao đã ký hợp đồng với Đại bảo tháp Từ Bi để đưa pho tượng ngọc về trưng bày tại ngôi chùa của mình trên đường Story sau khi cuộc triển lãm tại nơi đang diễn ra kết thúc. Nhưng theo Carry Pham, luật sư của vị tu sĩ này, Green đã gửi cho ông một bức email – với rất ít lòng từ bi dành cho mọi chúng sanh trong ba giới, bốn loài – đe dọa kiện vị tu sĩ này do vi phạm tác quyền.
Bao đã đặt tại nơi khối ngọc được khai thác làm những bức tượng nhái bằng ngọc, và các đồ chế tác khác để bán. Thầy hy vọng rằng sẽ dùng tiền lời để thanh toán khoản nợ 20.000 Mỹ kim đã chi tiêu cho việc in ấn và trang bị các phương tiện an ninh nhằm chuẩn bị cho gian trưng bày được dựng lên tạm thời. Việc này đã khiến cho Đại bảo tháp Từ Bi chú ý do họ còn 14 tấn ngọc còn thừa sau khi chế tác và đã dùng phần ngọc thừa này để làm những vật phẩm thu nhỏ kèm giấy chứng nhận tính xác thực để bán. Tiền lời đang được sử dụng để đài thọ cho chi phí của việc chuyên chở pho tượng từ nước này sang nước khác để triển lãm cũng như trang trãi chi phí xây dựng một ngôi nhà để trưng bày pho tượng lâu dài tại Australia.
Các tờ quảng cáo cho pho tượng ngọc đã nêu rõ, “Những miếng ngọc này đã được chế tác thành những vật kỷ niệm độc đáo của pho Phật ngọc. Pho tượng chỉ xuất hiện một thời gian có hạn tại mỗi nơi mà nó được đưa đến.”
Trong lúc này,rất nhiều thành viên trong trong chính cộng đồng của Bao tố cáo thầy đã tổ chức họp báo để đưa tin tuần trước với nổ lực làm sạch thanh danh của mình. Và nay thầy là một trường hợp rất hiếm trong các tu sĩ Phật giáo cảm thấy cần phải cầu viện đến luật sư.
Tác giả: Bruce Newman
Theo: San Jose Mercury