Phật Thích Ca quyết tâm rửa sạch miếng đất hoang vu này, để cho Chân lý được mọc mầm. Phật giáo đối với sáu yếu tố này đều không có một chút dính dáng. Do đó làm cho người ta hoảng sợ, vì theo cách quan sát của người thường, nếu một Tôn giáo mà thiếu sáu yếu tố này thì không thể tồn tại được.
Nhưng sự thực này đều được chứng tỏ như sau :
I. PHẬT THÍCH CA HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ OAI QUYỀN
Đặc quyền của Bà La Môn đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ đều bị Phật quét sạch. Phật nói với mọi người, chớ nên tin và ỷ lại thói quen của thế tục, chớ nên vì thấy một học thuyết ở trên kinh điển cho là phù hợp với tín ngưỡng của mình, hoặc vì lời khai thị của Đạo sư mình, mà mình lại tin và mến nó cho nó là ngọn đèn của mình.
Chúng ta ở hiện tại cho đến sau khi chết chỉ tin nơi chính mình, chẳng cần sự tiếp tay của người khác. Chỉ có khả năng của chính mình mới đạt được cảnh giới tối cao.
II. PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ NGHI THỨC
Phật cho rằng tất cả nghi thức và điển lễ chỉ có hiệu lực bó buộc tinh thần của con người. Về điểm này, nhiều tác giả hình dung Phật giáo chẳng thuộc về lý tánh đạo đức của Tôn giáo nào cả.
III. PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ SUY LƯỜNG
Lý do này rất đơn giản. Đối với sự cầu tri giải của tham dục. Phật cho là chẳng thể giúp cho sự khai mở trí huệ. Thí dụ như một người bị mũi tên độc bắn trúng, không cho thầy thuốc chữa liền, mà còn để tìm hiểu mũi tên người bắn v.v. . . thì như thế người bị thương sẽ chết trước khi tìm hiểu được.
IV. PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO CHẲNG CÓ TRUYỀN THỐNG
Phật kêu gọi tín đồ từ chỗ bị đè ép nặng nề mà tự thoát ra, chớ nên tôn sùng và giữ lấy những lời dạy bảo của đời trước truyền xuống. Nếu tín thọ những giáo điều ấy, sẽ làm cho mình mê hoặc và đau khổ, biết đến khi nào tự giác, tự chứng được chúnh mình ! Phật cho rằng : Nên cắt đứt truyền thống đời xưa là tốt nhứt.
IV. PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO NHẤN MẠNH TỰ LỰC, KHÔNG CẦU ÂNĐIỂN
Vận mệnh của chính mình không do người khác định đoạt, dù là Thần, Tiên cho đến Phật cũng không giải thoát dùm cho mình được, mà phải nhờ tự lực mới giải thoát đến cùng tột.
VI. PHẬT HOẰNG DƯƠNG MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THẦN BÍ
Phật nói tất cả bói toán, tiên tri . . . đều là môn học thấp kém, không cho môn đồ làm những phép thần bí này. “Phàm dùng tà thuật để hiển bày kỳ lạ, đều chẳng phải là đệ tử của ta, làm phép thần bí là một việc rất nguy hiểm”.
Khi Phật còn tại thế, Phật luôn luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại kể trên sẽ xâm nhập vào Phật giáo. Vậy mà sau khi Phật Nhập diệt rồi, những tệ hại của sáu yếu tố này, lần lần tràn khắp.
Nhưng sự di hạ này không làm mất bản chất chân thật của Phật giáo, mà chúng tôi nhận thức như sau :
1. Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp
Xưa nay, chưa có một Tôn giáo nào hoàn toàn dùng cách phán đoán do kinh nghiệm trực tiếp để làm sáng tỏ lập trường kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân, mới là sự khảo nghiệm Chân lý tối hậu đối với mọi vấn đề. Chớ nên y cứ vào một luận lý hay biện luận nào. Một đệ tử chân chính của Phật cần phải tự mình Chứng ngộ mới được.
2. Rất Khoa Học
Kinh nghiệm trực tiếp dẫu cho là sự phán đoán sau cùng, nhưng mục đích của nó là làm sáng tỏ sự quan hệ nhân quả của thế hệ sinh tồn, nghĩa là : Bỉ tồn tại thì Thử tồn tại, Bỉ chẳng tồn tại thì Thử chẳng tồn tại.
3. Rất chú trọng thực dụng
Phật xóa bỏ tất cả suy lường và tìm cầu bên ngoài, mà tập trung chú ý về sự giải quyết vấn đề thực tế. Lời dạy bảo của Phật chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị nào khác. Cũng như chiếc bè chỉ để qua sông, khi qua đến bờ kia rồi, thì thành vô dụng.
4. Trị liệu
Phật nói :”Ta chẳng hỏi ý kiến của ngươi. Ta chẳng hỏi Tôn giáo của ngươi, ta chỉ hỏi ngươi có bệnh gì ?”.
Phật nói “khổ” và cách dứt khổ “bệnh” và cách dứt bệnh, ta chỉ khai thị cho ngươi việc này.
5. Nhân bản
Phật thuyết pháp chẳng từ sự bắt đầu của vũ trụ, chỉ nói về thực tế của con người, nói về vấn đề của con người, tánh chất của con người và động lực phát triển của con người mà thôi.
6. Rất dân chủ
Phật phê bình và đả đảo chế độ giai cấp, nhất là sự thiết lập khuynh hướng về chế độ truyền thừa.
Phật sanh ra từ giòng Vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lạ còn là Tăng sĩ Bà La Môn (có đặc quyền đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ) mà vẫn quyết định đả phá giai cấp, chẳng màng đến địa vị xã hội của mình, lấy sự bình đẳng mà đối với đại chúng.
7. Tự tánh tự độ
Phật pháp là vì sự lợi ích chung cho tất cả chúng sanh, nhưng rất chú trọng về phương diện tu tập của cá nhân. Đối tượng là mỗi cá nhân, Phật muốn mỗi người đều nhìn ngay chính mình để đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên Phật nói với A Nan rằng : “Ngươi hãy làm đèn sáng cho chính mình, ngươi phải làm nơi nương tựa cho chính mình, chớ nên nương tựa bên ngoài, phải siêng năng tu tập để giải thoát cho chính mình”.
Thiền sư Duy Lực (Trích lược dịch)
Ghi chú :
Chế độ truyền thừa : Cha làm Vua thì con cháu là giai cấp vua; cha làm nô lệ thì con cháu là giai cấp nô lệ.
Đại đức Vân Phong tại Hàn Quốc
Đại đức Vân Phong trả lời đài phát thanh Hàn Quốc