1- Những năm gần đây, hầu như mọi dân tộc đều bị lôi cuốn vào dòng xoáy của toàn cầu hoá. Có quốc gia thì hân hoan đón đợi, có nước lại khắc khoải lo âu; người thì ủng hộ nhiệt thành, kẻ thì phản đối quyết liệt. Có người cho rằng toàn cầu hoá là con đường của tương lai, sẽ đem đến sự phồn vinh, thịnh vượng cho mọi người, mọi dân tộc và các quốc gia- dù cho dân tộc, quốc gia ấy ở điểm xuất phát thế nào, trình độ kinh tế ra sao. Số người khác lại nhìn thấy ở toàn cầu hoá một màu xám xịt. Họ cho rằng, toàn cầu hóa là nguồn gốc của vô số những rủi ro và tai hoạ, những nguy cơ và thách thức khó vượt qua; từ sự suy thoái môi sinh, đến huỷ hoại các nền văn hoá bản địa, từ xuất hiện ngày càng nhiều những bệnh tật mới ở người và động thực vật đến gia tăng nghèo nàn và thất học; từ suy thoái môi sinh đến xuống cấp của đạo đức và lối sống; từ sự bất an của cá thể đến tan vỡ kết cấu gia đình. Tóm lại, trước hiện tượng toàn cầu hóa, loài người đang có những đánh giá, thái độ và phản ứng rất khác nhau. Tuy vậy, toàn cầu hoá là một hiện tượng khách quan, một xu hướng khó cưỡng.
Chúng tôi cho rằng, toàn cầu hóa có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, vận hội và thách thức trên các phương diện: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức… ở mọi quốc gia. Với những bước ngoặt của lịch sử và biến động lớn lao như thế giới toàn cầu hoá hiện nay, dù là dân tộc nào cũng không thể “đóng cửa”, “khép kín” để gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, đạo đức truyền thống riêng của mình được, mà phải hội nhập với quốc tế, cho dù không ít thách thức. Hiện nay nhiều học giả lưu tâm đến “sự xâm lăng văn hóa”. Những “đế quốc xâm lăng văn hóa” đang tìm cách đột nhập, dần dần thẩm thấu văn hóa ngoại lai vào các quốc gia. Văn hóa ngoại, không phải là tiêu cực cả, nhưng quả thực ở một số nước đã và đang trả giá nếu như không biết đón gió lành, ngăn gió độc khi “mở cửa”, “hội nhập”. Hậu quả nhãn tiền là việc “nhập khẩu” lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, khơi dạy những nhu cầu bản năng, lôi cuốn con người vào những lạc thú tầm thường, xem nhẹ đạo lý truyền thống, nhạt phai lý tưởng, quay lưng với lịch sử dân tộc đã diễn ra hàng ngày, hàng giờ và đang đột nhập vào từng gia đình, làng xom, phố phường. Với ưu thế và phương tiện nghe nhìn hiện đại, mùi vị “hấp dẫn” của văn hóa phương Tây đang lan tỏa, thẩm thấu vào nhiều giai tầng, từng dân tộc, không chỉ du nhập vào các thành phố, đô thị mà còn len lỏi vào chốn sơn lâm cùng cốc, nơi xa xôi héo lánh trong đồng bào dân tộc thiểu số cư trú.
Sự lan tràn của văn hóa ngoại lai đến mức, ngay cả những nước như Pháp, Thuy Điển cũng phải lo ngại về hiện tượng “xâm lăng văn hóa” và chính họ cũng đã phát động cuộc “kháng chiến ” chống văn hóa ngoại xâm.
Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Dĩ nhiên, không phải vì lo ngại trước nguy cơ băng hoại văn hóa truyền thống mà có chủ trương hoài cổ đến mức khôi phục cả những hủ tục nặng nề mà một thời đã nhân dân bài bác và cuộc sống mới khó chấp nhận, nhưng cũng không phải dựa vào cái lý “tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” mà thu nạp cả những rác rưởi, cặn bã và sỏi sạn của thứ văn hóa ngoại lai để hình thành thứ văn hóa lai căng, kệch cỡm. Đã đến lúc mọi người dân đất Việt cần nhận thức đựơc giá trị về sự phát triển một cách bền vững. Nghĩa là mỗi bước tăng trưởng về kinh tế đều dựa trên nền tảng giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức và bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Vì sự trường tồn của giống nòi và hưng thịnh của quốc gia trước bối cảnh quốc tế hiện nay, việc bảo vệ những gì là giá trị tốt đẹp của truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có vai trò của Phật giáo là vấn đề lớn có ý nghĩ chiến lược. Tuy nhiên, gìn giữ và bảo vệ không có nghĩa là bảo thủ hoặc có thái độ kỳ thị với văn hoá ngoại lai để dẫn đến khước từ cả những giá trị hiện đại, mà phải tự đổi mới, phải hiện đại hoá văn hoá dân tộc, trong đó bản thân tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng phải tự điều chỉnh để phù hợp với thời hiện đại.
2- Quá trình Phật giáo thâm nhập vào Việt Nam, nhìn chung là gặp nhiều thuận lợi mà không có phản ứng, trở ngại gì. Có điều đó, một phần vì Phật giáo phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; phần khác Phật giáo vốn là một tôn giáo có tư tưởng khoan dung, hoà đồng, cởi mở, luôn sắn sàng đối thoại với các trào lưu tư tưởng khác. Phật giáo không chỉ chấp nhận và hòa nhập với tín ngưỡng dân gian mà còn kế thừa được những giái trị có trong kho tàng văn hóa Khổng giáo và Đạo giáo. Là một tôn giáo có hệ thống giáo lý khá đồ sộ và hoàn chỉnh, khi du nhập vào Việt
Một là, quá trình truyền bá Phật giáo nhìn chung không tạo ra những xung đột về quân sự cũng như về văn hoá.
Hai là, với phương châm hoằng hoá “tùy duyên phương tiện”, Phật giáo đã tạo khả năng chấp nhận những dị biệt của truyền thống văn hoá ở những khu vực mà nó du nhập. Vì vậy, đã làm tăng khả năng thích nghi của Phật giáo với các nền văn hóa . Hơn nữa, cũng vì đặc điểm đó, mà Phật giáo đã biết tự làm giàu bản thân mình bằng cách tiếp nhận các giá trị tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các dân tộc khác. Dần dần, Phật giáo đã trở thành một nhân tố tham gia sáng tạo văn hoá và đồng hành cùng các dân tộc ngòai ấn Độ.
Phật giáo là trào lưu tư tưởng chủ trương thực hiện bình đẳng giữa con người với con người, giải thoát khỏi nỗi đau sinh tử để đạt đến một ý nghĩa đời sống hoàn thiện. Theo ý nghĩa đó, dù không trực tiếp phủ nhận xã hội thế tục duy trì chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, song đó là một hình thức phản kháng chống xã hội có áp bức và nô dịch. Yếu tố phản kháng của Phật giáo đã phản ánh đúng tâm trạng của người dân đất Việt vốn mạng nặng nỗi đau mất nước và thân phận nghèo khổ.
Sau năm 938, Phật giáo phát triển và trở thành hệ tư tưởng phong kiến Việt
Có thể nói Phật giáo có vai trò to lớn về văn hóa, đạo đức, lối sống… của con người Việt Nam, đã góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hoá quan hệ xã hội, hình thành một phong cách, lối sống thuần hậu.
Mọi tôn giáo chân chính đều có những cống hiến nhất định về phương diện văn hoá, đạo đức cho nhân loại. Phật giáo là một trong những tôn giáo chân chính, nên khi du nhập vào Việt
ở nước ta, qua các giai đoạn lịch sử có nhiều cá nhân và tập thể đã bỏ tiền của, công sức cho việc xây sửa chùa chiền, đúc chuông, đắp tượng, dựng tháp… Rất tiếc, vì chiến tranh liên miên, thiên tai tàn phá và cả thiếu ý thức, vô trách nhiệm ở một số người đã làm cho nhiều công trình văn hóa của Phật giáo đã bị hủy hoại, số còn lại vẫn là những di sản văn hóa có giá trị của dân tộc, được Nhà nước ta tìm mọi biện pháp để giữ gìn, tôn tạo.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá Việt Nam. Gần đây, một số người đã bỏ tiền của, không tiếc công sức để khôi phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm phật đường…Trong đó có nơi đã trở thành danh thắng nổi tiếng của nước nhà để du khách đến chiêm ngưỡng. Những giá trị văn hóa Phật giáo không chỉ tồn tại trong tư tưởng, mà còn đang hiện diện thông qua hành vi nỗ lực của hàng triệu người nhằm vươn tới một lẽ sống vì Tổ quốc giàu mạnh, nhân sinh hạnh phúc.
3- Phật giáo là một tôn giáo truyền thống của dân tộc ta và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt. Dĩ nhiên, tôn giáo, tín ngưỡng mang tính lịch sử, vì vậy bản thân nó phải chuyền đổi phù hợp với điều kiện lịch sử mới Phật giáo đã từng là chỗ dựa tinh thần chi phối cả xã hội như các triều đại Lý –Trần; hay được triều đình chính thức bảo trợ như dưới thời một số Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Lịch sử cũng đã minh chứng vai trò của Phật giáo góp phần làm cho triều đại thịnh trị, đất nứơc hùng cường và lòng dân đồng thuận. Nhưng rồi, Phật giáo cũng không còn giữ được vai trò của mình như thời kỳ hoàng kim, cực thịnh của nó. Có hiện tượng ấy do nhiều lý do, trong đó có một phần bởi tư tưởng thực dụng và hưởng lạc của tầng lớp xuất gia, bởi hoạt động tôn giáo lai tạp, pha trộn với mê tín dị đoan, bởi lòng tin hướng thiện cao siêu đã bị dung tục hóa… Phần khác quan trọng hơn là chủ trương gây mất đoàn kết tôn giáo, tấn công, đàn áp và nô dịch văn hóa tinh thần mà đặc biệt lưu ý văn hóa tâm linh của người Việt do thực dân , đế quốc và một số phần tử “vọng ngoại” chủ trương. Có thời kỳ, họ đã từng coi thờ Phật và thờ Tổ tiên cùng các phong tục dân gian không khác mấy với mê tín, dị đoan. Đất nước còn nô lệ thì làm sao tôn giáo có được tự do, Tổ quốc đã mất thì tôn giáo truyền thống cũng dễ lụi tàn.
Lịch sử là như vậy, ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa thì sức công phá đối với văn hóa truyền thống còn ở mức độ quyết liệt và quy mô lớn lao hơn nhiều, nếu như tự mình Phật giáo không biết giữ gìn, bồi đắp và đổi mới thì sự suy thoái là xu hướng khó tránh.
Trong cơ chế thị trường, bản năng ích kỷ trong con người dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển, những dục vọng và đam mê đồng tiền, sùng bái vật chất, làm giàu với mọi giá, bất chấp cả tình nghĩa, bỏ qua đạo hạnh, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác ở một số người đang có cơ trỗi dậy. Trước hiện trạng ấy, Phật giáo với thuyết nghiệp báo luân hồi và tư duy dân giã “ác giả ác báo, thiện giả thiện báo “, “đời cha ăn mặn đời con khát nước” , “ở hiền gặp lành” với sự thưởng phạt ở kiếp luân hồi… về phương diện đạo đức đã có tác dụng kiềm hãm những hành vi thái quá, cực đoan, phi nhân tính, phản văn hóa ở con người. Phật giáo có một hệ thống các quan niệm đạo đức khá hoàn thiện nhằm xây dựng mẫu người lý tưởng theo quan niệm của mình. Nhờ vậy, khi thực hành, tín đồ Phật giáo có thể điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với cái Thiện. Những quan niệm về Ngũ giới, Thập thiện, thuyết nhân – quả, luân hồi, nghiệp báo… mặc dù còn mang tính thần bí, siêu hình, song có ý nghĩa răn đe, hạn chế những suy nghĩ, lời nói không đúng, hành động sống buông thả …nhằm đem lại cho cá nhân một thái độ sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ thấy gía trị của đạo đức trong Phật giáo mà còn thừa nhận giá trị đạo đức của các tôn giáo nói chung:
“Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa ” [1].
Đảng cộng sản Việt
Dù cho, quốc gia nào đó có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có nền chính trị vững vàng, có nền tài chính công khai và minh bạch đến đâu, thì nhiều lắm cũng chỉ ngăn ngừa ở mức độ nhất định những bất công, dối trá và tội ác. Vì thực ra, đó cũng chỉ là những tác nhân bên ngoài, mà tác nhân ấy có giới hạn của nó. Luật pháp chặt chẽ đến đâu vẫn có “chỗ “ cho “tham sân si ” tồn tại và phát triển. Chỉ có ta kiểm soát trong ta để hạn chế những đam mê dục vọng -qua tôn giáo trong đó có Phật giáo- là thấy rõ tính hữu ích của nó.
Phật giáo Việt
Phải thừa nhận rằng, ngày nay nhân loại đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thụât, công nghệ. Với những thành tựu kì diệu do nó đem lại đã làm thay đổi bộ mặt hành tinh chúng ta, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Nhưng, đồng thời mặt trái của nó cũng đã đem đến những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu. Nếu không tự giác điều chỉnh hành vi của mình, thì chắc rằng con người sẽ bị trả giá bởi những hành vi thiếu trách nhiệm trước tự nhiên. Chúng ta đang hàng ngày phải chứng kiến tình trạng môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng cây bị tàn phá, tầng ôzôn là lá phổi của nhân loại thì ngày một mỏng dần và thủng to. Dù cho không ít những cá nhân, những tổ chức lên tiếng kêu cứu, cảnh tỉnh và phản đối với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng mái nhà chung của nhân loại vẫn tiếp tục bị hủy hoại dẫn đến suy thoái môi sinh nghiêm trọng. Những nhà khoa học cho hay, vào nửa sau của thế kỷ XX, con người đối xử với thiên nhiên đến mức độ làm nó mất đi khả năng tự phục hồi.
Trong tác phẩm “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỉ thứ XXI” của Aunelio Deccei và Dáiaku Ikeda cũng đã báo động cho con người về những hiểm họa có thể xảy ra. Trong cuốn “Các xu hướng lớn năm 2000”, hai tác giả John Naisbitt và Patricia Aburdene nhận định rằng: phần lớn sự việc diễn ra trong thế kỉ XX cho thấy địa ngục như chiếm ưu thế hơn [1].
Trước tình trạng trên, ở nước ta có nhiều người, trong đó có những chức sắc tín đồ Phật giáo đã rất quan tâm đến vấn đề môi sinh, họ kêu gọi Phật tử giữ gìn : “Từng chiếc lá xanh, từng bóng cây mát đều góp phần bảo vệ sinh thái địa cầu . Chúng ta mong mỏi những người có đạo tâm, có hiểu biết luật nhân quả hãy chung tay góp sức với nhau trồng nên những khu rừng bạt ngàn. Làm được điều này tức là làm được điều phước thiện lớn lao, vì chúng ta để lại cho thế hệ mai sau tài nguyên gỗ và môi trường sống tốt đẹp” [1]. Có Phật tử còn đề nghị Phật giáo Việt Nam cần đưa môn bảo vệ thiên nhiên và môi trường vào chương trình giáo dục và đào tạo để Phật tử hiểu rõ phương thức và kỹ thuật hành xử tối thiểu trong lĩnh vực này để đóng góp cụ thể vào chương trình hành động của nhà nước nhằm giữ gìn và phát triển những điều kiện vật chất trên quê hương. Đó là những ý kiến rất đáng trân trọng trong hoàn cảnh môi trường suy thoái hiện nay.
Trong xu hướng khoan dung, lấy đối thoại thay cho đối đầu, hòa bình thay cho chiến tranh, thì Phật giáo càng có vai trò lớn.Từ ngày 13-16/4/2006 tại các thành phố Quảng Châu và Châu Sơn thuộc tình Triết Giang Trung Quốc đã diễn ra diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ nhất do Hội Phật giáo và Hội trao đổi Văn hóa và Tôn giáo Trung Quốc đồng tổ chức. Tham dự diễn đàn này gồm có 1000 đại biểu từ 37 nước trên thế giới trong đó chủ yếu là các vị lãnh đạo Phật giáo và tăng ni. Hơn 100 tham luận đã đề cập tập trung vào chủ đề “thế giới hòa hợp bắt đầu từ tâm thức” và nhấn mạnh đoàn kết , hợp tác giữa các Phật tử, trách nhiệm xã hội của Phật giáo cũng như phát huy sức mạnh thể hiện khát vọng về một thế giới hòa bình của Phật giáo. Toàn thể Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố Phổ Đà Sơn với tinh thần khoan dung, xóa bỏ hận thù, luôn hòa hợp. Và mong rằng tinh thần đó sẽ đến từng gia đình và từng cộng đồng, mỗi quốc gia và toàn thế giới để cho thế giới bình yên con người an lạc.
4- Tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng thế tục hóa với biểu hiện tôn giáo tham gia ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Đạo giúp đời, tôn giáo gắn với dân tộc, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo và “đạo pháp , dân tôc và chủ nghĩa xã hội ” của Phật giáo theo hướng tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội” là xu hướng nhập thế rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, những khát vọng trần thế về sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, giàu sang qua cầu cúng, nhờ cậy ở Trời, Phật đã làm cho triết lý giải thoát của nhà Phật trở nên nghèo nàn, thực dụng. Sinh hoạt Phật giáo theo hướng này sẽ khuyến khích thái độ trông chờ, ỷ nại nhiều hơn tự lực vươn lên cải tạo cuộc sống và hoàn thiện nhân cách.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là làm sao để người giàu giàu thêm lên, còn người nghèo bớt nghèo đi chứ không phải san bằng mọi khoảng cách làm triệt tiêu động lực cho sự phát triển. Hiện nay, Phật giáo rất quan tâm đến tầng lớp dưới của xã hội là thái độ rất đáng trân trọng, nhưng cũng cần động viên cả tầng lớp trung gian và doanh nhân nữa. Vả lại, giúp đỡ những người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong những thời điểm nhất định là rất cần, nhưng nếu khuyến khích tư tưởng ỷ nại, trông chờ mà không tạo điều kiện cho họ tự vươn lên thoát nghèo thì đất nứơc ta khó phát triển được.
Phật giáo là một tôn giáo cao siêu và trí tuệ, không ít những nhà khoa học phương Tây đã thấy giá trị và hết lời ca ngợi Phật giáo. Albert Enstein cũng cho rằng: N?u có bất kỳ tôn giáo nào mà tôn giáo đó đáp ứng với nhu cầu khoa học hiện đại thì tôn giáo đó s? là Ph?t giáo. Phật giáo không chỉ đóng góp cho khoa học mà còn là di sản văn hóa thế giới. ở Việt
Không thể phủ nhận, bên cạnh rất nhiều vị cao tăng mẫu mực về đức hạnh và cao siêu về Phật học được bà con Phật tử và xã hội một lòng kính trọng, tôn vinh, thì cũng đã xuất hiện những người tu thân trong chốn cửa thiền vì những động cơ thế tục, nên chưa thoát khỏi cái bả của lợi danh. Có tín đồ , chức sắc Phật giáo còn sa ngã bởi cám dỗ trong cuộc sống đời thường vì ái dục, chưa gỡ bỏ được “Tham , sân, si”, để dẫn đến những hành vi không chỉ phạm giới luật mà cả pháp luật. Vì vậy, để tránh “lượng cao phẩm thấp”, tình trạng “đời sống người tu sĩ thiếu nội lực tâm linh và phẩm chất người tu sĩ ngày càng yếu kém” thì cần chú ý khâu nhận người xuất gia và giáo dục đạo hạnh cho họ. Làm sao được như mong muốn của dân chúng vốn yêu quý đạo Phật là “sư phải ra sư, chùa phải ra chùa”.
Việc xây sửa, tu bổ chùa chiền, phát triển lễ hội nhằm đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của nhân dân là nhu cầu chính đáng cần tôn trọng và chính quyền các địa phương tạo thuận lợi, nhưng nếu xây cất một cách tràn lan, thái qúa với kiến trúc lai căng, lòe loẹt, lễ hội triền miên làm hao tốn tiền của, công sức của dân thì lại không nên.
Cho dù lịch sử đổi thay, thế cuộc chuyển vần, Phật giáo đã từng đồng hành cùng dân tộc suốt gần hai mươi thế kỷ qua. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, trước xu hướng toàn cầu hóa, Phật giáo sẽ biết tự điều chỉnh để thích ứng với xã hội Việt