Trang chủ Tin tức Phật giáo Trung Quốc với việc thành lập Hội liên hữu Phật...

Phật giáo Trung Quốc với việc thành lập Hội liên hữu Phật giáo Thế giới (New)

72

Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.


I/ Thái Hư Đại Sư đề xướng việc thành lập Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới và cử đệ tử lớn là Pháp Sư Pháp Phảng xuất ngoại tham gia quá trình thành lập hội.

1. Ý niệm và thực tiễn của Thái Hư Đại Sư và Pháp Sư Pháp Phảng đối với việc thành lập tổ chức Phật Giáo mang tính quốc tế thế giới.

Sáng lập tổ chức Phật Giáo mang tính quốc tế thế giới là chủ trương nhất quán của Thái Hư Đại Sư và Pháp Phảng Pháp Sư đồng thời đã nỗ lực thúc đẩy từ trong nước, năm 1933 Pháp Sư Pháp Phảng đã có bài viết đăng trên tạp chí Hải Triều Âm số 15, kỳ 5 với tựa đề “Công cuộc vận động mới của Phật Giáo và Hòa bình thế giới” đã viết: “Hội Liên Hợp Phật Giáo Thế Giới vào năm 1924 tức năm Dân Quốc thứ 13 do Ngài Thái Hư Đại Sư Phật Học Viện Vũ Xương khởi xướng tại Hội Nghị Lư Sơn vào tháng 6 tham dự có đại biểu của Nhật Bản, Triều Tiên tuy trong hội nghị không đưa vào văn bản nghị quyết nhưng tinh thần và lý tưởng của công cuộc vận động mới về Phật Giáo Thế Giới đã được đặt nền móng từ nơi hội nghị này.

Mục đích của công cuộc vận động mới nhằm liên hợp các nhân sỹ nghiên cứu Phật giáo của các nước, giảng thuyết Phật giáo, truyền bá Phật Pháp trên toàn cầu. Cũng trong hội nghị này, Thái Hư Đại Sư đã nêu lên 3 giai đoạn thực hiện công cuộc vận động là: giai đoạn một Liên Hợp Phật Giáo tất cả các tỉnh trong đất nước Trung Quốc, giai đoạn hai Liên Hợp tất cả các nước Phật Giáo vùng Đông Á, giai đoạn ba mở rộng quy mô Liên Hợp từ Đông Á đến các nước và Âu Mỹ”. Cũng trong năm đó Pháp Sư Pháp Phảng đã viết bài: “Phật Giáo với công cuộc vận động mới và hòa bình thế giới trong tương lai” có đoạn: “Chúng ta trông đợi sự đoàn kết của Phật Giáo đồ toàn thế giới thành lập Hội Phật Giáo vận động hòa bình thế giới hay Hội Phật Giáo phi chiến tranh trên thế giới. Thực hiện việc tuyên truyền chủ nghĩa cứu thế của Phật Giáo. Thuyết minh cho chính phủ các nước thấy rõ lý do chánh đáng của việc phi chiến tranh cũng như sự đáng sợ của chiến tranh. Đồng thời ứng dụng Phật Pháp làm giải pháp để giải quyết các xung đột trên thế giới. Tôi tin tưởng Phật Giáo đồ trên thế giới chúng ta thực hiện cuộc vận động này không phải là không có lợi ích. Hy vọng tất cả mọi cá nhân, mọi đoàn thể Phật Giáo đồ trên thế giới đều phát tâm đại bi cứu thế, gánh vác trách nhiệm cứu thế, nỗ lực tuyên truyền và đóng góp cho công cuộc vận động hòa bình thế giới”.

Pháp Sư Pháp Phảng nhìn nhận từ tình hình thế giới lúc ấy nhất là sự kiện 18 tháng 9 Nhật xâm chiếm 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc mà kêu gọi Phật Giáo đồ trên thế giới đoàn kết lại thành lập công cuộc Phật Giáo vận động cho hòa bình thế giới.

2. Thái Hư Đại Sư viếng thăm các nước và lần đầu tiên đề xuất việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.

Năm 1940, Ngài Thái Hư Đại Sư đã tham dự buổi đón tiếp của 8 đoàn thể Phật Giáo Tích Lan dành cho mình và tại Hội Phật Giáo Tích Lan Ngài Thái Hư đã phát biểu: “Ngày nay Quý Hội đã là Tổ Chức Thống Nhất Phật Giáo Toàn Tích Lan, đã liên kết lại được hơn 90 đoàn thể Phật Giáo sức mạnh sẽ rất lớn làm cho chúng tôi càng kính phục hơn nữa đối với Quý Hội. Trung Quốc tuy có Tổ Chức Hội Phật Giáo, tôi cũng đã từng đến hoằng pháp ở Âu Mỹ và cũng đã sang lập Thế Giới Phật Học Uyển nhưng hiệu quả không cao. Tháng trước tại Hội Maha Bồ-Đề Lộc Giả Uyển Ấn Độ đã phát khởi Ủy Ban Quốc Tế Phục Hưng Phật Giáo Ấn Độ và Đại Học Phật Giáo Quốc Tế đây chỉ là những việc làm kế thừa Phật Giáo đồ Tích Lan của bản thân chúng tôi để tham gia vào việc vận động cho Phật Giáo thế giới mà thôi”. Ngài Thái Hư khi viếng thăm Singapore tại Ban Anh Ngữ của Hội Phật Giáo Singapore đã nói đến việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới như sau: “Tôi đã có kế hoạch thành lập Hội Liên Hiệp Phật Giáo Thế Giới gồm Trung Quốc, Miến Điện, Tích Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Nepal, Việt Nam, Nhật Bản… 14 nước .Nam Dương (Singapore) là khu vực Phật Giáo đồ ít nhưng so ra vẫn nhiều hơn Âu châu và Mỹ châu. Do vậy hy vọng các chùa các đoàn thể Phật Giáo của Singapore sẽ tổ chức Đại Hội Liên Hợp Phật Giáo đồ làm bước trù bị tiến đến việc thành lập Hội Phật Giáo Nam Dương (Singapore) là đơn vị đại diện để tham gia vào Hội Liên Hợp Phật Giáo Thế Giới”. Từ đây có thể thấy được rằng tư tưởng sang lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đầu tiên là do Ngài Thái Hư Đại Sư đề xướng.

Khi Ngài Thái Hư và Phái đoàn vềnước, Pháp Sư Pháp Phảng đã có bài diễn văn chào đón như sau: “Phật Giáo đồ toàn thế giới chúng ta thật sự cần đại liên hợp để có sức mạnh và tích cực vận động phản xâm lược. Đoàn đại biểu lần này đã có được kết quả ban đầu là thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Trung – Miến, Hiệp Hội Nghiên Cứu Phật Giáo Trung – Miến, Hiệp Hội Văn Hóa Trung – Tích, lại còn đề xướng Tổ Chức Hội Liên Hợp Phật Giáo Thế Giới, và Hội Truyền Thông Phật Giáo Thế Giới. Cho nên tôi nói rằng Đoàn đại biểu trở về cũng chính là lúc bắt đầu cuộc vận động Phật Giáo Thế Giới”.Ở đây chúng ta thấy rằng lần viếng thăm này của Phái đoàn và Ngài Thái Hư Đại Sư tại Tích Lan đã phát khởi cho việc tổ chức Hội Liên Hợp Phật Giáo Thế Giới. Pháp Sư Pháp Phảng đã nhận thức sâu sắc chuyến viếng thăm này của Ngài Thái Hư Đại Sư là mở đầu cho công cuộc vận động Phật Giáo Thế Giới.

3. Vì sao Ngài Thái Hư Đại Sư ủng hộ việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới tại Tích Lan.

Ngài Thái Hư Đại Sư vốn muốn thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới tại Trung Quốc năm 1924 đã có quá trình vận động thành lập Hội Liên Hiệp Phật Giáo Thế Giới nhưng vì cuộc diện nội chính Trung Quốc không ổn định, quốc nạn lại đến, ngày 18 tháng 9 năm 1931 sau khi Nhật Bản phát động sự kiện “18 tháng 9” đã xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tháng 7 năm 1937 Nhật phát động cuộc chiến xâm chiếm toàn cõi Trung Hoa.Người dân Trung Quốc dưới sự hợp tác giữa Chính Phủ Dân Quốc (Quốc Dân Đảng) và Đảng Cộng Sản Trung Quốc bước vào cuộc kháng chiến chống Nhật, mở màn cuộc chiến tranh chống Phát-xít trên toàn thế giới.Trung Quốc không còn là nơi thích hợp để thành lập tổ chức Phật Giáo mang tính thế giới. Sau khi Chiến Tranh Thế Giới thứ hai nổ ra đã có xu hướng lan rộng xuống các nước Đông Nam Á, trong khi đó vị trí chiến lược của Đảo Quốc Tích Lan đã trở thành căn cứ và hậu cần của Tư Lệnh Quân Đồng Minh, kích thích nền kinh tế phát triển, đất nước hòa bình ổn định không bị chiến tranh ảnh hưởng. Hơn nữa, Tích Lan là đất nước Phật Giáo, trong nước có nhiều đoàn thể Phật Giáo nhưng đã thành lập được Hiệp Hội Phật Giáo Tích Lan do Ngài Dr. Gunapala Piyasena Malalasekera làm Hội Trưởng.

Thái Hư Đại Sư trước khi dẫn đoàn viếng thăm Phật Giáo Tích Lan tại buổi họp mặt Phân Hội Phật Giáo Trung Quốc Chống Xâm Lược đã phát biểu: “Tích Lan là trung tâm Phật Giáo, cũng là hạt nhân của các hoạt động liên quan đến Phật Giáo. Cho nên chúng ta rất chú trọng việc kết nối với Phật Giáo Tích Lan. Mấy năm trước Ngài Nalanda cao tăng của Phật Giáo Tích Lan đã viếng thăm Trung Quốc, chúng ta đã nồng nhiệt đón tiếp Ngài. Năm Dân Quốc thứ 23 (1934) tại Thượng Hải chúng ta đã lập Đoàn du học Tăng cử 5 vị học tăng trẻ là Tỳ-kheo Huệ Tùng, Pháp Châu, Duy Huyễn, Duy Trực, Du Lư đến Tích Lan học tập nghiên cứu Phật Giáo làm cầu nối cho mối liên kết giữa Phật Giáo Trung Quốc và Tích Lan”.

Khi viếng thăm Tích Lan Ngài Thái Hư cũng đã đề cập: “Ngài Pháp Hiển, Ngài Nghĩa Tịnh đều đã lưu học ở Tích Lan. Ngài Bất Không Tam Tạng tuy là người Ấn Độ nhưng đã cư trú một thời gian tại Tích Lan rồi mới đến hoằng pháp ở Trung Quốc trong thời gian dài và viên tịch tại Trung Quốc”. Ngài Thái Hư lại nói tiếp: “Tích Lan và Trung Quốc đều là nơi Phật Giáo Ấn Độ truyền đến sớm nhất nhưng Phật Giáo Trung Quốc mãi đến năm 1928 khi tôi đặt chân đến Âu Mỹ mới là dịp để người Âu Mỹ biết đến và Thế Giới Phật Học Uyển ra đời, phát triển cho đến ngày nay cũng đã được thành lập tại Âu Mỹ vào thời gian đó. Tôi đến London và New York đều được Phân Hội Maha Bồ-Đề do Tích Lan thành lập đón tiếp. Cho nên tôi và Phật Giáo Tích Lan hợp tác vận động thế giới đã có mối liên kết từ mười mấy năm trước”. Sau chuyến viếng thăm trở về Ngài Thái Hư đã nói: “Tích Lan đất nước có nhiều điều làm chúng ta kính quý, đất nước với 6,7 triệu dân nhưng gần như đều theo Đạo Phật. Chính quyền và nhân dân các nơi đều tiếp đón chúng tôi rất nồng hậu. Sau khi chúng tôi về nước Tích Lan chuẩn bị tiến hành việc thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Trung – Tích tính chất gần như Hiệp Hội Văn Hóa Trung – Miến đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến của chúng ta, đồng thời cũng sẽ cử phái đoàn viếng thăm Trung Quốc”. Ngài Thái Hư trước, sau và trong thời gian dẫn đoàn viếng thăm đã luôn biểu thị việc ủng hộ Tích Lan thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.

4. Ngài Thái Hư cử Pháp Sư Pháp Phảng ra nước ngoài tham gia việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.

Năm 1940 Ngài Thái Hư sau khi dẫn đoàn viếng thăm Ấn Độ, Tích Lan cùng một số nước Phật Giáo Đông Nam Á trở về nước, Ngài đã thúc đẩy việc liên hệ với các nước. Được sự đồng ý của Bộ Giáo Dục Ngài đã cửPháp Sư Pháp Phảng đến các nước Đông Nam Á với tư cách nhà truyền giáo và cử hai vị Pháp Sư Đạt Cư và Bạch Huệ đến Ấn Độ du học.

Ai cũng rõ là Pháp Sư Pháp Phảng còn một trọng trách nữa là tham dự việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới, trọng trách này được nói rõ nơi bài văn tiễn Pháp Sư xuất ngoại rằng: “Chư vị Pháp Sư được phái đến Tích Lan lần này về ý nghĩa và tính chất có khác vì trước đây đi du học thì không truyền giáo nhưng nay đầy đủ cả du học và truyền giáo. Nghe nói nhị vị Đạt Cư và Bạch Huệ Pháp Sư sẽ theo học tại trường Pali nổi tiếng của Tích Lan. Nhà truyền giáo Pháp Phảng sau 6 tháng nữa sẽ thực hiện việc sau 2000 năm lại trùng tuyên Lăng-Già (Kinh Lăng-Già được Đức Thích Tôn giảng tại Đảo Tích Lan). Trên Đảo Sư Tử Nam Bắc Đồng Truyền. Đồng thời được biết sau khi đến Tích Lan Pháp Sư Pháp Phảng sẽ cùng với Ngài Hội Trưởng tiến sỹ Malalasekera chuẩn bị thành lập Hôi Liên Hiệp Phật Giáo Thế Giới. Từ sự liên hiệp Phật Giáo Trung – Tích đến việc kiến lập Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế mới, tài đức của Pháp Sư nhất định sẽ góp sức được cho việc tiến hành công cuộc này”. Nội dung của bài đã chỉ rõ trọng trách của Pháp Sư Pháp Phảng được giao phó là lãnh sứ mệnh tham gia vào việc sáng lập Hội Liên Hiệp Phật Giáo Thế Giới.

5. Vì sao Thái Hư Đại Sư chọn phái Pháp Sư Pháp Phảng tham gia việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới?

Sứ mệnh sáng lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới rất to lớn và nhiệm vụ khó khăn Thái Hư Đại Sư vì sao giao trọng trách to lớn này cho Pháp Sư Pháp Phảng? Chúng ta đều biết đệ tử Ngài Thái Hư Đại Sư rất nhiều, trong đó những người tài giỏi không ít nhưng mọi người đều biết Ngài Thái Hư Đại Sư xem trọng nhất là “Tứ Đại Kim Cương”, Pháp Sư Pháp Phảng là một trong “Tứ Đại Kim Cương” ấy. Pháp Sư Pháp Phảng khi vào học khóa thứ nhất Học Viện Vũ Xương đã được Ngài Thái Hư xem trọng.Sau khi tốt nghiệp, Ngài đã đồng ý chọn Pháp Sư Pháp Phảng làm giảng viên của Phật Học Viện mặc dầu lúc ấy Ngài mới 20 tuổi. Ngài Thái Hư đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng và ủy thác trọng trách to lớn cho Pháp Sư Pháp Phảng, Pháp Sư Pháp Phảng đã từng giảng dạy tại Viện Giáo Lý Bách Lâm Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay), Giáo Lý Viện Hán – Tạng. Pháp sư Oai Nghi đĩnh đạc, tiếng vang như sấm , khi đăng đàn thuyết pháp tiếng như sư tử hống , thái độ hòa nhã, thành khẩn . Pháp Phảng tri thức sâu rộng, lại tinh thông thế pháp , khi diễn thuyết thường sử dụng phương pháp thích hợp cơ nghi , giỏi vận dụng từ ngữ chính xác hợp với nhu cầu của thời đại thể hiện rõ tài năng giảng dạy phi phàm của pháp sư .Pháp sư Pháp Phảng đã từng chủ biên tạp chí Chánh Tín , đồng thời đã từng chủ biên tạp chí Phật Học nổi tiếng trong và ngoài nước đó là tạp chí Hải Triều Âm, chứng minh cho thấy tài năng viết văn và biện tập của pháp sư. Pháp sư Pháp Phảng cũng đã từng đảm nhận chức vụ Viện trưởng Phật học viện Vũ Xương, Thư ký văn phòng trù bị thế giới phật học Uyển , chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu thế giới phật học Uyển, quảng thủ thư viện thế giới phật học Uyển, trưởng phòng giáo vụ viện giáo lý Hán – Tạng. Đặt biệt pháp sư còn đại diện cho ngài Thái Hư Đại Sư tham dự và phát biểu tại các hội nghị cũng như xử lý công việc, thể hiện tài năng kiệt suất lãnh đạo của pháp sư. Gần đây còn phát hiện ra rằng, pháp sư đã từng chủ nhiệm bộ phận nghiên cứu của Ban Chấp Hành Hội Phật giáo Trung Quốc, trong những năm đầu Dân Quốc, là người sáng lập Hội Học Tăng Trung Quốc Và chủ nhiệm ban trù bị thành lập hội Học Tăng Trung Quốc…chứng tỏ tài năng tổ chức của Pháp sư. Pháp sư Pháp Phảng học thức uyên bác đầy đủ tài năng giảng dạy, viết văn, biên tập, lãnh đạo ,tổ chức. Trước khi ra nước ngoài đã tinh thông tiếng Nhật, tiếng Tây Tạng, tiếng Anh, được gọi là “Hư Môn Nhân Kiệt, Thái Hư Cao Túc” giao trọng trách xuất dương truyền giáo và sứ mạng tham dự sáng lập Hội Liên Hiệp Phật giáo thế giới cho pháp sư là lựa chọn chính xác của Thái Hư Đại Sư.

II/ Pháp Sư Pháp Phảng xuất dương tham dự sáng lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.

1. Pháp sư Pháp Phảng đã tuyên truyền cho việc liên hợp Phật Giáo Đồ Thế Giới tại Miến Điện

Pháp sư Pháp Phảng đến Miến Điện vào tháng 9/1940 vì gặp trở ngại do cuộc chiến tranh nên đã dừng chân và tuyên truyền cho việc liên hợp Phật Giáo Đồ Thế Giới tại Miến Điện như một sự chuẩn bị để sáng lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới. Cũng nhân cơ hội này, Ngài đã có bài diễn thuyết với đề tài Phật giáo cứu thế và cứu quốc. Ngài trình bày: “Thế giới vì sao lại xảy ra chiến tranh? Ai là người gây ra mối họa này? Nhật Bản xâm lược Trung Quốc bèn cho rằng đây là vì nền hòa bình cho Đông Á, Hit-le xâm chiến Âu châu cũng cho rằng vì hòa bình cuả thế giới. Đương nhiên, Anh quốc cũng tuyên bố vì hòa bình mà chống lại Hit-le. Cho nên, đây đều không phải là một nền hòa bình triệt để. Cách nói về hòa bình ở đây là sự che đậy cho mục đích xâm lược. Một nền hòa bình chân thật phải được xây dựng trên sự tự do, bình đẳng của nhân loại, sự lợi ích giữa các dân tộc và các quốc gia, cũng chưa dám khảng định đó là một nền hòa bình chắc thật huống hồ là việc dùng vũ lực để chinh phục?  Nếu như động viên được toàn thế Phật Giáo Đồ trên thế giới để thực hiện việc cứu thế của Phật Giáo thì tác dụng bất khả tư nghì. Chúng ta cần phải xây dựng cho được một trung tâm làm cứ điểm của Phật giáo mang tính thế giới. Công việc này là công việc cần kíp trước mắt.

2. Pháp sư Pháp Phảng và Tiến sĩ Malalasekara, nhân vật quan trọng trong quá trình thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.

Năm 1942, Pháp sư Pháp Phảng đặt chân đến Ấn Độ và năm sau đến Tích Lan. Ngài mau chóng liên lạc với Tiến sĩ Malalasekara, Hội trưởng Hội Phật Giáo Toàn Tích Lan, cũng là người chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Thái Hư Đại Sư và ngài còn nhận lời làm thầy dạy Trung văn cho Tiến sĩ. Trong báo cáo hải ngoại của Thế Giới Phật Học Uyển, Pháp sư đã trình bày từ tháng 5 năm ngoái, nhận lời mời của Tiến sĩ Malalasekara, Đại học Tích Lan để dạy kinh tiếng Hoa cho ngài. Tiến sĩ Malalasekara là nhà Đông Phương Học đầu tiên của Tích Lan có sự đam mê rất lớn đối với văn hóa Trung Quốc và nhất là đối với Phật giáo, chuyên nghiên cứu văn hóa và mỹ thuật Trung Quốc. Pháp sư Pháp Phảng đã cùng với TS. Malalasekara hiệu đính Trung văn và Pali văn của Kinh A Hàm. Cũng từ tháng 7 năm ngoái, Hội Ma Ha Bồ Đề Tích Lan lập Viện Bồi dưỡng Truyền giáo đã thỉnh Pháp sư Pháp Phảng giảng dạy về Phật giáo Đại thừa Trung Quốc. Hội này đã được thành lập 50 năm, có danh tiếng trên thế giới. Tại Ấn Độ, những việc làm cho sự nghiệp Phục hưng Phật giáo mọi người  đu tán dương. Viện Bồi dưỡng Truyn giáo này chuyên đào tạo các pháp sưđảm nhận công việc truyn giáo tại Ấn Độ và Âu Mỹ. Pháp sư Pháp Phảng đã tham gia Hội và đảm nhận chức vụ Giảng sư cũng như các công tác chuyên môn khác. Đây là biểu trương của sự hợp tác giữa giới Phật giáo Trung Quốc và Hội, cũng là việc đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc sau này.

Như trong bài văn bia “Tiễn Pháp sư Pháp Phảng xuất ngoại”đã nêu: “Tài năng của Pháp sưđã giúp ích rất nhiu trong việc thúc đẩy TS. Malalasekara đưa ra các quyếđịnh một cách nhanh chóng. Pháp sư trong bài “Sự vận động Phật giáo Tích Lan ngày hôm nay”đã đ cập: “Thường các vị Phật tử tại gia cóđịa vị lãnh đạo thường đ xướng tổ chức liên minh Phật giáo thế giới hoặc triệu tập hội nghị Phật giáo quốc tếĐ xướng triệu tập hội nghị Phật giáo quốc tế là chủ trương của TS. Malalasekara – Chủ tịch Hội Phật giáo toàn Tích Lan. Tiến sĩ chủ trương năm 1950 sẽ triệu tập Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần I tại đảo Tích Lan, liên hợp Phật Giáo Đồ các nước trên thế giới, đặc biệt là Phật giáo đoàn các nước Á châu. TS. Malalasekara muốn liên hợp Phật giáo đô Á châu trở thành một hình thức liên minh Phật giáo để thúc đẩy công tác Phật giáo cứu tế nhân loại sẽ rất dễ dàng. Khi Pháp sư Pháp Phảng hỏi ông v ý tưởng này, TS.đã nói: “Hi vọng sẽ nhận được sự hiệp trợ của Phật giáo đồ Trung Quốc.

3. Pháp sư Pháp Phảng đã phiên dịch một tài liệu minh chứng cho việc sáng lập Hội Liên hữu Phật giáo Thhế giới

Năm 1946, Pháp sư Pháp Phảng đã phiên dịch bài viết bằng tiếng Anh của TS. Malalasekara với tựa đề “Liên minh Phật giáo đồ Thế giới”. Trước bài dịch này, Pháp sư đã có lời giới thiệu rằng:“TS. Malalasekara là một học giả Đông Phương học của thế giới đã từng đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Đông Phương học, trước tác rất nhiều, hiện là giáo sư Pali của Đại học Tích Lan, là hội trưởng Hội Phật giáo toàn Tích Lan, rất có niềm đam mê đối với Phật học, triết học, văn học và lịch sử Trung Quốc, thường diễn thuyết về chuyên đề triết học và nghệ thuật Trung Quốc, cũng có sự nghiên cứu về tiếng Trung Quốc. TS. Malalasekara là cư sĩ nhiệt thành phục vụ Phật giáo, cũng là người bạn tốt của Thái Hư Đại Sư từ năm 1943, khi đến Tích Lan đã cùng TS. kết mối tâm giao. Trong tương lai, công cuộc vận động văn hóa Phật giáo thế giới và văn hóa Trung – Tích phải nhờ đến sự nỗ lực của TS. giúp sức để được phát triển huy hoàng”. Bài văn này đã được đăng ở chuyên mục Phật đản năm 1946 nói rõ đến tiền đồ và hiện thực của công cuộc vận động Phật giáo thế giới lúc bấy giờ.

Bài văn “Liên minh Phật giáo đồ thế giới” đã nói: “Mục đích chuyến viếng thăm của Thái Hư Đại Sư khác với ngài Pháp Hiển ở chỗ Thái Hư Đại Sư muốn nghiên cứu tình hình Phật giáo Tích Lan trong hiện tại nhưng điều mà ngài quan tâm hơn cả là thúc đẩy mối quan hệ thân thiết giữa Phật giáo hai nước. Trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ngài, ngài đã cùng với chư tăng và cư sĩ Phật tử Tích Lan tổ chức hai hội nghị. Ngài đã nói rõ v kế hoạch của mình là giúp cho mối liên kết nghiên cứu hỗ tương giữa Phật giáo Tích Lan và Trung Quốc. V phía mình, Thái Hư Đại Sư sẽ cùng Phật giáo đồ Trung Quốc nỗ lực hoàn thành các công việc để thúc đẩy cho mối quan hệ hữu nghị này. Ngài chắc chắn đã nhận được sự ủng hộ của Phật giáo đồ Trung Quốc nên mới thực hiện những điều ấy. Trong quá trình thảo luận đã đưa ra những phương pháp sơ bộ như: trao đổi học giả, thành lập hiệp hội văn hóa Phật giáo Trung Quốc – Tích Lan, phát hành báo chí và tập san và cuối cùng là vấn đề tài chánh do Phật giáo đồ Malaysia và Tích Lan kêu gọi đóng góp.

4. Trong thời gian truyền đạo, pháp sư Pháp Phảng đã tuyên truyền cho việc liên hiệp Phật giáo đồ thế giới.

Trong thời gian ở nước ngoài, nhân dịp nghỉ lễ, ngài thường nhận lời mời đến giảng thuyết ở Singapore và Malaysia. Trong thời gian ấy, ngài luôn tuyên truyền cho sự liên hiệp Phật giáo đồ thế giới để hướng dẫn luồng thông tin tuyên truyền cho việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới. Như trong thời gian thuyết giảng ở học viện Bồ Đề Singapore, ngài đã nói: “Chúng ta, những người tu tập niệm Phật nên đem những điều chúng ta hiểu rõ về giáo lý Phật giáo giảng cho người khác biết, giúp họ hiểu rõ được giáo lý nhà Phật. Đầu tiên phải cảm hóa được người thân, bạn bè, hàng xóm; cuối cùng là Phật giáo đồ trên toàn thế giới ngồi lại với nhau để truyền bá đạo lý từ ái hòa bình chân thật của Phật giáo, tuyên dương Phật giáo nhằm cảm hóa thế giới, để những người làm chính trị hiểu và từ bỏ ngã kiến, biết nhường nhịn trên phương diện kinh tế, từ bỏ sự chiếm đoạt và thực hành bác ái bố thí.

5. Sau khi về nước, pháp sư Pháp Phảng vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Dr. Malalasekera về công tác thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Năm 1947, sau khi được tin Thái Hư đại sư viên tịch ở Thượng Hải, pháp sư rất đau buồn. Trong khi đó ở Thượng Hải tất cả đệ tử và cư sĩ hộ pháp của ngài Thái Hư đại sư nhóm họp và đồng đi đến quyết định chọn pháp sư Pháp Phảng là người kế thế sự nghiệp của Thái Hư đại sư rồi thông báo và khẩn thỉnh pháp sư nhanh chóng về nước. Pháp sư Pháp Phảng lập tức lên đường về nước, qua Malaysia, Hương Cảng, đến tháng 5/1948 ngài đặt chân về đến Thượng Hải. Ngài đến Thượng Hải liền đến Phụng Hóa Tuyết Đậu Tự chiêm lễ tháp xá lợi của Thái Hư đại sư và tiếp nhận chức trụ trì Tuyết Đậu Tự. Mùa thu năm ấy, ngài đến Vũ Xương để tiếp nhận chức viện trưởng Phật học viện Vũ Xương, đồng thời khởi công xây dựng tháp xá lợi Thái Hư đại sư tại học viện.

Tuy về nước tiếp nhận sự nghiệp của bổn sư trụ trì Phụng Hóa Tuyết Đậu Tự, viện trưởng Phật học viện Vũ Hán và quản lí thư viện Thế Uyển nhưng ngài vẫn duy trì mối liên lạc với Dr. Malalasekera về việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới. Sau khi về nước ít lâu, ngài đã nhận được thư của Dr. Malalasekera, mở đầu bức thư ông viết: “Pháp sư Pháp Phảng! Ngài đã biết viết thư là một việc làm hết sức khó khăn đối với tôi. Do vậy, mỗi ngày chỉ viết cho ngài một bức thư là đủ rồi. Tôi nghĩ tôi phải viết thư để cho ngài biết rằng tôi vẫn luôn nghĩ nhớ đến ngài”. Và phần kết của bức thư ông đã nói: “Sau khi Thái Hư đại sư viên tịch, trên tạp chí Phật giáo, chúng tôi đã đăng bài để kỉ niệm về ngài. Pháp sư đã đọc chưa? Sự ra đi