Trang chủ Nghiên cứu "Phật giáo ở đâu…": Câu hỏi muộn màng (Bài 19)

"Phật giáo ở đâu…": Câu hỏi muộn màng (Bài 19)

205

1. Dẫn nhập

Mục tiêu của loạt bài “Phật giáo ở đâu: Câu hỏi muộn màng” là giới thiệu đến bạn đọc những bài báo, bài nghiên cứu, sách in, tài liệu trên mạng ghi nhận tình trạng thiểu số hóa Phật giáo Việt Nam, để giúp quý tăng ni Phật tử thêm thông tin trên bước đường hoằng pháp. Bài viết giới thiệu dưới đây nằm trong những bài giới thiệu thông tin về Phật giáo ở vùng núi và cao nguyên trong sự so sánh với hoạt động tôn giáo nói chung.

2. Tài liệu, tác giả và xuất xứ

2.1. Tài liệu bài viếtGhi nhận về công tác tôn giáo tôn giáo ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai”.

2.2. Tác giả: Trần Thị Thúy Ngọc.

2.3. Xuất xứ: Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 8-2014, trang 29-30.

3. Giới thiệu sơ nét

Trong bài viết, Phật giáo ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai đã là tôn giáo thiểu số, đứng hàng thứ 2, với 6.187 tín đồ, so với tôn giáo đa số, là Ca tô La Mã có 15.148 tín đồ. Tín đồ Phật giáo huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai xấp xỉ số tín đồ Tin Lành là 5.600 tín đồ.

Nếu vận dụng cách tính so sánh với Ky tô giáo theo kiểu Hàn Quốc (gộp chung tín đồ Ca tô La Mã và Tin Lành), thì người theo đạo Phật chỉ còn khoảng 1/3 so với Ky tô giáo.

Đáng lưu ý, là tín đồ Ca tô La Mã gồm người nhiều dân tộc, gồm cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số, tín đồ Tin Lành chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thì tín đồ Phật giáo không được đề cập đến trong sự đa dạng dân tộc. Suy ra, có lẽ Phật giáo chỉ toàn tín đồ người Kinh.

Như vậy, ở Phật giáo tại huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, và là tình hình chung ở nhiều huyện miền núi và cao nguyên khác, đường phân giới tín đồ Phật giáo trùng với đường phân giới về dân tộc. Điều này, phản ánh tình trạng không chú trọng hoằng pháp đến đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua.

Cũng đáng lưu ý là bài viết ghi nhận số lượng tín đồ tham gia ban chức việc trong đạo Ca tô La Mã ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai đến 50 tín đồ. Tín đồ Ca tô La Mã như thế, dù ở huyện miền núi, cũng có vai trò tích cực trong hoạt động tôn giáo.

4. Giới thiệu trích dẫn tài liệu:

Ghi nhận về công tác tôn giáo ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

Huyện Chư Păh nằm ở phía bắc tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp huyện la Grai, thành phố Pleiku, phía Đông giáp huyện Đăk Đoa, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum. Đơn vị hành chính của huyện có gồm trấn Phú Hòa và 14 xã, dân số toàn huyện khoảng trên 65.451 người, trong đó tín đồ các tôn giáo có gần 27.000 người. Chư Păk  có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có nhà máy thủy điện Yaly hoành tráng, cung cấp điện lưới cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, có chung Biển Hồ thơ mộng với thành phố Pleiku, chùa Minh Thành cũng là một địa điểm quen thuộc của người dân quanh vùng, với lịch sử lâu đời bậc nhất tỉnh Gia Lai.

Trong nhiều năm qua, huyện Chư Păh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,15%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được kiện toàn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Trong lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, đã khôi phục, tôn tạo được 66 nhà rông; lưu giữ 344 bộ cồng chiêng để phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; tỷ lệ học sinh ra lớp các bậc học hàng năm đạt 98%; toàn huyện có 2 trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa” chiếm 80%; trên 75% thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu “khu phố văn hóa”. Huyện Chư Păh được đánh giá là huyện có tinh thần đoàn kết lương – giáo và phát triển kinh tế – văn hóa và xã hội tương đối mạnh của tỉnh Gia Lai.

I. Tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn

Hiện nay, huyện Chư Păh có 4 tôn giáo đang hoạt động, đó là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Cao Đài, với tổng số gần 27.000 tín đồ, chiếm 39,3% dân số toàn huyện.

Về Công giáo, huyện Chư Păh có 15.148 tín đồ là người các dân tộc: Kinh, Ba Na, Gia Rai…; 7 nhà thờ và 01 nhà nguyện, đó là các nhà thờ: Ninh Đức (xã Nghĩa Hòa), Hòa Phú (xã Hòa Phú), Biển Hồ Trà, Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng), Chư ĐangYa (xã Chư ĐangYa), Kon Măh (xã Hà Tây), Ngô Sơn (xã Chư Jor) và nhà nguyện là Mrông Yố (xã la Ka), có 05 dòng tu đang hoạt động trên địa bàn, đó là dòng: Phao lô và Cát Minh (xã Hòa Phú), Phao lô và Đức Mẹ vô nhiễm (xã la Ka), Nigia (xã Nghĩa Hưng) và dòng Đa Minh ở xã Chư Đang Ya. Huyện có 6 linh mục phụ trách các nhà thờ, nhà nguyện và 50 tín đồ tham gia ban chức việc phục vụ cho hoạt động của Công giáo.

Thời gian qua, các hoạt động lễ nghi tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra bình thường, thu hút đông các tín đồ. Công giáo đã tổ chức nhiều ngày lễ hội, đảm bảo trang trọng, vui vẻ và có đông tôn giáo bạn tham dự, như lễ Phục Sinh, lễ Giáng Sinh, Tháng rước hoa, rước Thánh giá…

Tin lành Việt Nam (miền Nam) trên địa bàn huyện Chư Păh có khoảng gần 5.600 tín đồ, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sinh hoạt ở hai chi hội, có hai mục sư làm mục vụ và 21 tín đồ tham gia vào ban chấp sự. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Chư Păh còn có 04 hệ phái Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân, hiện đang đăng ký sinh hoạt, đó là: hệ phái Tin lành Mennonite (có 63 tín đồ, sinh hoạt tại làng Kách (xã la Khươl); hệ phái Tin lành Phúc Âm đấng Christ, có 30 tín đồ, sinh hoạt tại làng Bối (xã Hòa Phú), 16 tín đồ sinh hoạt tại làng Rơ Vai (xã la Khươl) và hệ phái Tin lành Giám lý Liên hiệp có 40 tín đồ, sinh hoạt tại làng Mrôngýô 1 (xã la ka).

Phật giáo, ở huyện Chư Păh có 6.187 tín đồ, chủ yếu sinh hoạt tại hai chùa trong huyện, đó là chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng) và chùa Phước Sơn (xã Nghĩa Hòa) và một tịnh xá. Có một thượng tọa, một sư cô, 05 tu sĩ và hai ban hộ tự gồm 8 người. Thời gian qua, Phật giáo huyện Chư Păh đã có nhiều hoạt động thiết thực, tổ chức thành công lễ Phật đản Phật lịch và các lễ trọng khác theo đúng nghi lễ tôn giáo và tổ chức thành công khóa An cư kiết hạ có hàng trăm người tham dự.

Cao Đài, ở huyện Chư Păh có 40 tín đồ và 02 thầy cả. Do số lượng tín đồ ít, nên vào các ngày lễ trọng, các tín đồ đạo Cao Đài ở đây thường tập trung về thánh thất Pleiku để sinh hoạt và học giáo lý.”

MT

Thông tin, thảo luận, phản hồi riêng và các bài tranh luận đặc biệt: [email protected], vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.