Mang theo tấm lòng và gần 800.000.000 đồng của Tăng, Ni, Phật tử tỉnh nhà, sáng ngày 09/11/, TT. Thích Thanh Tân, UV. HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, cùng phái đoàn đại diện BTS Phật giáo tỉnh đã đến với bà con xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề trong cơn bão số 9 vừa qua . Tháp tùng đoàn còn có TT. Thích Tâm Vị, Phó ban Pháp chế TW, Phó BTS Phật giáo Lâm Đồng, Trú trì chùa Linh Phước, Linh Ẩn ( Lâm Đồng), chùa Minh Đức ( Quảng Ngãi) , Ni sư Thích Nữ Chơn Tịnh, thủ quỹ BTS .
Mặc dù, bầu trời miền Trung vẫn còn âm u, mây đen vần vũ, mưa tuôn tầm tả từ lúc 4 giờ sáng, do ảnh hưởng của cơn bão số 12 và áp thấp nhiệt đới đang tiếp tục đổ bộ vào miền Trung … Nhưng bà con nghe tin có đoàn Chư Tôn Đức Phật giáo từ Lâm Đồng đến thăm thì vui lắm, đến đông nghịt cả sân .
Tiếp đón đoàn, ngoài 500 hộ dân có giấy mời đến nhận quà đã được ban tổ chức gởi đến trước, thông qua chính quyền địa phương cách đây vài hôm . Buổi san sẻ yêu thương sáng nay, còn có ông Đặng Ngọc Dũng, UV. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Phùng Tô Long, Phó chủ tịch UBND huyện, cùng lãnh đạo một số ban nghành địa phương .
Theo thống kê sơ bộ từ Ủy ban Phòng chống Bão lụt địa phương cho biết : Sau 2 giờ đổ bộ, bão số 9 đã gây ra nhiều thiệt hại, tổn thất nặng nề . Toàn tỉnh có 13 người bị thương, 325 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, 450 trường học, cơ giáo dục, 70 cơ sở y tế, 105 nhà văn hóa thôn bị tốc mái, hư hỏng; gần 1.300ha cây ăn quả, keo bị gãy đỗ, 650ha đất ruộng bị sa bồi thủy phá; 65 công trình thủy lợi bị bồi lấp . Tổng thiệt hại ước tính trên 4.480 tỷ đồng , Đảng bộ tỉnh đang khẩn trương huy động tổng lực khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.
Vâng ! nhìn những khuôn mặt khô cằn, khắc khổ của những người nông dân hiền lành chân chất, một nắng hai sương đang từng ngày cố gắng nổ lực vươn lên bằng sức lao động của mình để khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống, lòng chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động .
Đã sinh sống tại “cái rốn bão lũ” suốt nhiều năm, anh Lê Văn Út cho biết : “ chưa từng chứng kiến trận bão nào kinh khủng đến như vậy, chỉ riêng trong tháng 10, miền Trung hứng chịu bốn cơn bão và áp thấp nhiệt đới . ba đợt lũ cùng 13 vụ lở núi đã làm 159 người chết, 71 người mất tích, hàng ngàn ngôi nhà chìm trong biển nước …
chú Trần Tuấn Tú bộc bạch : “ trong cơn bão, nhiều nhà đã bị tốc mái hoàn toàn, hư sập nặng nề, bão chồng bão, lũ chồng lũ, cuộc sống bây giờ còn nhiều khó khăn lắm . Chưa kịp khắc phục của cơn lũ trước thì lại lâm vào cảnh khốn đốn của đợt thiên tai sau, khó khăn chồng chất khó khăn, trong phút chốc có nhiều gia đình bỗng trắng tay, lâm vào cảnh không nhà … Cũng may trong những lúc khốn đốn, hoạn nạn như thế này, bà con miền Trung luôn được sưởi ấm bởi những tấm lòng tương thân, tương ái của đồng bào cả nước . “ chiều miền Trung ngập chìm trong biển nước, thương quê nghèo sao lắm cảnh sầu đau, cơn bão dữ vô tình chi lắm vậy, bao kiếp người cơ cực cảnh lầm than” .
Trong đôi mắt đượm buồn, rưng rưng đôi dòng lệ, chị Nguyễn Thị Lý bồi hồi kể lại : “ bà con vùng lũ vốn đã khổ, nhưng đau lòng nhất là những cái chết không có chỗ chôn thân đã làm cho tim chúng tôi như se thắt lại . Nghĩa địa, nơi an nghĩ cuối cùng của con người cũng bị nước tấn công. Vì thế, có người phải treo quan tài trên cành cây, chờ nước rút hoặc phải đấp bờ che bao ni lông, bơm nước ra liên tục mới moi được cái huyệt . Khi đặt quan tài xuống, phải dùng những vật thật nặng chèn lên, rồi lấp thật kỷ … ấy vậy mà cũng có trường hợp quan tài bị nước cuốn trôi … May thay, trong những lúc nguy khốn như thế này, luôn có lực lượng bộ đội, công an, dân quân, chính quyền địa phương túc trực ngày đêm kịp thời ứng cứu …
Ông Trần Bá thì vui vẻ nói “ thôi thì quên đi những chuyện buồn đã qua, hôm nay nhận quà là vui quá rồi , của ít nhưng lòng thật nhiều . Trong những tình cảnh khốn khó như thế này, thì bà con miền Trung cũng đã ấm lòng quá rồi, xin cảm ơn quí thầy, quí nhà chùa, cảm ơn đồng bào cả nước đã hướng về khúc ruột miền Trung ”
“ Cả nước hứơng về nổi khổ miền Trung – Nhường viên thuốc, gói mì, chiếc áo – vài cân gạo, ấm tình khốn khó – chiếc thuyền con chở cả biển lòng – xin gởi ngàn, thương cảm đến miền Trung” …
Sau khi ân cần thăm hỏi sức khỏe, san sẻ cuộc sống của bà con sau cơn bão lũ, đoàn đã thân thương trao tặng 500 phần quà, mỗi phần gồm 500 ngàn tiền mặt, 10 kg gạo, 1 thùng mì, nhu yếu phẩm , trị giá 700.000 ngàn / phần cho bà con có hoàn cảnh khó khăn do địa phương chọn lựa . Đoàn lại lên đường đến với đồng bào vùng rốn lũ tỉnh Quảng Nam để trao thêm 500 phần quà trị giá 350.000.000 đồng vào sáng ngày 10/11/2020 .
Ra đi, trong cơn mưa tầm tả do ảnh hưởng của cơn bão số 12 và áp thấp nhiệt đới đang tiếp tục tiến vào một số tỉnh miền Trung nước ta, mà sao lòng chúng tôi bỗng cảm thấy ấm áp một cách lạ thường … Phải chăng chính chúng tôi cũng đang được sưởi ấm bởi những tấm lòng nhân ái theo đức tính từ bi của những người con Phật và văng vẳng bên tai chúng tôi là lời tâm sự chân thành đến xót xa của Thượng tọa trưởng đoàn “ Chưa bao giờ người dân Miền Trung lại lâm vào cảnh khốn đốn như thế này ,những cơn bão, lũ cứ dồn dập đổ xuống … đi trong huyện lộ mà cứ ngỡ mình đang ở giữa “ốc đảo”, bởi đâu đâu cũng mênh mông biển nước . Thực tế bà con vùng thiên tai, khúc ruột miền Trung còn thiếu thốn, trầm trọng hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đã nghe …
Ảnh : Hạnh Bảo _ bài : Linh Toàn
Đường vào xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi sáng nay vẫn còn lầy lội, sạt lỡ , nước lũ vây quanh ” chòi tranh biển nước mênh mông – bến không thấy bến, bờ không thấy bờ – bao mãnh đời, bao nổi khó khăn – miếng cơm manh áo, mong chờ muôn phương – về đây, từ khắp nẻo đường _ Người ơi, phủ lấy giá gương lúc này …”