GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2013
Số: 171 / CV – HDPT
V/v Phúc đáp công văn số 132/CV-BTS
của Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang.
Về việc Phật tử tại gia thờ tượng Phật bằng cốt.
Kính gởi: Ban Thường trực-Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang
Vừa qua Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung ương có nhận được công văn số 132/CV-BTS ngày 05-10-2013 của Ban Thường trực – Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang báo trình và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương Giáo hội về việc “Phật tử tại gia có được thờ tượng Phật cốt hay không? Nếu thờ tượng cốt quy định cao tối đa là bao nhiêu? Thờ tượng Phật nào là thông dụng nhất? ”, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN (VP2) đã chuyển lại và ủy quyền cho Ban Hướng dẫn Phật phúc đáp.
Qua nội dung văn thư, Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương nhận thấy đây là việc thờ phượng có liên quan đến việc tu học tín ngưỡng của đa số đồng bào Phật tử tại tỉnh Tiền Giang.
- Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, số 21/2004/PL-UBTVQH11, ngày 18 tháng 6 năm 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo
- Căn cứ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8-11-2012 về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Căn cứ điều: 60 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Căn cứ điều: 2, 4 của Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
Nay, Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đề xuất một số ý kiến giải quyết như sau:
1. Việc thờ phượng chư Phật, Bồ tát, Thánh tăng là cách thể hiện lòng tri ân, báo ân của hàng Phật tử tại gia đối với Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), cho nên việc thờ Phật, Bồ tát, Thánh tăng bằng tranh ảnh, hoặc bằng tượng cốt, kích cỡ lớn nhỏ là tùy thuộc: khả năng tài chính, không gian thờ phượng ở trong nhà hoặc trên sân thượng và nguyện vọng của mỗi gia đình Phật tử.
2. Về cách thờ phượng, có 3 trường hợp như sau:
a. Thờ độc tôn, là thờ chỉ 01 vị Phật hoặc 01vị Bồ tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quan Âm, …
b. Thờ theo bộ, là trọn bộ tượng như: Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai; Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thích Ca Mâu Ni, Di Lặc tôn Phật ), Tây phương tam thánh ( Phật Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Thế Chí), Đông phương tam thánh (Phật Dược Sư , Bồ tát Dược Vương, Bồ tát Dược Thượng), v.v…
c. Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: tam thế Phật bậc trên, thờ Bồ tát Quan Âm bậc dưới; Tây phương tam thánh bậc trên, thờ Bồ tát Di Lặc bậc dưới, v.v..
Để mọi sinh hoạt tu hành tại gia được thuận lợi tốt đẹp, kính đề nghị quý đồng bào Phật tử sắp xếp việc thờ phượng cần đơn giản trang nghiêm thanh tịnh, lưu ý nhang đèn, đề phòng hỏa hoạn, mỗi ngày phải lễ Phật tụng kinh, tu tập đúng chánh pháp. Không được lợi dụng việc thờ phượng, cúng kiến để hoạt động mê tín dị đoan, hoặc gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Kính chúc quý Ban và quý Phật tử vô lượng an lạc, Phật sự viên thành.
TM. BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
Nơi nhận: KT. TRƯỞNG BAN
– Như trên PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
“để phúc đáp”
– Văn phòng I, II Trung ương GH
“để báo cáo”
– Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Tiền Giang, (Đã ký)
– Phân ban Cư sĩ Phật tử tỉnh Tiền Giang
“để thực hiện”
– Sở Nội vụ-Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang
– Sở Công an tỉnh Tiền Giang
“để biết và hỗ trợ” Thượng Tọa THÍCH THIỆN TOÀN
– Lưu VP