Tại đây người ta cũng đã tìm thấy những đồng xu quý hiếm có từ thời Khusan. Những tác phẩm cổ này được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ 5.
Một tác phẩm điêu khắc Phật giáo được phát hiện tại khu phức hợp Phật giáo Bhamala.
Khu phức hợp Phật giáo Bhamala được khai quật lần đầu tiên bởi một nhà khảo cổ người Anh vào những năm 1920-1930, nhưng do tình hình chính trị bất ổn cộng thêm hệ thống pháp luật, trật tự trong khu vực có nhiều biến đổi vì vậy mà quá trình khai quật vẫn chưa được hoàn thành. Bhamala được đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1980, đến năm 2010 việc bảo tồn khu di tích này được chính phủ Pakistan chuyển giao Cục khảo cổ và bảo tàng KP.
Các nhà khảo cổ làm việc tại khu vực khai quật.
Sau đó, vào năm 2013, một dự án hợp tác nghiên cứu hai năm được khởi xướng bởi chương trình nghiên cứu và bảo tồn khảo cổ của hai nước Ấn Độ và Pakistan (ARCPIP). Chi phí của chương trình được tài trợ bởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phối hợp với Khoa khảo cổ học của đại học Hazara.
Một tác phẩm điêu khắc Phật giáo khác được tìm thấy tại Bhamala.
Trong một bản báo cáo của mình, tiến sĩ Samad nêu rõ: “Những phát hiện của dự án sẽ giúp ích rất nhiều cho sự hiểu biết về cả hai khía cạnh khảo cổ và lịch sử của khu di tích. Một trong những mục tiêu chính của ARCPIP là tìm thấy những bằng chứng cho sự tồn tại của các thời kỳ và tiến hành sắp xếp theo một trình tự thời gian, qua đó sẽ tìm hiểu những nhân vật tiêu biểu của Phật giáo tại thung lũng hẻo lánh này. Chúng tôi đã tìm thấy những dấu tích của một đô thị tại đây. Các chuyên gia cho rằng Bhamala là nơi định cư của các Phật tử hàng trăm năm trước. Các dự án của ARCPIP cũng tìm hiểu sự phát triển của văn hóa qua các công trình khảo cổ Phật giáo tại những lục địa nhỏ, xem xét những tác động và kết nối với các vùng biên giới, nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo trong lối kiến trúc tại Taxila.”
Các nhà khảo cổ đang lên kế hoạch mở rộng phạm vi nghiên cứu và thực hiện nhiều công việc khai quật hơn nữa tại khu di tích Bhamala.