Núi Nga Mi quanh năm phủ bóng cây xanh, do địa hình độc đáo, lượng mưa dồi dào và khí hậu đa dạng, đã tạo môi trường sinh thái rất tốt cho sự sinh sôi nảy nở sinh trưởng của các loại sinh vật, bởi vậy, trong phạm vi hơn 100 kilomet vuông, có hơn 3 nghìn loài thực vật cao đẳng, chiếm 1/10 tổng số loài thực vật TQ, trong đó có cây dương xỉ (Cyathea spinulosa) được coi là hoá thạch sống của thực vật. Vào khoảng 1800 tỉ năm trước, cây dương xỉ từng là loại thực vật thịnh vượng nhất trên trái đất, cũng như khổng long, được coi là một trong hai tiêu chí lớn của thời đại “Động vật bò sát”. Nhưng qua sự biến đổi địa chất lâu dài, cây dương xỉ trên trái đất phần lớn đã không tồn tại, chỉ có một số ít nơi được coi là “Nơi tị nạn” mới có thể tìm được bóng dáng của nó.
Thảm thực vật và khí hậu tốt đẹp của núi Nga Mi đã tạo một nơi vui chơi thiên nhiên cho các loài động vật. Núi Nga Mi có hơn 2300 loài động vật hoang dã, trong đó có các loài quý hiếm như gấu mèo, lửng đen, gấu nâu, bướm lá khô v.v, nhất là bầy khỉ núi Nga Mi, gặp người không sợ, còn đùa giỡn với người, đã trở thành “Cảnh quan sống” độc đáo trong núi Nga Mi.
Địa vị của núi Nga Mi trong giới phật giáo cũng rất cao cả, một trong bốn đất thánh phật giáo lớn của TQ. Tương truyền nơi đây từng là đạo trường của Phổ Hiền Bồ Tát. Được biết, Phật giáo đã truyền vào núi Nga Mi từ thế kỷ 1 sau công nguyên. Quá trình phát triển phật giáo gần hai nghìn năm đã để lại di sản văn hoá phật giáo phong phú cho núi Nga Mi. Hiện nay, trong núi có gần 30 ngôi chùa chiền, chùa Vạn Niên là một trong 8 ngôi chùa nổi tiếng trong đó.
Chùa Vạn Niên xây dựng sớm nhất vào thế kỷ 4, nguyên gọi là chùa Phổ Hiền, sau này nhiều lần được tu sửa. Nổi tiếng nhất trong chùa là điện gạch không rầm xây năm 1601. Điện này phỏng theo hình thức chùa phật Ấn Độ, bên trên là nóc nhà hình bán cầu, phần dưới là điện hình vuông, hợp với quan niệm vũ trụ “Trời tròn đất vuông”. Toàn điện được xây bằng gạch, không có chiếc rầm nào, hoàn toàn chịu lực bởi vòm đỉnh. Hơn 400 năm nay, trải qua nhiều lần động đất, đến nay chưa hề bị suy suyển, được coi là kỳ tích trong lịch sử kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
“Đi Nga Mi tất lễ đại phật, lễ đại phật thường đi Nga Mi”, đại phật Lạc Sơn là một phần không thể tách rời của khu phong cảnh Nga Mi. Đại phật Lạc Sơn nằm ở trên núi Lăng Vân, trước mặt là nơi hội tụ của ba con sông gồm sông Mân, sông Thanh Y và sông Đại Độ, phật được tạc vào năm 713 sau công nguyên, lúc đó được xây dựng để trấn áp thuỷ quái.
Đại phật Lạc Sơn được tạc trên hình quả núi, trải qua 90 năm mới hoàn thành. Đầu phật ngang với đỉnh núi, chân dẫm xuống sông lớn, hai tay đặt lên đầu gối, phật cao 71 mét, riêng đầu phật cao khoảng 15 mét, tai dài 7 mét, vai rộng 28 mét, có thể làm sân chơi bóng rổ. Mu bàn chân của phật có thể ngôi hơn trăm người, là người khổng lồ thực sự, cũng là một bức tượng đá tạc theo vách núi lớn nhất hiện có trên thế giới.
Núi Nga Mi và đại phất Lạc Sơn được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1996. Uỷ ban di sản thế giới đánh giá rằng, phong cảnh núi Nga Mi-đại phật Lạc Sơn tươi đẹp, nhiều thế kỷ đến nay, đã tích luỹ nhiều của cải văn hoá, là một phần quan trọng văn minh của loài người.
Một số hình ảnh về Đại Phật Lạc Sơn :
Bản đồ