Trang chủ Văn hóa Nối tiếp truyền thống Trúc Lâm Yên Tử trên đất Cố Đô

Nối tiếp truyền thống Trúc Lâm Yên Tử trên đất Cố Đô

73

Miền Trung, đất Thần kinh, cố đô Huế đã vang lên từ tiếng chuông Thiên Mụ tự lúc xưa chúa Nguyễn mở cõi, dựng nên cơ nghiệp vương triều nhà Nguyễn. Đạo Phật hôm nay đang vun đầy sức sống trên non song Việt. Trong dân gian có câu nói: “Của vua thua của Phật”. Đó là một lời nói từ ngàn xưa của dân tộc biểu lộ tình cảm sùng kính thiêng liêng đối với Đức Phật. Và giờ đây đạo Phật, không chỉ ở thế giới đây đạo Phật, không chỉ ở thế giới đang vươn lên mà ở Việt Nam chúng ta cũng thế.


 


Cơ hội này có được, quả là một đại nhân duyên, là ân sủng lớn của hồn thiêng sông núi Việt.


 


Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã chính là dòng pháp thiền phái Trúc Lâm được tiềm ẩn trôi chảy qua gần ngàn năm trên mạch nguồn đạo Phật Việt suốt hơn hai ngàn năm, được bắt nguồn từ ngọn núi Linh Sơn xa xăm bên xứ Ấn Độ cách nay gần 2.600 năm, và nay dòng pháp ấy đọng lại nơi Bạch Mã sơn này trong lòng đất lành Thừa Thiên-Huế.


 


Bạch Mã sơn là tim đất Việt, và Thiền viện Trúc Lâm sẽ góp phần mình vào sinh hoạt đạo Phật của Thừa Thiên-Huế miền Trung trong tương lai…


 


THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ,


NIỀM TỰ HÀO CỦA PHẬT GIÁO THỪA THIÊN-HUẾ


(Trích phát biểu của HT.Thích Giác Quang, Phó ban Thường trực BTS PG


tỉnh Thừa Thiên-Huế trong lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã)


Nhìn về những ngôi thiền viện, những ngôi chùa mà Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ xây dựng đều là những công trình mang tính thời đại, như Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, chùa Lân ở Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam Đảo và những thiền viện ở Long Thành, Vũng Tàu. Giờ đây, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã cũng sẽ là một đại danh lam ở giữa thắng cảnh hồ Truồi xanh mát. Sự nghiệp xây dựng chùa chiền của thiền sư để lại cho đời thật là vĩ đại, song công việc khơi lại dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử được tuôn trào qua nhiều miền quê hương lại càng vĩ đại hơn bội phần.


 


Tại Huế, qua ngôi Đại thánh Trúc Lâm do Tổ sư Giác Tiên khai sáng là cả một hướng tâm về cội nguồn, về với dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Thiền Đại Việt được khơi nguồn từ một Quốc sư Phú Vân siêu thoát và một đấng minh quân Trần Thái Tông lắng nghe lời quốc sư, biết lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình.


 


Niềm hạnh phúc lớn nhất của Tăng Ni, Phật tử Thừa Thiên-Huế là xây dựng và bảo vệ ngôi nhà đạo pháp, bởi vậy một sự ai mẫn nào đó chùa chư tôn đức hướng tâm về xây dựng Phật giáo Thừa Thiên-Huế có những tu viện, thiền viện tôn vinh những giá trị thật tu thật học là cả những góp phần quý báu nhất.


Những cơ duyên tốt đẹp đang đến với Tăng Ni, Phật tử Thừa Thiên-Huế là sự trở về của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, là sự quan tâm của Thiền sư Thích Thanh Từ. Hàng Tăng Ni, Phật tử rất vững niềm tin vào ý thức dân tộc ở quý ngài, vào con đường tự tôn dân tộc qua những mong muốn Việt hóa ngôn từ trong Phật giáo chúng ta.