Trang chủ PGVN Nhân vật Ni trưởng Thích Nữ Như Hải : Kỳ vọng cho Phật...

Ni trưởng Thích Nữ Như Hải : Kỳ vọng cho Phật giáo hôm nay

164


PTVN: Trong dịp đầu năm, Ni trưởng có thể chia sẻ chút suy nghĩ của mình đến với độc giả Phật tử Việt nam?


 


Ni Trưởng: Chúng tôi rất vui mừng khi được giao lưu và trò chuyện cùng độc giả trang nhà Phật tử Việt nam. Lời đầu tiên, tôi kính chúc chư Tôn Đức Tăng ni, quý Phật tử trong và ngoài nước được thân tâm an lạc, vạn sự cát tường. Đối với Tăng ni trẻ, đặc biệt là hàng ni giới cần phải nương vào giới luật, làm thềm thang cho quá trình tiến tu đạo nghiệp. Đối với nam nữ Phật tử, rất mong quý vị luôn chánh tín với Tam bảo, gieo trồng thiện duyên với các Phật sự mà chư Tăng đang làm và sẽ làm.


 


ni-truong-00.jpg picture by beijing_20071


 


PTVN : Được biết, NT chuẩn bị xuất bản quyển “Trích Dịch Thiết Yếu Luật Tứ Phần Tỳ-Kheo-Ni”, xin NT cho biết sơ lược về công trình nghiên cứu dịch thuật này?


 


Ni Trưởng : Bản thân tôi được sinh ra ở miền Bắc- người làng Phúc Lập – Vĩnh Phúc nhưng tôi có cơ duyên được tu học tại Phật học viện ni bộ miền Nam. Năm 1954, tôi rời đất Bắc vào sài gòn để xuất gia tu học. Thầy Bổn sư là cố đại lão ni trưởng viện chủ chùa Bảo An- là Bào Tỷ của cố hòa thượng thượng Thiện hạ Hoa- Viện trưởng viện hóa đạo. Từ năm 1972, chúng tôi được sự ủy nhiệm của quý Ni trưởng trong Ban Quản trị Ni bộ làm quản chúng Phật Học Viện Ni Bộ Từ Nghiêm. Từ đấy đến nay, thấy rõ được công việc đào tạo Ni tài là một trách nhiệm vô cùng lớn lao, chúng tôi bắt đầu chuyên tâm vào việc nghiên cứu luật học, đồng thời soạn dịch một số tác phẩm liên quan đến đời sống xuất gia phạm hạnh của hàng Ni chúng. Mặc dù tuổi già sức yếu, tài thiển trí sơ, song việc làm này là tâm nguyện từ khi tôi còn rất trẻ. Bên cạnh đó, các nơi xa thành thị, tài liệu về giới luật tỳ-kheo-ni còn nhiều hạn chế, các trụ trì tự viện vùng sâu vùng xa, thiếu điều kiện nhân duyên học luật… tôi muốn phát tâm cúng dường các tài liệu về Luật học này giúp Ni trẻ tiện bề nghiên cứu và tu học.


 


PTVN :  Đó là công việc nghiên cứu, còn về công tác xã hội, đặc biệt là hành trình tu học từ bắc vào Nam, ni trưởng có những Kỉ niệm nào đáng nhớ ?


 


Ni Trưởng : Là người con Phật, đâu cũng là quê hương, đâu cũng là thân bằng quyến thuộc để chúng ta có thể gieo hạt giống yêu thương vào cuộc đời. Dù ở bất cứ vùng miền nào, hàng đệ tử Phật vẫn ước mong mọi người an lành trong chánh pháp của Như Lai. Lần về quê hương Vĩnh Phúc đầu tiên năm 1981 do cố Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm tổ chức, sau những năm dài xa cách, Tôi cảm thấy hàng Phật tử quê nhà rất tha thiết với đạo Phật, và kính Phật vô cùng… Có những cụ già hơn 80 tuổi mà vẫn vượt hơn 10 cây số để về làng lễ Phật, bái Sư.


 


Nhìn những người dân nghèo khó nhưng tín tâm với Tam bảo, tôi vô cùng cảm động. Các cụ quay quanh tôi mừng đến rơi nước mắt khi thấy sư về làng, trình bày ước nguyện duy nhất có ngôi Tam bảo khang trang, đủ dung chứa hơn 200 phật tử trong ba thôn (Phúc Lập, Phù Lập, Phù Cốc) lễ bái cúng kiến. Thật ra, một mình tôi không đủ khả năng làm Phật sự này, nhưng được sự phát tâm của thân nhân cũng như nhiều Phật tử sài gòn cùng với tấm lòng khát ngưỡng Phật pháp thiêng liêng của người dân nơi đây, đã thôi thúc và giúp tôi viên thành sở nguyện. Thế là ngôi chùa Phúc Lộc – tại làng Phúc Lập được hình thành và là nơi sinh hoạt tín ngưng Phật giáo. Sở dĩ chọn tên chùa Phúc lộc, vì tôi muốn người dân nông thôn hiểu rằng : Mỗi lần lễ Phật, ngôi chùa chính là phúc lộc mà đức Phật đã ban cho họ, đồng thời ngôi chùa chính là nơi an trú tinh thần, giúp họ gieo duyên với ngôi Tam bảo, nhằm trưởng dưỡng thiện tâm, phát sanh tuệ giác.


 


nitruong-333-1.jpg picture by beijing_20071


 


Thường trực BBT  PTVN  và Ni Trưởng Thích Nữ Như Hải


 


PTVN: Có lẽ đây là kỉ niệm sâu sắc sau những năm dài xa quê hương của NT? Chúng con rất ngạc nhiên, NT là người con đất Bắc nhưng đời sống tu tập lại gắn liền với Ni giới phía Nam. Trong cuộc trò chuyện này, NT có nhắn nhủ gì đối với đường hướng, chủ trương của hàng Ni giới Việt Nam nói chung và Ni giới phía Nam nói riêng?


 


Ni Trưởng : Tôi nghĩ rằng, mỗi thời buổi mỗi khác, song là trưởng tử Như Lai, dù ở hoàn cảnh nào cũng phải kế thừa tổ nghiệp của các bậc Tiền bối hữu công. Muốn Phật giáo phát triển, hàng xuất gia phải nghiêm trì giới luật, học hạnh xả ly. Giáo hội cần biết bao người có thực tài, thực đức, như vậy Phật pháp mới bất diệt. Hàng ni giới phải nghiêm trì Bát Kỉnh Pháp– làm trang sức cho phẩm hạnh của mình. Có như vậy, hàng Ni giới mới xứng đáng là một trong tứ chúng đệ tử của Phật. Ngòai ra, Tăng Ni trẻ còn sức khỏe để tu học, đừng lảng phí thời gian, không nên dừng lại ở mục tiêu học tập nào, mà hãy luôn hướng về phía trước. Có như thế mới kế thừa được sự nghiệp giáo dục Phật giáo Việt Nam. Nguyện vọng cuối đời tôi vẫn là xuất bản quyển luật Tứ Phần tỳ-kheo-ni, nhằm làm kim chỉ nam cho Ni giới hậu học có điều kiện nghiên cứu và thực hành pháp Phật.


 


Thay mặt cho chư ni trụ xứ Từ Nghiêm nói riêng và quý chư ni các tự viện TP nói chung, chúng tôi kính lời chúc sức khỏe tới Ban biên tập trang web này, hy vọng trang Phật tử Việt nam sẽ là kênh thông tin Phật giáo bổ ích cho Tăng Ni Phật tử trong nước cũng như ngoài nước.


 


PTVN: Như vậy, xuất bản quyển luật là nguyện vọng cuối đời của NT, BBT chúng con nghĩ rằng đây là món quà vô giá ý nghĩa nhất mà NT lưu lại cho hàng ni chúng. Đầu xuân, chúng con thay mặt cho độc giả trang web kính chúc NT được sức khỏe dồi dào, luôn là bóng đại thụ, là ngọn đèn sáng cho tăng ni trẻ hậu học chúng con.


 


Thành kính tri ân Ni Trưởng.


 


Một số hình ảnh Ni Trưởng :


 


nitruong-3-1.jpg picture by beijing_20071


 


nitruong-1.jpg picture by beijing_20071


 


 



ni-truong-3444.jpg picture by beijing_20071


 


Ni Trưởng và  Sư cô Thị giả Thích Nữ Viên Châu