TÌNH MẸ CON.
Tình yêu trên thế gian khởi đầu bằng tình mẩu tử. Đứa bé sơ sinh cảm nhận tình yêu qua sự châm sóc trìu mến của người mẹ hiền, qua làn da mịn ấm của người mẹ và dòng sửa mẹ ngọt ngào chào đón những ngày đầu tiên trên trần gian. Khi nó lớn lên thì nó cảm thấy yên tâm dưới ánh mắt chăm sóc của người mẹ và khi bị té đau thì lúc nào nó cũng có thể chạy vào vòng tay che chở của người mẹ. Ngoài người mẹ ra, đứa bé còn cảm thấy an tâm vì còn có người cha, là rường cột chắc chắn bảo đảm một cuộc sống an toàn cho mẹ con nó. Tình mẩu tử rất quan trọng vì nó là nền tảng cho các tình yêu sau này. Tình yêu của cha mẹ là cửa sổ thứ nhứt mở ra thiên đàng ấu thơ.
Những đúa trẻ thiếu may mắng sanh ra trong những gia đình bất hòa sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai. Đa số những đúa trẻ đó sẽ mất khả năng gắng bó với con người, thiếu tự tin, hay lo âu, không tin tưởng vào người khác và khó có được một quan hệ tình cảm tốt đẹp sau này. Ngoài ra, chúng có nguy cơ bị nhiều bịnh về tâm thần và có vấn đề với luật pháp, như trộm cấp hay xử dụng xì ke ma túy. Có thể vì thế mà các tôn giáo đều cho rằng tội bất hiếu hoặc giết cha mẹ là một trong những tội nặng nhất vì nếu không có cha mẹ thương yêu thì con người sẽ không biết được tình yêu và cái cửa vào thiên đàng theo đó bị khóa chặc.
TÌNH LỨA ĐÔI.
Cái tuổi biết yêu và mộng mơ là cái cửa sổ thứ nhì mở ra thiên đàng. Cái cảm giác đầy đủ khi được bảo bọc trong gia đình ấm cúng dân dần bị yếu dần và người thanh niên, thiếu nử muốn được tung cánh bay ra khỏi sự ảnh hưởng của gia đình để được yêu nhau cho thỏa thích dướiù bầu trời tự do màu hồng của tình yêu vừa chớm nở. Rất đáng tiếc, họ chỉ có thể làm được như vậy trong tưởng tượng hay văn thơ nóng bổng mà thôi. Lý do là cái nhiệt tình của tình yêu thuở ban đầu là một ảo tưởng, là một giấc mộng đẹp mà cả hai cùng mơ. Những cặp tình nhân bị trói buộc trong cuộc sống thực tế và tâm lý và khó có thể gặp nhau và yêu nhau một cách thấu suốt và toàn diện được. Vì thế mới có câu là tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Cặp tình nhân chỉ có thể yêu nhau trong túp liều tranh lý tưởng một vài ngày mà thôi (tuần trăng mật). Sau đó phải trực diện với nhiều sự lo âu vì phải đối đầu với trách nhiệm và thực tế, như vấn đề tài chánh và phân công nội trợ trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra họ còn phải đôái phó với những khác biệt về cá tính do giáo dục gia đình tạo ra. Những vấùn đề này dể làm sức mẻ tình yêu ban đầu.
Khi đứa trẻ lớn lên, vào tuổi vị thành niên bắt đầu biết yêu thì tình yêu lứa đôi bị ảnh hưởng rất sâu đậm vào cái tình mẩu tử thuở ban đầu. Phân tâm học khám phá rằng người thanh niên khi yêu, trong tiềm thức hay tìm hình bóng người mẹ qua người yêu mình và người thiếu nử thì tìm hình bóng người cha. Truyền thuyết có kể chuyện chàng Edipus, sau một chuyến du lịch lâu dài trở về quê hương vô tình giết cha của chàng để lấy mẹ chàng làm vợ. Ý nghỉa tượng trưng của truyền thuyết này là người con trai sau khi trưởng thành có đầy đủ nghị lưc (giết cha có nghỉa là có đủ khả năng sống tự lập) để trở thành người chồng thì người thanh niên chọn người vợ có những tính như mẹ mình. Do đó nếu có sự trục trặc trong tình cảm mẹ con, thí dụ như mẹ quá khắc khe hay quá bảo bôäc thì người thanh niên sẽ có rất nhiều khó khăn trong tình cảm lưá đôi. Có những trường hợp người thanh niên cảm thấy không an tâm khi quen với bạn gái nhỏ tuổi hơn mình và chỉ có thể yêu phụ nử lớn tuổi hay những cô gái an phận làm vợ bé cho những ông chồng giàchớ không thể yêu người trai trẻ cùng tuổi với mình. Những khó khăn tâm lý đó chỉ có thể giải quyết qua tâm lý trị liệu (psychotherapy) mà thôi.
TÌNH YÊU LỆCH LẠC: SEX VÀ CON ĐƯỜNG NGHIỆN NGẬP
Trong nảo bộ con người có những khu khi kích thích sẽ tạo nên khoái lạc (mesolimbic dopamine pathway) và một trong những chất tạo nên khoái lạc là Dopamine. Khi người mẹ ôm hôn đứa con mình hay cặp uyên ương nâng niu với nhau, thì lúc đó trong bộ óc trung khu khoái lạc tiết ra chất dopamine làm cho đứa trẻ và cặp tình nhân cảm thấy lân lân như đang sống ở thiên đàng và cảm giác đó được đặt tên là tình yêu. Tình yêu đó tạo nên sự mong muốn cải thiện (thí dụ như cố gắng học cho mẹ thương) hay rời bỏ sự ích kỷ cá nhân để xây dựng một quan hệ tốt đẹp với người khác (tình yêu lứa đôi). Như vậy sự khoái lạc có một ý nghỉa tiến bộ và vị tha.
Trong xã hội vật chất ngày nay, người ta tôn thờ vật chất và gạt bỏ cái ý nghỉa tinh thần ra và chỉ muốn trực tiếp hưởng sự khoái lạc đó bằng cách hưởng thụ sex (giao hợp thể xác), lạm dụng rượu và các loại thuốc kích thích dopamine như cocaine, metamphetamine. Những chất đó chỉ tạo được sự khoái lạc nhất thời và sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại như bi nghiện hay bị điên khùng (psychosis). Sự khoái lạc vô nghỉa là con đường dẩn đếùn tội ác vì con người chỉ chú tâm đến hưởng thụ và coi thường quan hệ với nhau (relation). Tệ nạn xã hội, giết người, hiếp dâm xảy ra vì đối tượng mình trở thành một vật (object) hay bàn đạp để mình đạt đến sự khoái lạc cho riêng mình. Tình yêu trở thành sex và người yêu trở thành sex object (vật tạo ham muốn). Người đàn ông muốn chiếm đoạt thân thể người đàn bà và người đàn bà muốn chiếm đoạt của cải người đàn ông. Nhũng quảng cáo thi đua nhau trưng bày thân thể người phụ nử với phần tinh thần bị cắt bỏ như món mồi nhử đàn ông, hay tạo cái nhìn lệch lạc rằng nếu mua một sản phẩm nào đó thì ta sẽ được mải mải trẻ đẹp và hạnh phúc để nhử người đàn bà. Tóm lại, ta khó có thể vào thiên đàng qua cửa vật chất, cửa đó có thể cho ta thoáng thấy thiên đàng nhưng thiên đàng đó là ảo ảnh, thực tế là sa mạc cằn cỏi của cuộc sống thiếu tâm linh.
TÌNH YÊU GIA ĐÌNH.
Cái ý nghỉa của gia đình là sự thực tập vượt qua cái hạn chế của tình yêu đôi lứa để hướng về tình yêu con cái. Đến một lúc nào đó sắc đẹp mặn nồng của người phụ nử sẽ bị phai mờ, sức mạnh của người đàn ông sẽ bị yếu dần vì tuổi tác chồng chất. Nếu tình yêu vợ chồng dựa trên những yếu tố vật chất đó thì dể bị phôi phai và con người sẽ bị rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng trung niên (mid life crisis). Người đàn ông thích cặp với những cô gái tuổi đáng con mình hay người đàn bà đi sửa sắc đẹp và quan tâm đến sự chưng diện hơn mọi khi hoặc chú trọng đến của cải như mua sấm nhà cửa hay quan tâm đến của cải vật chất nhiều hơn. Sự khủng hoảng đó sẽ giảm đi rất nhiều khi hai vợ chồng có con và hướng tình yêu vào sự châm sóc con cái. Con cái làm cha mẹ quên đi sự già yếu của chính mình và tình yêu gia đình là một sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn của cuộc sôáng. Sở dỉ được như vậy là vì con người không chú tâm vào cá nhân mình mà cùng hướng về một hướng: chăm sóc con cái. Tình yêu gia đình có thể coi như một cái cửa sổ nhìn ra thiên đàng.
Gia đình sum hợp và có tình yêu rất quan trọng cho sự phát triển tâm lý của con cái. Cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc con cái rất ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của những đứa trẻ. Lúc trứơc chúng ta hiểu lầm rằng gia đình sẽ hạnh phúc khi có một cuộc sống vật chất đầy đủ. Những nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều đứa trẻ sống trong gia đình giàu có và cũng là học sinh xuất sắc lại gia nhập vào băng đảng, hút sách và tham gia vào trộm cướp. Sở dỉ như thế là vì những đứa trẻ này thiếu sự chăm sóc và hướng dẩn của cha me,ï coi băng đảng như một gia đình ấm cúng nơi mà chúng có chân đứng và nơi tạo ra cho chúng cái cảm giác chúng được chấp nhận và thông cảm. Ngoài ra nếu cha mẹ bất hòa cải lộn trước mặt con cái hoặc cha mẹ ly dị với nhau cũng có thể tạo ra nhiều sự xáo trộn tâm lý cho đứa trẻ. Sự bất hòa đó tạo ra nhiều hoang mang trong đầu óc non nớt của đứa trẻ và có khả năng gây ra nhiều bịnh tâm thần sau này. Bịnh thông thươnøg nhứt là bịnh buồn nản (depression) và lo âu (anxiety). Sở dỉ như thế vì trong thế giới quan đứa trẻ, cha mẹ tượng trưng cho thế giới bên ngoài. Cái thế giới bên ngoài đó trở nên đe dọa khi cha mẹ bất đồng với nhau.
TÌNH YÊU DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC
Khi ta vượt qua giới hạn của tình yêu gia đình thì sẽ vào lảnh vực của tình yêu dân tộc và đất nưóc. Dân tộc ta là những người cùng sống trên quê hương và chia sẻ những biến cố xãy ra trên đất nước (lịch sử). Sự chia sẻ những khó khăn đó tạo nên một tình cảm gắng bó nhau. Ngoài ra dân tộc ta là những người nói cùng một ngôn ngử và có cùng một văn hóa, cho nên về tình cảm, ta cảm thấy gần gủi hơn với người đồng hương. Ngôn ngử có khả năng khơi dậy những tình cảm quê hương qua những câu ca dao, tục ngử hay những bài tình ca. Ngôn ngử là những rung động âm thanh mà ta đã quen tai ngay từ thuở lọt lòng mẹ, những âm điệu đó tạo nên những cảm giác êm đềm ngọt ngào mang theo hình ảnh quê hương mà ta sẽ giử gìn suốt cuộc đời. Ngôn ngử có thể coi như món ăn tình cảm mà mẹ ta đã đút móm ta từ ngày thơ ấu, rồi ta trau giồi ngôn ngử đó qua sự học hỏi ở thầy cô, để rồi một ngày ta có thể dùng nó trong lá thơ tỏ tình đầu tiên của cuộc đời. Khi yêu đất nước và dân tộc ta thì con người ta sẽ cảm thấy rộng rải hơn vì ta nhận thức rằng tổ tiên ta đã từng hiện diện trong ta qua ngôn ngử, tập tục và văn hóa và ta có nhiệm vụ giử gìn vàtruyền lại di sản đó cho con cháu ta.
Không có gì bất hanïh bằng cuộc sống không có nguồn gốc. Chúng ta là người tha hương, da vàng mủi tẹt, không thể nào trở thành người bản xứ được. Dù ta có nhuộm tóc hay sửa mủi, học nói tiếng Mỹ, nguồn gốc ta vẫn là người Việt. Ta sẽ làm trò cười cho thiên hạ nếu ta muốn biến thành người Mỹ. Điều tốt nhứt ta có thể làm là hòa với dân tộc Mỹ mà không nên đồøng hóa với họ. Ta sống trong xã hội Mỹ, học những cái hay của họ nhưng ta phải giử những cái hay của văn hóa ta. Ta nên hảnh diện ta là người Việt
TÌNH YÊU NHÂN LOẠI
Quá lệ thuộc vào tình yêu tổ quốc có những tai hại của nó như là ta không cầu tiến va øcòn có thể gây ra chiến tranh. Vào thế kỷ 19, vua ta bị thua Pháp vì ỷ lại và không theo giỏi sự phát triển khoa học trên thế giới nên khó có thể dùng gươm mà chống lại với súng đạn của Pháp. Hitler quá tự hào với dân tộc người Đức tạo ra chế độ fascist để tiêu diệt dân Do thái (Jew). Đảng phân biệt chủng tộc KKK tìm cách ám hại người da đen. Tình yêu nhân loại giúp ta vượt khỏi cái hàng rào dân tộc để chào đón loài người. Trái đất tự nó không có ranh giới, con người vẽ ra ranh giới rồi tạo ra sự tranh chấp và chiến tranh. Màu da tự nó không tạo nên người tốt hay xâáu, tốt hay xấu là do con người đặt ra.
Tình yêu nhân loại giúp tâm hồn ta phát triển rộng rải hơn. Khi chia sẻ nổi đau, niềm vui của dân tộc khác kinh nghiệm sống của ta giồi giàu hơn. Ta sẽ cảm thấy ta gắng liền với thế giới vì khi chia sẻ thì ta có cảm giác như sống trong hàng trăm ngàn người khác. Thí dụ khi ta viếng thăm một xứ lạ và làm quen với người bản xứ, khi ta rời xứ đó ta mang theo kỷ niệm của sự đón tiếp nồng nhiệt và có cảm tưởng
như ta mang theo một phần của xứ đó theo ta. Tình yêu nhân loại giúp ta nhận thức rằng gia đình ta ở khắp thế giới và quê hương ta ở trên khắp trái đất. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn vượt qua những giới hạn của ranh giới nhân tạo. Tình yêu nhân loại giúp ta nhìn xuyên qua vật chất và trở về nguồn cội tâm hồn, nơi tình yêu phát xuất.
TÌNH YÊU XUẤT THẾ GIAN.
Có những người có khả năng nhìn năng lượng tình cảm (emotional energy). Những nhà thơ khi nhìn cảnh non nước hùng vỉ liền cảm hứng làm thơ. Nhà thơ không nhìn thấy nuí non là những cục đá mà cảm nhận được sự rung động của năng lượng tình cảm mà cảnh đó tỏa ra. Nhà tâm lý học Jung đặt tên năng lượng đó là archetype. Nưí non hùng vỉ gợi lên những tình cảm liên quan đến sự oai hùng vững bền, tính chất của Thượng Đế hay người cha. Khi nhà thơ đặt bút làm thơ, viết văn tâm lý trăm ngàn người khác. Thí dụ khi ta viếng thăm một xứ lạ và làm quen với người bản xứ, khi ta rời xứ đó ta mang theo kỷ niệm của sự đón tiếp nồng nhiệt và có cảm tưởng
như ta mang theo một phần của xứ đó theo ta. Tình yêu nhân loại giúp ta nhận thức rằng gia đình ta ở khắp thế giới và quê hương ta ở trên khắp trái đất. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn vượt qua những giới hạn của ranh giới nhân tạo. Tình yêu nhân loại giúp ta nhìn xuyên qua vật chất và trở về nguồn cội tâm hồn, nơi tình yêu phát xuất.
Tình yêu nhân loại giúp ta nhận thức rằng giá trị con người không lệ thuộc ở màu da, ngôn ngữ bất đồng hay giai cấp cách biệt. Cái giá trị thật được tìm thấy khi ta phá cái ranh giới nhân tạo do xã hội dựng ra và tìm đến nhau để học hỏi và chia sẻ những kiến thức và tình cảm để bắt nhịp cầu thông cảm .
Khi cảm nhận được những tình yêu kể trên thì sự ich kỷ của ta bị mỏng đi dần dần. Những người sống với nội tâm nhiều thì sẽ có khả năng cảm nhận được năng lượng tình cảm (emotional energy). Những nhà thơ khi nhìn cảnh non nước hùng vỉ liền cảm hứng làm thơ. Nhà thơ không nhìn thấy nuí non là những cục đá mà cảm nhận được sự rung động của năng lượng tình cảm mà cảnh đó tỏa ra. Nhà tâm lý học Jung đặt tên năng lượng đó là archetype. Nưí non hùng vỉ gợi lên những tình cảm liên quan đến sự oai hùng vững bền, tính chất của Thượng Đế hay người cha tinh thần. Khi cảm nhận được Thượng Đế thì tình yêu sẽ vượt qua giới hạn của vật chất nhỏ hẹp và kiếp sống giới hạn của con người. Khi con người tiếp nhận sức mạnh của tình yêu đó thì sự lo âu sẽ tan biến như bọt biển dưới ánh sáng chan hòa của mặt trời. Lúc đó con người không còn tình yêu hạn chế của cá nhân mà con người chính là sự biểu hiện của Tình yêu. Phật giáo thì phân tích Tình yêu đó ra 4 phần: Từ Bi Hỷ Xả. Nếu ta vui lòng (hỷ) từ bỏ sự bám víu (xả) vào vật chất hay xác thân, ta sẽ trở nên khiêm nhượng (từ) và cảm nhận được tình yêu xuất thế gian (bi).
Khi cảm nhận được Thượng Đế (communion with God) hay sống với Phật tánh, nói theo danh từ Phật giáo thì cái chết không có gì đáng sợ. Cái sợ chết đáng sợ hơn là cái chết chính nó. Nói một cách khác, sự lo âu làm cái chết đáng sợ. Con người sống trong ánh sáng Tình yêu chưa hề chết bao giờ mặc dù thể xác chết đi và bị mục rửa. Tình yêu có thể ví như ánh sáng và thân thể là ngọn đuốc. Khi ta là hiện thân của ánh sáng thì mặc dù ngọn đuốc có thể bị cháy mòn, nhưng ánh sáng thì được lưu truyền mải mải. Hiểu được như vậy thì nhiệm vụ của chúng ta là lưu truyền ánh sáng của tình yêu để chúng ta được sống mải mải. Tình yêu xuất thế gian này không thể dùng lý trí để suy luận mà Tình yêu là một sự thể nghiệm hay trực nhận. Con đường duy nhất để thể nghiệm là phá bỏ sự cố chấp ở mọi lãnh vực, đời lẩn đạo, để ta mới có thể mở rộng tâm hồn đón nhận Tình yêu được.
KẾT LUẬN
Đạo lý thật sự chưa bao giờ lìa đời. Mục đích cứu cánh của tình yêu thế gian là giúp con người dần dần cảm nhận được Tình yêu vô bờ bến của đạo. Những tình yêu thế gian như những cửa sổ cho ta thoáng nhìn thấy thiên đàng. Nhưng ta phải trải qua nhiều giai đoạn thử thách để tâm hồn ta phát triển để rồi ta mới trưởng thành và đến thiên đàng thật sự. Con người phải qua nhiều giai đoạn của cuộc đời để tập sự phá lần lần những sự cố chấp ( bám víu) vào vật chất hay thân xác. Danh từ chuyên môn của Phật Giáo là phá cái chấp ngả và ngả sở (sở hữu của tôi). Phật bỏ ngai vàng đi tu tìm chân lý và chứng đạo vô ngả. Vì thế Phật mới có can đảm phủ nhận thành tích của mình và nói rằng Phật chưa từng nói một lời trong 49 năm giảng đạo. Ở Thiên Chúa Giáo, thì Chúa làm gương cho nhân loại chịu cực hình và chết trên thập tự để cứu chuộc tội cho nhân loại. Chúa có đủ phép lạ làm người chết sốùng lại nhưng với tình yêu vô bờ bến Chúa chấp nhận chết để đem lại sự sống cho nhân loại. Sự sống đó chính là Tình Yêu. Ta thật sự sống lại không phải khi ta ăn bánh thánh mà lúc ta nhận thức rằng trong ta có Tình yêu. Những kẻ nào cảm nhận được tình yêu vô ngã (Tình yêu) đó thì sẽ được cứu rỗi vì Tình yêu đó giúp ta vượt khỏi sự ích kỷ cá nhân vàsự bám víu vào vật chất. Phật giáo gọi tâm trạng hạnh phúc đầy đủ đó là niết bàn, còn Thiên Chúa giáo thì gọi đó là thiên đàng. Niết bàn hay thiên đàng không phải ở một thế giới nào xa xôi mà chính là một trạng thái của tâm hồn sung sướng, hạnh phúc khi ta sống trong Tình yêu.