Giao thừa, màu hồng của xác pháo pha lẫn với tiếng nỗ dòn dã của nó, cùng hương vị của khói pháo tao nên một hương sắc rất đặc biệt trong ngày đầu năm, có lẽ, chính vì thế việc đốt pháo ở Trung Quốc vẫn được duy trì, đốt sao an tòan, đốt làm sao vui vẻ, không gây hỏa họan là được. Chính phủ cũng quy định cho người dân được phép đốt pháo từ đêm giao thừa cho đến hết rằm tháng giêng. Như ban đầu tôi nói, Trung Quốc xem trọng việc phục hưng, kế thừa văn hóa cổ qua nhiều thế hệ, cho nên, sản xuất pháo được duy trì, xem pháo là một thứ không thể thiếu được trong các lễ hội, là một sản phẩm giải trí làm đẹp hơn trong không gian ngày tết – nó một phần bị ảnh hưởng bởi văn hóa tín ngưỡng trãi qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Gian hàng pháo cuối năm
Tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa Trung Quốc từ thời sơ khai cho đến bây giờ, pháo có nhiều tên gọi, chủng loại , đồng thời nó cũng có sự thay đổi chất lượng theo sự phát triển của xã hội cũng như thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng. Trong ngày lễ tuyền thống tưng bừng của Trung Quốc, người ta đều đốt pháo hoa, pháo tép. Trong đại lễ hôn nhân, trong tang lễ, và trong nghi thức khai trương nhà mới, cửa hàng mới… người ta cũng đốt pháo. Thời điểm thấy rõ nét nhất vẫn là lễ đón giao thừa, nhà nhà đều đốt pháo, tùy theo khả năng kinh tế của mình mà chọn chủng lọai pháo vừa túi tiền để chuẩn bị cho một đêm giao thừa ấm áp, thấm đượm sắc hồng của xác pháo. Tập tục đốt pháo bánh, pháo tép chào mừng năm mới vẫn lưu truyền từ thời thượng cổ cho đến ngày nay. Nếu bạn ngấm được những nét hoa rơi, những màu sắc lung linh trên bầu trời, bạn có biết không, nó phải trải qua một thời gian dài với rất nhiều biến thiên lịch sử mới có được những chiếc pháo hoa kỳ diệu ấy. Lật lại từng trang sử viết về các lọai pháo của Trung Quốc, tôi cũng như bạn sẽ ngỡ ngàng lý thú về những sản phẩm của họ, và sự nuôi dưỡng lưu truyền văn hóa làng nghề có từ xa xưa không bị mai một.
Mùi pháo vẫn quanh đây
Thêm một tuổi mới
Tên gọi của pháo rất đa dạng và phong phú, ngày xưa pháo bánh, pháp tép có tên gọi là Bộc trúc, bộc can, bộc trượng v..v.. Theo Sách “ Kinh sở tuế thời ký”, pháo trúc của thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều là dùng ống trúc quăng vào trong lửa để gây tiếng nổ, đó là một thời kỳ rất sơ khai của Pháo. Về sau thời Đường phát minh ra thuốc súng cho nên pháo Trúc dần dần được thay đổi. Được biết, thuốc súng lúc đầu do các đạo sĩ luyện đan vô tình tạo ra. Truyền thuyết nói rằng: Thời Đường bệnh tật xảy ra triền miên, tai họa liên tiếp ập đến, có người tên là Lý Điền đựng thuốc súng vào ống trúc mà đốt, ống trúc nổ bắn ra bốn phía, khói tỏa mờ mịt, luồng khí đó đuổi chướng khí của núi sông đi xa. Phương pháp, kỹ thuật đó được áp dụng một cách nhanh chóng cho việc chế tạo pháo sau này. Qua đó có thể thấy rằng, không phải ngẫu nhiên pháo (Bộc trúc, bộc can) xuất hiện, mà nó xuất phát từ nghi thức tôn giáo cúng tế. Trong sách “Kinh sở tuế thời ký” của Tôn Lẫm người Lương thời Nam Triều viết rằng: “Ngày mùng một tháng giêng là ngày Tam Nguyên vậy… gà vừa gáy đã đốt pháo trước sân nhà để trừ ác quỷ…” Còn theo sách “Thần dị kinh” cho rằng: Trong núi phía tây có một lọai người, thân chỉ cao hơn một thước, chỉ có một phần chân. Lọai người đó không sợ bất cứ điều gì, họ sẽ làm cho người nóng hoặc lạnh, lọai người nhỏ bé đó được gọi là sơn táo. Sách “Huyền Hòang Kinh” gọi họ là Sơn Liệp quỷ. Để đuổi Sơn Đáo trừ bỏ điều xấu, để con người được bình an vô sự, thì phải ném bộc can vào trong lửa đang cháy. Bộc can gặp lửa sẽ nổ, phát ra âm thanh đùng đòan làm Sơn Táo phải rút lui, khiến nó không hại được người.
Đó là những truyền thuyết có từ lâu đời, độ chân thực của nó khó mà phán xét, vì một phần thuộc văn hóa tín ngưỡng ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Trung Quốc từ rất lâu, một phần do sự duy trì nét văn hóa cổ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến công đồng xã hội và thế giới, nên các truyền thuyết ấy cứ được truyền miệng mãi đến tận bây giờ. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên với những điều kỳ lạ trong sách sử Trung quốc!? Bản thân tôi cũng thế, chúng đem đến cho người ta sự bất ngờ, thú vị khi tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa.
Đến thời Tống, pháo bắt đầu được cuốn bằng giấy với thuốc súng. Thời đó pháo được gọi là bộc trượng. Thời Tống, trên tòan quốc đều có xưởng làm pháp như Nghi Xuân, Vạn Tải, Bình Hương ở Giang Tây…cho nên, mọi người hiện nay vẫn gọi Giang Tây quê hương của pháo hoa. Thời Minh Thanh thì có rất nhiều lọai pháo do Bắc Kinh, Quảng Châu sản xuất, song pháo hoa bắt đầu từ thời Đường mới thực sự xuất hiện và lưu truyền cho đến ngày nay. Nó trở thành món quà không thể thiếu được trong các họat động quan trọng: Đêm giao thừa, ngày mùng một tết, rằm tháng giêng.v.v.. Sách “ Đông Kinh Mộng Hoa Lục”, “Cần thuần tuế thời ký” đều ghi lại cảnh náo nhiệt của pháo hoa, pháo bông nơi kinh thành và cung đình vào dịp tết, rằm tháng giêng.
Qua bề dày lịch sử của pháo, có thể thấy rằng, người Trung Quốc duy trì và phát triển tập quán của họ theo nhiều bước đệm khác nhau. Cho dù thay đổi ở hình thức nào đi chăng nữa, song quan niệm và nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của họ vẫn được xem trọng và tồn tại. Ngày nay, quan niệm về đốt pháo trong ngày tết cũng thay đổi nhiều, họ đốt pháo không theo quan niệm xưa là xua đuổi tà ma, mà là mong muốn sự may mắn và phồn thịnh đến với gia đình của mình trong tiếng nổ dòn giã của pháo và xác hồng trải nhẹ trên đất (được gọi nôm na là “đại hồng địa”, “mãn hồng địa”).
Xác pháo
Sau đêm giao thừa
Mùa tết ở đây ngòai trời rét cóng, không có những hàng hoa, hàng bánh bày dọc theo các con phố như ở Việt Nam. Trong những ngày này, người dân Bắc Kinh chuẩn bị mua sắm cho những thứ cần dùng cho dịp tết, và không quên mua một vài bánh pháo chuẩn bi cho đêm giao thừa. Ở Việt nam xa xôi, không có tiếng pháo rộn trong từng nhà, nhưng thay vào đó là tiếng trống Bát nhã thúc dục báo hiệu thời khắc giao mùa của năm mới – một nét đặc trưng của văn hóa chùa làng Việt Nam có từ rất lâu. Âm thanh của trống Bát nhã của chùa hòa lẫn vào lời kinh của chư Tăng tạo nên tiếng sấm đại hùng giải khổ, ban vui cho nhân sinh trong sự thanh thóat đến siêu phàm của màu áo cà sa thóat tục. Mặc dù ở xa Việt Nam, không khí đón tết xứ người vẫn khắc hẳn quê mình, dẫu thế, trong trái tim của những người con đất Việt chúng tôi vẫn nghe được hồn quê thổn thức. Dẫu đêm giao thừa không được chúc lành đến thầy tổ, cha mẹ và người thân, song chúng tôi vẫn luôn hướng về quê hương hình chữ S trong mùi pháo mịt mù nơi đất khách.
Lung linh sắc màu
Khỏanh khắc giao mùa sắp đến trong những ngày cận tết, những trang viết còn ấm nồng về cảm xúc xa quê của chúng tôi cứ tuôn chảy, bởi có một mùi pháo lạ lẫm cứ lan tỏa, vở tung cho từng phút từng giây của kim đồng hồ quay ngược đón chào năm mới 2009.
Trang nhật ký khép lại, nhưng thật sự đâu đây có một mùi pháo xứ người khó quên, cất giữ nơi tôi trên những nẻo đường du học!
Khu dân cư tập trung pháo cùng đốt đón giao thừa
Một lọai pháo rất đặc biệt!?
Tống cựu nghinh tân
Hồn nhiên
Để trách hỏa họan các khu dân cư đốt pháo theo dạng tập trung
Một năm mới nhiều thuận duyên
Mãn hồng địa