Trang chủ Diễn đàn Nhịp cầu độc giả Nhìn lại vụ lừa đảo, mạo danh Phật giáo để trục lợi...

Nhìn lại vụ lừa đảo, mạo danh Phật giáo để trục lợi của nhóm ông Lê Tùng Vân

583

Ông Lê Tùng Vân cùng các đối tượng có dấu hiệu đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật, lợi dụng mạng xã hội, thậm chí là sóng truyền hình để tạo hình ảnh tu sĩ Phật giáo, nhằm lừa cả cộng động mạng.

Địa điểm hoạt động của nhóm ông Lê Tùng Vân đã mượn danh nghĩa, hình ảnh của Phật giáo với tên gọi là “Tịnh thất Bồng Lai” hay sau này đổi tên là “Thiền am bên bờ vũ trụ” tại  ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa).

Nhóm ông Lê Tùng Vân đều cắt tóc ngắn, mặc áo tương tự nhà sư, tự xưng là thầy, sư cô, hòa thượng, chú tiểu… tổ chức sinh hoạt như một cơ sở Phật giáo; làm nhiều clip đăng tải trên mạng tự nhận là chùa, tịnh thất của Giáo hội.

Những đứa trẻ gọi là “chú tiểu” sinh sống tại đây, sự thật không phải là trẻ mồ côi, đang sống cùng mẹ ruột nhưng xưng hô hàng ngày bị gọi khác đi, nhằm che giấu; trong giấy tờ liên quan có tên mẹ, nhưng tên cha cũng bị che giấu đi một cách có ý đồ.

 

Chính quyền tỉnh Long An đã vào cuộc xác minh và có khẳng định, địa điểm này là nhà riêng do bà Cao Thị Cúc (62 tuổi, quê An Giang), không phải là cơ sở tôn giáo nằm trong danh bạ hoạt động tín ngưỡng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An. Những người sống, sinh hoạt ở đó không phải là tu sĩ Phật giáo.

Về nhân thân, ông Lê Tùng Vân chưa từng tu hành ở chùa nào. Sau năm 1975, ông từ quê An Giang lên TP.HCM và sau đó là có những hoạt động có dấu hiệu lừa đảo từ thiện.

Năm 1990, ông Vân từng lập Trại dưỡng lão – cô nhi Thánh Đức ở huyện Bình Chánh. Đến năm 2007, tụ điểm này bị phanh phui hoạt động không phép, bị tố mạo nhận trẻ mồ côi để lừa từ thiện, bạo hành trẻ em…  Tuy nhiên, chưa đủ căn cứ, chứng cứ để điều tra hình sự nên khi đó chính quyền huyện Bình Chánh đã dẹp bỏ cơ sở trên.

Nhóm ông Lê Tùng Vân đã có những kịch bản bài bản, tính toán khi xây dựng hình ảnh những cá nhân trước cộng đồng.

  • Năm 2014, ‘đệ tử’ Lê Thanh Huyền Trang tham gia chương trình “Giọng hát Việt nhí” với trang phục tu hành, tự nhận là trẻ mồ côi ở “Tịnh thất Bồng Lai” và đạt giải Á quân.
  • Năm 2017, hai người tự giới thiệu là thầy, tu sĩ của “Tịnh thất Bồng Lai” gồm: Hoàn Nguyên và Nhất Nguyên, đã tham gia cuộc thi hát Bolero cũng mặc đồ tu hành, giới thiệu là trẻ mồ côi, được “Thầy ông nội” nhận nuôi. Và họ đã được đón nhận.
  • Năm 2019, 5 đứa trẻ được giới thiệu là trẻ mồ côi ở “Tịnh thất Bồng Lai” đã tham gia hai mùa chương trình “Thách thức danh hài” và đều đạt giải cao.

Nhóm này lợi dụng mạng xã hội để xây dựng loạt kênh Youtube, hàng loạt các trang Facebook cá nhân, Fanpage… :

  • 5 chú tiểu – Thiền am bên bờ vũ trụ,
  • Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên
  • Thiền am bên bờ vũ trụ,
  • Hoàn Nguyên – Thiền am bên bờ vũ trụ,
  • Lê Thanh Huyền Trân Ofiical…

Kênh “5 chú tiểu – Thiền am bên bờ vũ trụ”, nay đã hơn 2  triệu lượt đăng ký. Kênh nay đã khai thác triệt để hình ảnh của những đứa trẻ được giới thiệu là “mồ côi”, đồng thời có động thái kêu gọi quyên góp từ thiện với hai số tài khoản cá nhân của Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên.

Sáng nay 2/11, TAND tỉnh Long An mở phiên xét xử phúc thẩm xem xét kháng cáo kêu oan của ông Lê Tùng Vân và 5 người ở “Tịnh thất Bồng Lai”.

 

Dù là phiên phúc thẩm nhưng an ninh vẫn được thắt chặt, từ sáng sớm hàng chục cảnh sát đã được điều động tới bảo vệ phiên tòa.

 

Đối với báo chí, chỉ những phóng viên có thẻ nhà báo mới được phép vào tác nghiệp và được bố trí ngồi ở phòng riêng, theo dõi phiên tòa qua màn hình.

B.T tổng hợp