Theo kế hoạch đề ra của Ban Văn hoá Trung ương (BVHTƯ)ngày 18/11/2022 đoàn công tác khảo sát kiến trúc Di sản Văn hoá Phật giáo miền Bắc bắt đầu ngày 17/12/2022 đến ngày 24/12/2022 (24/12/đến 2/12/ Nhâm Dần). Dự kiến đoàn sẽ khảo sát 50 ngôi chùa xuyên qua tất cả các tỉnh miền Bắc.
Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương có HT. Thích Quang Nhuận, cố vấn chứng minh Ban Văn hóa Trung ương; HT. Thích Thọ Lạc, Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương; HT. Thích Hải Ấn – Uỷ viên thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương; cùng Chư Tôn đức trong Ban Văn hoá Trung ương; tham gia đoàn còn có các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học: TS.KTS. Nguyễn Đình Toàn, Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng; PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam; Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan,Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; TS. Tạ Quốc Khánh, Trưởng phòng Nghiên cứu di tích và Bảo tồn di tích, Viện Bảo tồn di tích; cùng các vị tiến sĩ, kiến trúc sư Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn di tích, Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam… khoảng 50 vị.
Toạ đàm tại tháp Bình Sơn- chùa Vĩnh Khánh, tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày thứ nhất 17/12/2022 trong cái lạnh của niềm Bắc cả đoàn xuất phát lúc 6,30 sáng tại thủ đô Hà Nội, điểm đến đầu tiên là tháp Bình Sơn- chùa Then (chùa Vĩnh Khánh). Đặt bước chân đến đến dòng sông Lô này vào lúc 8,45’. Chùa Then là tên gọi khác của chùa Vĩnh Khánh, Then là tên của xã Tam Sơn.Nơi đây có ngôi tháp lịch sử cổ kính được trùng tu khoảng thời Vua Gia Long, chùa Then không rõ xây dựng năm nào. Tháp Bình Sơn có nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật ó rất nhiều loại hoa văn trang trí, chỗ nhạt, chỗ đậm… chứng tỏ bàn tay lành nghề của những người thợ ngày xưa vô cùng khéo léo. Theo đánh giá của người Pháp tháp Bình Sơn là một công trình có kiến trúc độc đáo, đặc biệt trong các tháp tại xứ Bắc. “Lễ hội chùa tháp” ngày nay bao gồm những nghi thức: lễ cầu nguyện mưa hòa gió thuận, quốc thái dân an cùng với chương trình văn nghệ, thể dục thể thao… Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015). Bảo Tháp Phật giáo luôn là công trình kiến trúc mang tính tâm linh và thể hiện kiến trúc một cách đặc sắc nhất. Mỗi một hệ Phái Phật giáo, mỗi quốc gia đều sẽ xây dựng những Bảo Tháp khác nhau về mặt kiến trúc nhưng chứa đựng một hệ tư tưởng tâm linh rất chung.
Chụp ảnh lưu niệm tại Tháp Bình Sơn
Điểm đến thứ 2: là Đại Bảo Tháp Madala Tây Thiên – kiệt tác kiến trúc Phật giáo Kim Cang Thừa ở Việt Nam.
Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên nằm dưới chân núi Thạch Bàn, trên một khu đảo tách biệt được bao quanh bởi hồ nước nhân tạo thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay do Tỳ Kheo Ni Thích Minh Giác trụ trì.
Bức tranh toàn cảnh Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên
Toà Bảo Tháp này được đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa lựa chọn địa điểm, thiết kế, yểm tâm và hướng đạo xây đựng theo kiến trúc Mandala vũ trụ Phật Giáo. Theo quan điểm Kim Cang thừa Đại Bảo Tháp là sự hoàn hảo thanh tịnh của pháp giới vũ trụ là tâm điểm của công đức trí tuệ và thần lực gia trì của mười phương chư Phật, Chư Bồ-tát.
Đại diện BTS Tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu
Không gian thờ tự bên trong Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên
Kiến trúc Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên đi từ ngoài vào trung tâm mô tả đúng cảnh giới Mandala giác ngộ của chư Phật. Theo đó, thiết kế Bảo tháp bao gồm 3 phần chân đế, mái vòm, đỉnh tháp tượng trưng cho thân khẩu ý thanh tịnh của chư Phật. Hồ lớn bao quanh có hình bảo châu, quanh bờ hồ là 108 Bảo tháp thờ xá lợi, kinh tạng… được thiết lập như thành luỹ kim cương, xung quanh là các đường vi nhiễu theo thứ lớp từ ngoài vào trong là các tôn tượng Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Liên Hoa Sanh, trung tâm Bảo tháp là cây Bồ đề quy y phước điền truyền thừa, mô tả tập hội chư Phật, Bồ tát, chư tôn Hộ pháp… bao quanh bởi bộ tượng ngũ trí Như Lai. Tầng dưới tháp là đại Mandala thờ Quan Âm Bồ tát có năng lực gia trì, cứu độ chúng sanh.
Các chi tiết bên trong như nền sàng, phù điêu, bích hoạ… được an trí theo phương vị Mandala. Điểm đặc biệt của Bảo Tháp Kim Cang Thừa chính là việc yểm tâm đây phương pháp cúng dường bằng cách đặt vào trong lòng Bảo Tháp các Kinh điển và phấm vật quý giá. Việc yểm tâm Đại Bảo Tháp Mandala được chính tay Đức Pháp Vương thực hiện trước khi Ngài hướng dẫn, giám sát chư Tăng Ni hoàn thiện yểm tâm trong nhiều tháng theo đúng Kinh điển, giáo lý. Nền của Bảo Tháp hình tròn được ngăn thành nhiều ô và được sắp xếp theo 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc; trục trung tâm là một cột trụ lớn xuyên qua các tầng của Đại Bảo Tháp thể hiện trục của đại vũ trụ đồng thời tương ứng với đường kinh mạch chính trong thân vi tế của Đức Phật và mỗi chúng sanh. Cột trụ này được gia trì với nhiều câu thần chú tương ứng với phần nền trên thân vi tế của Đức Phật.
Tháng 9 năm 2015, Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên được hoàn thành phần nghi lễ yểm tâm quan trọng nhất do chính Đức Pháp Vương chủ trì, đồng thờ cử hành các nghi lễ khai quan điểm nhãn, gia trì các tượng, cung thỉnh chư Phật, Kim Cương Hộ Pháp, Bồ tát, Thánh chúng an trụ trong 108 tôn tượng. Đặc biệt là đại lễ gia trì các tượng an vị Xá lợi Phật và pho tượng Phật cổ với niên đại hơn 2000 nam cùng với các Pháp bảo tôn quý của dòng truyền thừa Drukpa từ đó hoàn thiện Đại Bảo Tháp này.
Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên không chỉ đánh dấu sự hiện hữu đặc thù của kiến trúc Bảo Tháp Mandala theo truyền thống Phật giáo Kim Cang thừa, làm phong phú và đa dạng các hệ phái Phật giáo cũng như kiến trúc Phật giáo Việt Nam mà còn là nơi chứa đựng đầy đủ kiến thức về Kinh điển, giáo lý, tư tưởng cũng như kiến trúc của Phật giáo Kim Cang thừa cho các Tăng sĩ và học giả tìm hiểu và học hỏi. Đây cũng là nơi tâm linh hướng về cho mỗi một người phù hợp với truyền thống Phật giáo này.
Điểm đến thứ 3 Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Một khung cảnh của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Tọa đàm tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Điểm đến thứ 4 là Chùa Hà Tiên – chốn thiêng “Long hàm ngọc”
Khuôn viên phía trước chùa Hà Tiên
Chùa Hà Tiên (chùa Hà) toạ lạc trên đồi Hà linh thiêng, thuộc địa phận xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 1995.Chùa được xây dựng ở độ cao khoảng 30m (so với mực nước biển), đây được xem là những cao điểm nổi bật giữa vùng trung du đang trải dần độ cao theo hướng phát triển của quá trình biến động địa chất hình thành núi Tam Đảo.
Trải qua nhiều phen sương gió cùng với sự hoen mờ của thời gian, qua nhiều lần trùng tu, xây dựng, mặt bằng đã bị san ủi hết nên những di vật còn sót lại không đủ để khẳng định niên đại khởi dựng chùa, nay chỉ còn tư liệu chứng minh cho lần trùng tu lớn năm 1703 (năm Chính Hòa 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp) ghi lại trên tấm bia Cây hương 4 mặt “Hà Tiên Thiên đài bi” tại chùa hiện nay.
Chính điện chùa Hà Tiên
Đồi Hà được xem là nơi có vị trí rất đẹp với thế đất “Long hàm ngọc” với tổng diện tích hơn 6,2ha. Địa thế của chùa được những người am hiểu phong thủy đánh giá là hiếm và quý.Bởi phía trước chùa nằm ở thế “sơn chỉ, thủy giao”, hai bên đều có gò đất lớn án ngữ tựa hình thanh long, bạch hổ. Chẳng thế mà thuở đất nước có giặc ngoại xâm, bà Lăng Thị Tiêu thấy thế đất lạ nên đã dừng chân tại đây để chiêu binh đánh giặc.
Theo huyền tích dựng chùa, sau này bà được tôn phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và lập bài vị thờ tại chùa, gọi là Đức Thánh Đại Vương. Chùa Hà Tiên trở thành nơi đặc biệt khi vừa là điểm kính ngưỡng Phật pháp đồng thời là nơi thờ tự Quốc Mẫu.Đặc biệt, hễ nhắc đến chùa Hà Tiên không ít người lại nhớ đến danh xưng khác là “chùa cầu mưa”. Được biết rằng, cái tên ấy gắn liền cùng một tấm gương sáng ngời từ bi của sư Tịnh Huân, vị trụ trì chùa thời ấy.
Trải qua những tháng ngày tận mắt chứng kiến những khổ nạn hạn hán hoành hành một thời gian dài khiến đất đai cằn cỗi, cây cối tàn lụi, người dân lâm vào cảnh đói khát, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, sư đã nguyện tự thiêu để cầu mưa cho dân vào ngày 30/5 âm lịch. Ngọn lửa thiêu đốt báu thân nhưng hai bàn tay ngài thì vẫn còn nguyên hình dáng. Ghi nhận công ơn của bậc chân tu, người dân đã dựng ngôi tháp bảo ba tầng để lưu trữ tro cốt của ngài.
Trải qua nhiều biến động đến nay, 8 ngôi bảo tháp thờ tự các bậc cao tăng trong khuôn viên chùa vẫn còn giữ được nguyên vẹn với 3 tầng chính. Tháp cao khoảng 3m, có 4 mặt, được dựng bằng gạch nung đỏ kết dính bằng một loại nguyên liệu tổng hợp từ nhựa cây kết hợp với đất sét nhão. Những ngôi bảo tháp uy nghiêm ấy nằm hài hòa với khung cảnh thiên nhiên mang đậm nét của miền quê Bắc Bộ đã giúp Chùa Hà Tiên có được vị thế hơn so với các ngôi chùa khác ở trong vùng.
8 ngôi bảo tháp còn lại tại vườn chùa Ha Tiên
Dạo bước đến khu thờ chính, kiến trúc ngôi cổ tự vô thức khơi gợi nơi lòng viễn khách một bức tranh làng quê vừa đậm nét xưa, vừa ghi dấu ấn tâm linh phảng phất linh thiêng khiến con người ta choáng ngợp trước công trình kiến trúc mang đậm văn hóa Việt. Từ mái chùa được uốn cong 4 góc, trên nóc chùa có biểu tượng “Lưỡng long triều nguyệt” đến những cánh cửa, cột gỗ đều có các câu đối, nét chạm trổ công phu với những họa tiết cách điệu vô cùng tinh xảo, sắc nét.Không chỉ vậy, chùa Hà Tiên được thiết kế với 3 gian bài trí 7 pho tượng Phật, 3 gian tiếp đón khách thập phương, 2 gian tưởng niệm Bác Hồ.
Bia lưu niệm Bác Hồ đến thăm chùa Hà Tiên
Điều thú vị và đặc biệt nhất chính là toàn bộ khuôn viên của Chùa Hà Tiên được tạo bởi một hàng cây sanh với tuổi đời hàng ngàn năm, có tán cây rộng lớn che mát cả khoảng không gian rộng lớn. Theo thời gian, tháp cổ thờ sư tổ Tịnh Huân được rễ cây sanh ôm chặt lấy càng khiến cho người dân nơi đây càng khắc sâu về sự linh thiêng và thần kỳ trong chính đức tin của họ. Phía chân đồi của chùa còn có giếng cổ hay gọi là giếng Ngọc (giếng Hà) được nhiều người biết đến từ thời phát tích và tồn tại cùng ngôi chùa. Trải qua bao năm tháng, hiện giếng đã được sửa sang với thành xây kiên cố. Giếng ở chùa Hà Tiên có tiếng “trong xanh, mạch thủy nhiệm màu” nên các cụ xưa vẫn lưu truyền câu ví von:
“Dù ai có xấu như ma
Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên”.
Chùa Hà Tiên từng hai lần được Bác Hồ ghé thăm. Trong các tài liệu lược sử về chùa Hà Tiên vẫn lưu lại: Ngày 25 tháng giêng năm 1961, Bác Hồ đã thăm và nghỉ trưa tại chùa Hà. Bác xuống giếng Ngọc và khen nước giếng chùa Hà vừa trong vừa mát.
Tưởng nhớ công ơn của Bác đối với dân tộc và nhân dân trong tỉnh, địa phương đã dựng nhà lưu niệm Bác trong khuôn viên chùa. Giếng Ngọc cũng là một trong những hạng mục công trình được đặc biệt quan tâm bảo tồn cùng với công trình tưởng niệm Bác Hồ trong lần trùng tu lớn hiện nay.
Do nhiều biến động đổi thay, khoảng giữa thế kỷ XX, chùa Hà bị hủy hoại hoàn toàn. Đến những năm 60,70 của thế kỷ XX, nhân dân địa phương tận dụng những công trình công cộng, bài trí tượng Phật, các đồ pháp khí còn lại làm nơi lễ Phật, cố gắng gìn giữ cảnh chùa xưa để phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, vì thế pháp luân vẫn luôn chuyển trong tâm thức của nhân dân, của Phật tử gần xa luôn kính ngưỡng về suối nguồn đạo đức, tâm linh.
Năm 2004, Đại đức Thích Minh Trí, ủy viên hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phó thư ký kiêm chánh văn phòng Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã phát tâm nguyện được đề cử về sinh hoạt, hoằng pháp tại Vĩnh Phúc và được bổ nhiệm trụ trì chùa Hà Tiên.
Đồng cảm với nguyện ước của đại đức trụ trì và phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân xã Định Trung và thị xã Vĩnh Yên, về tâm linh và đạo đức, Sở văn hóa thông tin và thể thao (nay là Sở văn hóa, thể thao và du lịch) đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cho phép lập dự án quy hoạch, khôi phục, tôn tạo di tích chùa Hà.
Thực hiện quyết định số 1932/QĐ-UBND ngày 18/8/2006 của UBND tỉnh, bắt đầu từ quý IV năm 2006, việc xây dựng chùa chính thức bắt đầu vận hành.Trong đó: diện tích đất quy hoạch khôi phục, tôn tạo khu di tích là: 49.958 m2; diện tích đất quy hoạch cho Ban trị sự Phật giáo Vĩnh Phúc là: 7.200 m2.
Tại chùa Hà Tiên hiện nay còn có một phòng khám hành thiện cứu người, được bố trí 2 tầng trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông của chùa Hà Tiên. Giữa chốn u tịch của ngôi cổ tự, không có sự ồn ã, không lời thị phi, mọi hoạt động từ khâu đón tiếp, chờ và khám bệnh đều diễn ra trật tự và an tĩnh.
Chính sự trầm lắng trong không gian kiến trúc tâm linh của chùa Hà Tiên sẽ lưu lại trong lòng mỗi du khách chút sắc màu thi vị, mỗi bước chân như được ngược dòng thời gian, xuôi dòng lịch sử trở về với không gian nguồn cội của dân tộc. Để thấy từng chút máu thịt đồng bào đang chảy âm thầm trong ta, cho những ngày sau tươi đẹp.
Chùa Hà Tiên nói riêng hay vùng đất Vĩnh Phúc nói chung trong thời đại Lý Trần là thời kỳ hưng thịnh của khí thế vươn lên dòng mạch ngầm trí tuệ đã từng tiềm ẩn và nuôi dưỡng qua bao thế hệ. Thăng Long là đất đế đô của các vua Lý Trần, Vĩnh Phúc là đất cất chùa của các đời vua Đại Việt, một mối quan hệ tương liên, tương quan mật thiết giữa thượng nguồn và hạ lưu, giữa đất đế đô và vùng tâm linh sơn địa.
Thế nên, chùa Hà Tiên trong tiến trình lịch sử hình thành và tồn tại của mình cũng chính là sự hiển hiện, là chứng tích lịch sử hùng hồn nhất cho sự gắn bó máu thịt giữa Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt.
Chùa Vĩnh Nghiêm-lưu dấu thời gian nền lịch sử Văn hóa Đại Việt
Nói đến trung tâm Phật giáo của Đại Việt từ thế kỷXII, XIV, không thể không biết đến chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là một đại danh lam cổ tự, tọa lạc tại làng Đức La, (gọi là ngã ba Phượng Nhãn) xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây, lưu giữ lại bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc lâm. Đã được UNESCO trao Bằng công nhận 3000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới. “Thủ Tướng Chính phủ đã xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.”
Khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm
Từ tấm bia công đức các đời chư vị mở rộng và trùng tu chùa Vĩnh Nghiêm đặt ở tòa đệ nhất Tổ, dựng vào năm 1932 có ghi: “Dấu cũ đời Lý, Trần hãy còn rành rành”, nên có thể khẳng định chùa có từ thời Lý vậy.
Từ cổng Tam quan vào, trên sân chùa có một bia đá to, gồm 6 mặt dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606). Ngay trước mặt tấm bia cổ là vườn tháp mộ của 5 vị sư: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.
Văn bia cổ
Ngôi Tam bảo xây theo lối kiến trúc chữ “công” trong đó có; Tiền đường, Thượng điện, Thiêu hương, làm bằng đất nện cổ có khả năng hút ẩm và mát mẻ.
Lối lên chùa Thượng
Kết cấu “vì” nóc chính điện và các nhà đều có kiểu Giá chiêng-Chồng rường-Con nhị, để đỡ Hoành mái, Trụ trốn, Rường…theo kiểu mộng thích hợp và gắn khít liền kề.
Tượng Phật thờ chùa Vĩnh Nghiêm
Vườn tháp chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ ván Kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván Kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Sa-di, Sa-di-ni, Tỷ-khiêu-ni, bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15, Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni… Ngày nay có nhiều kệ ván in Kinh sử vẫn còn tại chùa. Đấy là kiến trúc và di sản vượt thời gian lưu lại hang thế kỷ.
Điểm đến thứ 6 là Bổ Đà- Bắc Giang:
Kiến trúc lối vào chùa Bổ Đà
Tượng thờ chùa Bổ Đà
Ban Văn hóa Trung ương