Người có “tóc đuôi ngựa thần thánh”, vào những thời kỳ đỉnh cao phong độ ,Anh được người hâm mộ và báo giới ca ngợi và so sánh bằng một công thức: Pele+Maradona=Baggio.
Vâng! Người đó chính là ROBERTO BAGGIO.
56 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Ý.27 bàn thắng.
Sinh ra trong một gia đình có tám anh em gốc Venecia nhưngn anh lớn lên và định cư tại Turin, nơi có truyền thống tín ngưỡng Thiên Chúa giáo thuần thục, cũng là nơi có nhà thờ chính tòa lưu giử tấm vải liệm Chúa Jesus mà có một thời làm xôn xao dư luận khi Vatican bác bỏ những kết luận khoa học, xác định tấm vải liệm này đúng là của Chúa Jesus.
Sự thật nghiệt ngã buộc tòa thánh phải chọn một trong hai sự thật vì chính hai lựa chọn này hoàn toàn loại trừ nhau. Tòa thánh phải chọn Kinh Thánh đúng-Tấm vải liệm sai. Vậy nên “Sau cuộc họp báo tại London tháng 10.1988, tòa thánh Vatican chính thức bãi bỏ ngày lễ kính thánh tích hằng năm vào ngày 4 tháng 5 do Giáo hoàng Julius I lập ra từ 1506. Từ ngày 4.5.1999, tòa thánh ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn nhà thờ Turin và cắt đứt nguồn lợi du lịch kếch xù của thành phố này.”(1).
Chỉ một thoáng chi tiết lịch sử đó thôi cũng đủ để chúng ta thấy được một gọng kềm tôn giáo mà R.Baggio phải buộc đối mặt với không ít khó khăn, để tự khẳng định khả năng tri thức của mình ngay cả với tư cách một ngôi sao bóng đá tầm cỡ.
Baggio có tính tự lập và đối với con trai của một gia đình đông anh em, bóng đá trước hết là sự giản dị. Paolo Forcolin của tờ Gazzetta Dello Sport viết “Anh rất nhạy cảm, hết sức hào hiệp. Anh đã theo Đạo Phật gần như rất kín đáo. Anh đã theo lâu rồi mới nói ra. Nhưng thật ra có quan trọng đến thế không?”. Có lẽ, nếu chúng ta nhớ rằng nước Ý dù sao cũng là cái nôi của đạo Cơ đốc. Thực ra, Robetto Baggio không có gì để là một người nước Ý.
Baggio có lẽ là một trong những thi sĩ cuối cùng lang thang trên sân cỏ.
“Cuộc sống của tôi sẽ trở thành vô nghĩa, nếu không có đức tin -Bagio khẳng định -mà đức tin vào đạo Phật, tín ngưỡng mang lại cho con người sức mạnh huyền bí, là tôn giáo tôi ngưỡng mộ hơn cả”. Đời thường Baggio là chàng trai ít nói, hiền lành. Anh chưa bao giờ dính líu vào bất cứ vụ tai tiếng nào. Cho dù, đã từ lâu, mỗi ngày Baggio nhận được hàng trăm lá thư tò tình của phái đẹp, đủ sắc tộc. Thậm chí đến hôm nay cũng thế – bởi Baggio luôn nghĩ đến vợ, cô Anhdreina và con gái 4 tuổi –Valentina.
Sau các buổi tập luyện hoặc thi đấu, anh đi thẳng về nhà. “Bởi Đức Phật sẽ quở trách, nếu bản thân sa vào những việc làm trái ý muốn của người thân”-Baggio giải thích về nếp sống chân tu, hướng thiện của mình .
Không kể các nhà thể thao châu Á, Baggio là cầu thủ bóng đá đầu tiên thuộc các châu lục còn lại một lòng sống theo khuôn mẫu đạo Phật.
“Tôi có mối quan hệ sâu sắc với tôn giáo này. Người đời thường nói rất sai về Đạo phật. Nhiều khi thậm chí họ chảng hiểu gì hết về nó. Họ chỉ nghĩ trước hết và đơn giản đến pho tượng Phật. Tôi cũng sống trong môi trường giáo dục như thế từ nhỏ”.
Những ngày đầu, khi biết con trai mình theo Phật giáo, mẹ của chàng cầu thủ này tỏ ra lo lắng. Dù rất tôn trọng cuộc sống riêng nhưng Bà cũng không thể ngồi yên khi bị giáo xứ “nhắc nhở” và đã phải mời vị Linh mục về nhà làm lễ cho Baggio bởi cho rằng anh ta bị”Quỷ Ám”.
Sau này Baggio nói về việc đó bằng ánh mắt nửa thương người mẹ nửa trộn lẫn buồn đau mà Baggio cho là khá thú vị!
Biết chơi bóng ở độ tuổi 9, 10, năm 16 tuổi đã có tên trong danh sách U16 Italia. Mùa giải 84-85, Baggio thi đấu thành công trong màu áo Vicenza với 12 bàn thắng, giúp CLB này thăng hạng lên chơi ở giải Seria B.
Ngày 9.1.86, Baggio lần đầu tiên ra mắt công chúng trong đội hình trẻ tuyển Italia. Ngày 3.5 cùng năm, Baggio chuyển sang chơi cho CLB ở Serie A, Fiorentina. Ngày 10.5.986, Baggio lần đầu tiên để lại dấu ấn tại Serie A bằng bàn thắng ghi vào lưới Napoli của huyền thoại Maradona lúc đó. Mùa giải sau, “tóc đuôi ngựa” Baggio lần đầu xuất hiện trên các sân cỏ Italia.
Chưa phải là “thần thánh”, nhưng mỗi cú ghi bàn của Baggio đều để lại dấu ấn riêng. Năm 1987 cũng là năm mà Baggio đến với đạo Phật bởi theo anh, “Phật giáo đã mang lại cho tôi sự tĩnh tâm sau những trận đấu căng thẳng”.
Sau liên tiếp những chuỗi thành công ấn tượng, tháng 9.1988, Roberto Baggio chính thức được khoác lên mình chiếc áo thiên thanh của đội tuyển quốc gia Italia trong trận giao hữu với tuyển Hà Lan.
Năm sau, cùng đội tuyển anh cũng thành công ở Cúp Châu Âu và chỉ chịu dừng bước trong trận chung kết UEFA Cup trước Juventus.
Còn nhớ, chính CLB Juventus này đã bỏ ra 25 tỷ Lia để có được Baggio khi anh mới 22 tuổi và trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới lúc bấy giờ (tương đương 17 triệu USD).
Tại World Cup Italia năm 90, Baggio chỉ đóng vai trò dự bị, nhưng khi vào sân chỉ với một pha đi bóng ngoạn mục, một cú dứt điểm hoàn hảo, người Italia đã có được thần tượng mới: Roberto Baggio.
Bốn năm sau tại World USA, sự nghiệp cầu thủ của anh thăng hoa cùng với danh hiệu Á quân cùng với đội tuyển Italia trong trận chung kết với Brazil.
Baggio được bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1994. Trước đó,ngày 26.12.1993, anh được bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu với 142 phiếu bầu. Xếp sau anh là cầu thủ Dennis Bergkamp với 83 phiếu.
Bóng đá là một trò chơi thể thao tổng lực và tạo nên sức hấp dẫn do tính đặc thù của bộ môn này, góp phần tạo nên sức hấp dẫn ấy phần lớn nhờ ở luật lệ khắt khe của chính nó. Do đó tôn giáo không có ý nghĩa gì trong bộ môn này, bởi các đấng bề trên không bao giờ chạy theo tính hơn thua may rủi ở những bước chân chạy trên sân cỏ. Đem các Ngài vào trò chơi này là một biểu hiện lố bịch.
Vì thế, cuộc đời các danh thủ có lên rồi tất phải có lúc xuống. Có người xuống rồi chìm hẳn trong vô số “Bệnh ngôi sao”, tệ nạn và không bao giờ được nhắc đến bằng những từ ngữ tôn xưng êm đẹp.
Nhưng cũng có người khi rời khỏi sân cỏ rồi ngưởi ta vẫn nhắc đến như một thời họ còn vùng vẫy. Ở Roberto Baggio là trường hợp thứ hai. Tuy nhiên, nếu không nói đến một bộ phận quá khích không nhắm vào tài năng của năng mà chỉ nhắm đả kích chỉ vì anh là một Phật tử, thì cuộc đời và sự nghiệp đá bóng của anh sẽ mất đi điều thi vị.
Trước World cup 94, Baggio đã đạt được điều kỳ diệu: được có như “CẦU THỦ ĐÁNG GHÉT NHẤT NƯỚC Ý’.
Người ta chê trách anh tự phụ, ích kỳ, tìm cách ngoi lên hối hả, ĐỨC TIN VÀO TÔN GIÁO. Anh đã liên tiếp phạm sai lầm. “HỌ BIẾT RẰNG TÔI KHÔNG BAO GIỜ CHẠY VỘI TỚI CÁC KHÁN ĐÀI MỖI KHI GHI ĐƯỢC MỘT BÀN THẮNG ĐỂ GIÀNH THIỆN CẢM CỦA HỌ. BỞI VÌ TÔI KHÔNG BIẾT LÀM CHUYỆN ĐÓ” -Baggio hiền từ và thật thà như vậy.
Chưa hết, cũng bởi vì anh duy trì cuộc sống hầu như bí mật, Baggio đã dần dần tách ra khỏi thực tại của thành phố Turin và VIỆC ANH GIA NHẬP MỘT TỔ CHỨC PHẬT GIÁO ĐÃ LÀM TĂNG Ý NGHĨA XA LẠ Ở MỘT ĐẤT NƯỚC VỀ BẢN CHẤT THUỘC THIÊN CHÚA GIÁO. Còn anh vẫn luôn bác bỏ những lý lẽ đó: “Những ai chỉ trích tôi đã mất thì giờ vô ích. Tôi thẳng tiến tới con đường của tôi thuộc về hành động. Tất cả còn lại đều không đáng kể”.
Việc quy y đạo Phật của anh đã làm sống lại cuộc tranh luận về cơ sở của niềm tin công giáo. Vì thế chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi trong trận chung kết World 94 với Brazin, Baggio sút hỏng quả luân lưu, khiến đội Brazin giành chức vô địch, là miếng mồi ngon cho kẻ vốn hâm hực việc “bỏ đạo” của anh như vớ được cơ hội công kích.
Cha Sebastiano Bernardini đã không ngượng mồm nói “Đức Phật của anh ta đã chẵng giúp gì anh ở World cup 94. Nếu lúc đó anh cầu nguyện Chúa, hẳn anh đã không đá hỏng quả phạt đền và có lẽ đội tuyển Ý sẽ trở thành vô địch thế giới”!!!.
Nếu đã đem Chúa vào sân chơi và nói như vị Linh mục này thì một người bình thường cũng có câu trả lời rằng “Vâng! Brazin vô địch vì nhờ có Chúa. Nếu tổng cộng những trận Brazin tham dự World cup và trở thành vô địch thế giới ,sao đó trừ đi những lần World cup Brazin đoạt chức vô địch còn lại những lần không vô địch, thử hỏi Chúa của Brazin những lúc đó ở đâu?”.
Để trả lời những bàn cãi đó, Baggio đã biện minh trên nguyệt san Views ở Nhật, trước khi chấp nhận bàn cãi trên truyền hình rằng: “Trong đạo Kito, tất cả đều tùy thuộc vào một Chúa trời bên ngoài, không như đạo Phật, chính trong nội tâm của anh mà anh tìm ra tình cảm với tôn giáo, sự hài hòa về tinh thần và sự thanh thản của tâm hồn.
Còn sự chỉ trích của Tòa thánh Vatican? Điều đó đối với tôi không quan trọng, ngay dù tôi ngạc nhiên trước thái độ thiếu khoan dung của họ. Dù sao, mỗi người đều được tự do lựa chọn tôn giáo của mình”.
Những năm sau, Baggio đều đặn có mặt trong màu áo các CLB Italia bên cạnh những mác ngoại khác như Ronaldo, Bierhoff… Chuẩn bị cho World cup 98, anh lại được gọi vào đội tuyển với lời tuyên bồ khiêm tốn “Tôi muốn có mặt ở France 98 ,dù ở vị trí dự bị cũng được”. Sự nhẫn nhịn của một tín đồ Phật giáo.
Đã có những khỏang thời gian Baggio sống như hình ành của một vĩ nhân bị ruồng bỏ. Từ anh hùng đến kẻ tội đồ, khoảng cách chỉ là mấy giây trên chấm phạt đền. Chàng cầu thủ tín đồ Phật giáo tìm mơi ẩn thân ở một CLB hạng trung của nước Ý.
Anh không hề tỏ ra nuối tiếc quá khứ và đắm chìm trong hào quang tột đỉnh. Bản chất con nhà Phật đã giúp anh vượt qua tất cả những vui khổ trần đời, luôn khát vọng vươn tới. Bóng đá, với những con người như Baggio, luôn ánh lên sự quyến rũ bởi tính quả cảm của nó.
Ở Serie A ,nơi mà người ta vẫn xem như là một giải đấu tập tung hầu hết những cầu thủ “CHÉM ĐINH CHẶT SẮT’, thì Baggio chính là hiện thân của nghệt thuật, của cái đẹp trong mỗi lần ra sân. Chia tay anh, chia tay “TÓC ĐUÔI NGỰA THẦN THÁNH”, bóng đá thế giới từ nay sẽ vắng bóng số 10 kỳ diệu Roberto Baggio.
Dương Kinh Thành
Ghi Chú:
1) Những dòng nghiêng là nguồn được trích từ :Các báo SGGP,VH&TT,Bóng Đá, TT, E1qupe Magazine, FIFA Mondian, Chalie Nguyen, Nguyen Trần(BĐ).v..v…