Đứng trên quan điểm từ bi của Phật giáo, trong tình hình các tệ nạn đã ăn sâu bào mòn đạo đức của thế hệ tuổi trẻ hôm nay; hàng ngàn, hàng triệu gia đình đã khổ đau khi con mình sa vào nghiện ngập, xì ke ma túy rồi nhiễm HIV… tan nhà bại sản, mất những đứa con yêu rồi từ đó sinh ra thái độ ê chề mang đầy những mặc cảm lo sợ từ thể xác đến tinh thần. Ngọn lửa khổ đau đó cứ âm ỉ cháy và có nhiều nguy cơ lan ra xã hội chung quanh nếu không có Từ bi hay một hành động của tình thương nào vào cuộc.
Tư tưởng Từ bi Phật giáo nhận định vấn nạn này như thế nào? Xắn tay áo và vào cuộc ngay lập tức mà hãy khoan truy tìm nguyên nhân, hay để cho ngọn lửa cháy đến tận chân mình mới hốt hoảng. Ban vui và cứu khổ là ý nghĩa Từ bi của Phật giáo, nhưng phải nhận thức sâu sắc rằng con người đau khổ là đất đai và Từ bi là hạt giống. Hạt giống có tốt mấy mà xa lìa đất đai thì không thể nẩy mầm, kết hạt. Chỉ có chấp nhận quan điểm Từ bi như thế mới sẵn sàng đi vào quần chúng bất kỳ ở đâu, lúc nào và trong mọi hoàn cảnh chúng ta cũng đều làm chủ được quan điểm từ bi của mình.
Đã có một lúc sau khi tốt nghiệp đại học, đi đến đâu, gặp ai kể cả quý thầy khả kính, mọi người đều hỏi tôi một câu: Bữa ni làm chi? Có khi tôi trả lời “thì vẫn làm thầy tu đấy thôi”, nhưng cũng có khi buồn quá tôi im lặng. Từ đấy, tôi thường suy tư về hạnh tu và con đường tu của mình: phải như thế nào mới gọi là “LÀM”? Người ta đã quá đề cao bản ngã, người ta đã hiểu quá sai ba từ “đại trượng phu” để cho rằng làm một ông thầy tu là phải sĩ nầy sĩ nọ và phải thật ghê gớm như một chính trị gia, một nhà giáo dục v.v… mà quên mất tiêu chí một ông thầy tu điều phải làm trước tiên là giữ gìn giới luật Phật chế để tạo ra một nếp sống hoàn bị nhất, từ đó cải tạo nghiệp lực và thăng hoa tâm linh của chính mình, sau đó mới nói đến hoạt động này, hoạt động khác. Và một điều không thể quên được rằng đạo Phật là đạo thể nghiệm, tôn trọng những giá trị thực hành hơn là lý thuyết, và luôn đặt chữ “TU” vào đúng chỗ, đấy là một việc làm lớn lao nhất rồi. Muốn làm được những điều đó, không đâu khác hơn là môi trường quần chúng, và phải thực sự thâm nhập vào trong nguồn cội của sự khổ mới nhận diện và tìm ra phương pháp diệt trừ khổ đau.
Trong thời buổi hiện nay, nhiệm vụ của một người tu sĩ là phải áp dụng đúng đắn nhất lời Phật dạy: “Chiến thắng ba quân còn dễ hơn là chiến thắng chính mình”. Khi ta chưa thao thức để tự chuyển hóa, chưa thực sự cải tạo thân tâm và thực hành theo nếp sống Từ Bi Hỷ Xả thì khó làm thay đổi được bản thân và kẻ khác theo chiều hướng chân-thiện. Khi xác định được một vị tu sĩ là nhà mô phạm, là người dẫn đường cho kẻ khác thì phải luôn thấy được sự sống động của tình yêu thương của Đức Phật với cuộc đời. Chúng ta phải thực hành nền tảng thương yêu đó mà tạo dựng một môi trường đầy lòng nhân ái để nuôi dưỡng tâm linh bản thân và mọi người, đó là việc làm có nghĩa nhất và lớn lao nhất. Tôi đã từng hết sức khâm phục một vị thầy chỉ mới thọ giới chưa đầy 5 năm nhưng bất kỳ ở đâu trên quê hương Thừa Thiên-Huế có Phật sự cần đến là thầy có mặt mà không một chút vụ lợi riêng tư nào. Tôi cũng đã thất vọng ê chề trước các vị chỉ lý thuyết suông mà quên đi phần thực nghiệm. Xã hội ngày nay sôi động đến từng sát na thì không thể ngủ yên trên pháp tòa. Cần phải đi vào đời sống thực tiễn bằng cách nhanh chóng tạo điều kiện cho Tăng, Ni trẻ thể hiện tài năng, thực hành đức tính Từ bi của Đức Phật trên tinh thần khế cơ khế lý với hiện thực xã hội. Bởi vì muốn thể nghiệm tốt đức tính Từ bi thì phải có sự kết hợp chuyển hóa song hành giữa tự thân và xã hội, dựa vào chủ lực tự thân và sự trợ duyên của tha nhân như đất với hạt giống để cùng thiết lập một xã hội lành mạnh, ngập tràn tình thương.
Mùa trăng tròn tháng Tư sắp đến sẽ chiếu sáng bầu trời quê hương Việt