Đức Phật dạy đời sống là một hành trình, chúng ta phải xác định mình đi về phương hướng nào, đi với thứ hành trang nào, chúng ta đang có thể trạng như thế nào trên con đường đi. Nhưng phải nhớ đã gọi là con đường thì luôn luôn nó là chỗ để đi chứ không phải là chỗ để ở.
Trong kinh Chuyển Luân Vương Trường Bộ Đức Phật Ngài dạy : “Con rùa nó có đi bao xa đi nữa nhưng nó vẫn mang theo cái nhà của nó, nó vẫn mang theo chỗ trú ẩn của nó đó là cái mai, để khi nào cần ẩn nấp thì nó vào trong đó”. Đức Phật Ngài còn có một ví dụ khác : “Ở ngoài đồng của Ấn Độ, đến mùa người ta cày xới những luống đất khô, mình nhìn thấy không có gì nhưng đó là những chỗ trú ẩn của rất nhiều loài như con chim cút nó đi kiếm ăn, khi nó thấy nguy hiểm nó sẽ lủi vào bụi hoặc bay lên trời, hoặc là nó chun xuống mấy luống đất cày nó trốn. Thì cũng vậy, vị Tỳ Kheo đi lại trong cuộc đời này liên tục và thường xuyên phải đối diện với bao nhiêu là thử thách và cám dỗ. Thử thách là 6 trần : sắc, thinh, khí, vị, xúc, bất toại. Cám dỗ là sắc, thinh, khí, vị, xúc mà hấp dẫn thì đó chính là cám dỗ.”
Ngài dạy rằng thử thách hay cám dỗ nó đến là những chướng ngại lớn cho người tu học. Trong đời tu của mỗi người, Tăng Ni cư sĩ nói chung, vị đắng, vị ngọt nó cũng là cái đáng ngại, đáng cảnh giác, mà nhạt nhẽo cũng là đáng ngại đáng cảnh giác. Vị đắng là đói, lạnh, bệnh không có thuốc, lúc cần tiền không có tiền, muốn xê dịch đi lại thì không có điều kiện v…v. Vị ngọt cũng là cái đáng ngại, thí dụ lúc còn nghèo thì thích đi tu thiền, bây giờ có tiền có người rủ đi chơi đi spa mà nghe nói đi tu thiền thì nản.
Nhạt, là có bao giờ mà quí vị thức dậy nghe trong lòng nó vô vị tẻ nhạt, không biết hôm nay sẽ đi đâu gặp ai làm gì, cảm giác đó tôi gọi là “sida tâm lý”. Có nghĩa là nó bị mất tính miễn nhiễm, nó không có khả năng tiếp nhận cái gì nữa hết. Nếu mình vượt qua được thì mới tu học tốt. Ngài Xá Lợi Phất có ví dụ rất đẹp rất hay : có cô chiêu cậu ấm nhà giàu, có nhiều quần áo trang phục để mà thay đổi, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, đứng trước gương họ chọn một bộ vừa ý.
Cũng vậy, người tu hành phải có khả năng thay áo liên tục cho nội tâm của mình. Khi mà tâm của mình nó bị tiêu cực, bệnh hoạn xuống dốc, không năng động nữa thì mình phải kéo nó lên. Còn khi nó bung xung manh động thì phải dằn nó xuống . Phải có khả năng kèm giữ kiểm soát nội tâm của mình. Có lúc phải mặc áo hoan hỷ, có lúc phải mặc áo chánh niệm, có lúc mình phải mặc áo thiền định giống như là mấy người nhà giàu họ có nhiều quần áo vậy.
SƯ TOẠI KHANH
(trích bài giảng của sư Toại Khanh )