Vài giờ sau đó, người bà 68 tuổi của năm đứa trẻ trở về ngôi nhà của bà tại St. Petersburg để bắt đầu một cuộc sống mới. Nếu những người hàng xóm nhìn trộm qua cửa sổ, họ sẽ thấy một phụ nữ nhỏ nhắn với đầu cạo trọc mặc áo ca sa. Sandy, bạn bè biết bà qua cái tên đó, đã thọ giới để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có một tên mới – pháp danh là Ayya Suseela.
Người phụ nữ trước đây đã từng theo Hội Giám lý (một giáo phái của nước Anh) nói, “Bước ngoặc này là kết quả của sự suy xét trong mười năm qua.”
Bà nói, “ Tôi đã từng nghĩ đi nghĩ lại về chuyện này rất nhiều, nhưng trì hoãn việc quyết định.”
Bà nói, giọng xúc động, “Có lẽ là do tôi sợ. Tôi bào chữa. Tôi nghĩ điều đã tác động đến tôi là do tôi đã tham gia các chuyến hành hương của Phật giáo năm vừa qua đến Ấn Độ, Singapore, Nepal và Sri Lanka. Nhìn những nơi mà Đức Phật đã đi qua và giảng dạy Giáo Pháp đã giúp tôi có một cái nhìn rõ hơn về đạo Phật. Chỉ có mặt ở đó thôi cũng đã thật xúc động. “
“Sau chuyến đi đó, tôi bắt đầu nghĩ nhiều hơn về cuộc đời của mình. Có một câu nói, ‘ Để tiến tới phía trước, đôi khi chúng ta phải bước vào chốn dễ sợ đó.’ Tôi nghĩ trường hợp này là đây’.”
Trong căn nhà đơn giản có hai phòng ngủ của bà có một bàn thờ nhỏ chiếm một góc của phòng ngủ của bà, những quyển sách về Phật giáo để đầy trên kệ sách và một lá cờ Phật giáo treo trên cửa ra vào.
Bà kể về chuyến hành trình tâm linh của mình.
Bà sinh tại Orlando nhưng lớn lên ở bắc Virginia.
Bà nói, “Tôi được nuôi dạy theo truyền thống Hội Giám lý (Methodism). Mẹ tôi là một người rất mộ đạo. Tôi tham gia sinh hoạt với các nhóm thiếu nhi cho đến khi được 16 tuổi. Vào những năm đầu của lứa tuổi đôi mươi, tôi theo Cơ đốc giáo, giáo phái của tôi theo chỉ rửa tội cho người lớn (Baptist).
Sợi dây liên kết giữa bà với Cơ đố giáo tiếp tục khi bà làm thư ký cho nhà thờ, nhưng “ chuyện đã xảy ra” và bà rời bỏ niềm tin. “ Tôi bị vỡ mộng một chút”, bà nói và từ chối không giải thích chi tiết.
Bà bắt đầu việc tìm kiếm con đường tâm linh và nó đã dẫn dắt bà đến với Phật giáo khi bà đang sống tại Oregon.
Bà nói, “Đạo Phật dường như hợp với những cảm nghĩ cuả tôi. Một trong những điều Phật giáo dạy là chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc làm của chính chúng ta, và chúng ta không nhờ cậy vào một ai khác bên ngoài để giải quyết những vấn đề của chính mình. Đó là một sự tìm kiếm cá nhân, có thể nói là như vậy.”
Tại thời điểm đó, bà không tìm hiểu xa hơn nữa. Người mẹ ly dị có hai cô con gái và một cậu con trai đã trưởng thành nói, “Tôi bận rộn với công việc nhà và phải làm việc toàn thời gian.”
Việc tìm kiếm cùng với người chồng thuở đó tiếp tục lại sau khi bà dọn nhà đến St. Petersburg vào năm 1996. Nó đưa đẩy bà đến với Bhante (Đại đức) Dhammawansha, một tu sĩ Phật giáo vừa mới đến từ Sri Lanka, sư biết nói chút ít tiếng Anh. Sư cho bà sách để nghiên cứu và mời ba đến tham dự các khóa thiền. Bà nói, “ Và tôi đã trở thành một đệ tử của sư kể từ đó.”
Tại buổi lễ thọ giới của bà vào tháng 12 tổ chức tại trung tâm thiền Pháp Luân tại Clearwater, sư Dhammawansha, 51 tuổi, khen ngợi hết mực người phụ nữ đã mời sư đến sống với bà và chồng của bà trong vài tháng.”
Sư nói, “Mười 14 năm qua, tôi chưa từng thấy bà phạm phải lỗi lầm gì. Tôi chưa bao giờ thấy Sandy chỉ trích bất cứ một ai trong chùa.
Sư nói rằng sau chuyến hành hương gần đây, bà viết thư và hỏi rằng liệu bà có đủ tư cách hoặc xứng đáng để thọ giới hay không. “Tôi biết trong đầu của bà, bà đã là một nữ tu.”
Buổi sáng hôm đó, một giờ trước khi buổi lễ có khoảng 100 người tham dự được tổ chức tại một ngôi nhà nhỏ nơi cộng đồng Phật giáo gặp gỡ, các nhà sư giăng nhiều cờ Phật giáo để trang trí trước mặt nhà. Buổi lễ thọ giới được sắp xếp nhằm với dịp lễ dâng y Kathina đánh dấu mùa an cư tại các nước theo truyền thống Phật giáo đã kết thúc. Đây là lúc mà cư sĩ dâng cho các nhà sư và tu nữ các món tứ vật dụng như y, xà phòng, khăn mặt và các món cần thiết khác. Gần 20 tu sĩ nam và nữ từ Canada, Michigan, California, Illinois, New York và Florida đã có mặt để tham dự.
Cầm trong tay những tấm thẻ nhỏ ghi các lời cần phải đọc theo nghi thức trong buổi lễ, hồi hộp vì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi sẽ trở thành một tu nữ, bà len qua đám đông đang ngồi xổm trên sàn nhà để đến với các tỳ kheo và tỳ kheo ni đang ngồi theo hình bán nguyệt trước bàn thờ. Trong buổi lễ, bà dâng các lẵng hoa, lập lại mười giới theo truyền thống Phật giáo, lạy – hai tay chắp vào nhau, đầu cúi sát trên sàn nhà trải thảm và sau đó biến mất vào trong để được cạo tóc.
Bhante Mudutha của Ottawanói Steers đang bỏ lại đằng sau tất cả những tài sản thế tục của bà như quần áo và tóc. “Sandy đang thay đổi lối sống của mình. Điều này thật không dễ. Dần dần, những người trở thành người tu, dầu là nam hoặc nữ, đều phải thay đổi cách cư xử và nói năng, mọi thứ.”
Bên trong, tách biệt khỏi đám đông, Tỳ khưu ni Sudarshana của Pinellas Park và Tỳ khưu ni Wimala của Chicago đang giúp bà mặc y mới và mang bát khất thực theo truyền thống. Khi chiếc váy may theo kiểu xà-rông được khoác vào và được ghim chặt bằng hai cây kim tây, cô con gái Pamela Wagner của bà nói với giọng nữa đùa nữa thật: “Mẹ phải nhớ cách làm đấy. Chúng con không thể giúp mẹ mặc được đâu.”
Gia đình rất thông cảm với quyết định của bà. Chị của bà, Pat Prisley, bay từ North Carolina đến để dự buổi lễ thọ giới của bà, nói, “ Tôi nghĩ rằng mỗi người có quyền tin và thực hành theo tôn giáo mà mình chọn. Tôi không tin rằng có mỗi một tôn giáo nào đó là có con đường duy nhất.”
Wagner, đến với buổi lễ từ Virginia, nói rằng không hề ngạc nhiên với tâm nguyện mới của mẹ mình. Cô gái theo nhà thờ Tân giáo nói, “ Là một người theo Cơ đốc giáo, tôi có rất nhiều thắc mắc. Tôi thấy mẹ mình đã có được một trái tim bình yên, một sự bình an trong nội tâm và niềm vui mà bà đã tìm kiếm qua bao năm tháng. Vì lý do đó, tôi có thể ủng hộ những gì mà mẹ đang làm.”
Susane Wooden, con gái của bà đến từ Michigan nói, “Tôi hết sức tự hào về mẹ của mình.”
Sau đó, một bữa ăn chay được dọn ra tại nhà thờ Unity của Clearwater ở sát bên. Đứng thành hàng từ nơi tổ chức buổi lễ thọ giới cho đến cổng nhà thờ, mọi người đặt các vật phẩm cúng dường gồm hoa, sô-cô-la, trái cây và ngay cả nước vào bát của các nhà sư và tu nữ đang ôm bát bước đến bàn ăn để đánh dấu buổi lễ. Không nhắm đến một người nào, Rose Lettiere, đến từ Sarasota, nói rằng cạo đầu quả là một sự “phá lệ” cho bất cứ ai muốn theo đuổi cuộc sống trong tu viện.
Cuộc sống mới của Suseela bao gồm việc thức dậy sớm để tụng kinh và hành thiền. Bà phải ăn buổi ăn cuối cùng trong ngày trước ngọ. Bà nói, “ Có quá nhiều việc mà một tân sa-di-ni như tôi cần phải học. Tôi biết rằng người ta đang mong chờ nơi tôi những điều to tát hơn. Một khi đã khoác y vào, mọi người thường nhìn mình với con mắt hơi khác đi một chút.”
Việt dịch: Supanna
Nguồn: tampabay.com