1. Viết thư: Hãy gửi cho bạn bè, thầy cô, họ hàng… những bức thư viết về cảm nghĩ, tâm sự, chia sẻ của bạn về đạo Phật, về Phật đản, về kinh nghiệm tu tập, về sự màu nhiệm có được nhờ hành trì Phật giáo… Đó sẽ là món quà bất ngờ và đầy ý nghĩa trong mùa Phật đản, khi mà chúng ta ngày càng ít viết thư cho nhau. Hãy gửi ít nhất 12 lá thư nhé.
2. Gửi bưu thiếp Phật đản: nếu bạn có thời gian, hãy tự thiết kế và sáng tạo những bưu thiếp Phật đản độc đáo, chứa đầy tình cảm của bạn. Còn nếu không, hãy chọn mua những mẫu bưu thiếp Phật đản ý nghĩa và gửi đi nhé. Bạn cũng đừng quên viết vào bưu thiếp những câu kệ ngắn gọn, những đoạn thơ, những đoạn trích dẫn ý nghĩa về Phật giáo và Phật đản. Bạn cũng đừng quên gửi thiệp điện tử Phật giáo nếu có cơ hội
3. Thiết kế và chia sẻ powerpoint slide show, flash có chủ đề Phật giáo và Phật đản: hiện nay máy tính nối mạng đã trở nên phổ biến, nhất là giới học sinh, sinh viên, giới viên chức, công chức, nhân viên trẻ. Nếu bạn biết thiết kế slide powerpoint hoặc flash, hãy thiết các file trình chiếu trong đó có âm thanh, hình ảnh, những bài thơ, kinh, kệ, những đoạn tóm tắt về một chủ đề nào đó liên quan đến Phật giáo, ví dụ như 14 điều răn của Phật, 10 điều tâm niệm…
Nếu bạn biết thiết kế trò chơi Phật giáo trên flash hay các chương trình khác, còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay ngay vào. Còn nếu bạn không biết cách thiết kế nhưng có được file trình chiếu trong máy, hay biết địa chỉ trên mạng để tải xuống, hãy email cho tất cả bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé.
4. Trong dịp Phật đản, hãy tự nấu hoặc mời người thân, bạn bè, đối tác của mình đi ăn cơm chay nhé, có thể ở nhà, ở quán, hay ở chùa. Nhiều người chưa biết nhiều món chay đâu, thậm chí có người nghĩ món chay chỉ có rau và đậu nên còn e dè lắm. Nếu ở những thành phố lớn, bạn hãy mời bạn bè đến những quán trà mang phong cách Phật giáo.
5. Trong dịp Phật đản, hãy mạnh dạn treo cờ, đèn lồng Phật giáo ngoài sân, trước cổng. Bạn cũng đừng quên treo cờ Tổ quốc nhé. Đó là một biểu tượng gắn bó giữa Đạo Pháp và Dân tộc. Và nếu có khả năng tài chính, bạn hãy tặng sách, tranh, ảnh, tượng, móc chìa khóa, văn hóa phẩm Phật giáo cho người thân, bạn bè, người nghèo nhé
6. Trong mùa Phật đản, bạn hãy cùng bạn bè, đồng nghiệp thực hiện những chuyến đi làm từ thiện. Làm từ thiện đâu có tốn kém, quan trọng là tấm lòng: quần áo cũ, sách truyện cũ cho trẻ em nghèo, những đồng tiền lẻ… Hãy mang tình thương đến với tất cả mọi người
7. Điều đặc biệt, trong mùa Phật đản, bạn hãy tinh tấn tu tập hơn hơn, nói năng từ hòa hơn, gần gũi hơn với tất cả mọi người. Hãy để những người xung quanh cảm nhận được bạn là một Phật tử!
Nguyễn Đức Phúc – Hà Nội (ducphucng…@yahoo.com) Mấy năm trở lại đây, Trung ương Giáo hội và Thành hội Phật giáo Hà Nội có tổ chức Đại lễ Phật đản tại tập trung tại Sóc Sơn, Hà Nội. Việc tổ chức tập trung như vậy sẽ tạo được sự hoành tráng, đông vui. Tuy nhiên, tổ chức lễ Phật đản ở một nơi xa xôi cách trở như vậy có nhiều điều đáng tiếc: Tăng Ni Phật tử phải vất vả di chuyển xa, nhất là Tăng Ni Phật tử ở các quận nội thành Hà Nội. Đại lễ mà tổ chức ở vùng sâu vùng xa thì không có tính quảng bá, truyền thông, không đến được đông đảo quần chúng, nói cách khác là người nhà tự vui với nhau. Hơn nữa, tham dự Đại lễ tập trung rồi thì cũng hết ngày, nên khi Tăng Ni về chùa không có nhiều điều kiện tập trung vào Lễ Phật đản ở chùa mình. Theo tôi, để đại lễ Phật đản được quần chúng hóa, có sức lan tỏa rộng thì mỗi ngôi chùa phải là một tâm điểm mùa Phật đản, phải có nhiều hoạt động như văn hóa, văn nghệ, nghi lễ…, phải lôi kéo được Phật tử và quần chúng nhân dân địa phương tham gia đại lễ. Vì thế, Giáo hội các cấp nên tập trung hỗ trợ các chùa thực hiện các hoạt động mùa Phật đản thật ấn tượng. Không nhất thiết phải lôi lôi lếch thếch thuê xe cộ từ các tỉnh về Sóc Sơn xa xôi, nghe thông điệp, nghe một vài bài phát biểu, xem vài tiết mục văn nghệ rồi lại giải tán về, quá vất vả. Giáo hội và thành hội nên xin phép thiết trí lễ đài Phật đản tại quảng trường trước Cung Văn hóa hữu nghị (Phố Trần Hưng Đạo). Buổi tối 14 nên có biểu diễn văn nghệ, thắp nến cầu nguyện, diễu hành xe hoa. Sáng 15 nên có lễ rước chư Tăng làm lễ từ chùa Quán Sứ sang quảng trường, rồi làm lễ ở đây. Sau đó, Tăng Ni Phật tử sẽ về chùa của mình để thực hiện các hoạt động mừng Phật đản. Lê Trần Nam – Huế (letrannam…@gmail.com) Hiện nay, số người dùng yahoo messenger rất nhiều, nhất là các bạn trẻ. Vì vậy, chúng ta hãy gửi thông điệp Phật đản qua yahoo messenger đến tất cả những người trong contact list của mình. Cách gửi: trong cửa sổ yahoo, chọn Actions, chọn tiếp Send an instant message, trong file contact, bôi đen tất cả nick trong contact, rồi copy hoặc gõ thông điệp vào rồi gửi. Sức lan tỏa thông tin sẽ rất lớn. Thích Đạo Hạnh – Chùa Kỳ Viên, Đà Nẵng (daohanhky…@yahoo.com) Tôi xin đề nghị TW Giáo Hội có văn bản chỉ đạo việc treo cờ tổ quốc và treo cờ Phật Giáo trong ngày Đại Lễ Phật Đản một cách nghiêm chỉnh. Vì Giáo Hội ta có Hiến Chương rõ ràng. Riêng tại Đà Nẵng – thành phố TW vậy mà năm nào việc treo cờ Phật Giáo cũng rời rạc, làm cho du khách quốc tế nhìn vào tưởng chừng như Chính quyền Việt Nam không cho treo cờ Phật trong ngày đại lễ. Chúng ta là những người Phật Tử thì chúng ta phải thực hiện cho bằng được. Hơn 30 trôi qua chúng ta chưa có cơ hội là được, một phần do chủ quan, một phần do khách quan. Hôm nay cơ hội đã đến chúng ta phải làm sống dậy tinh thần bất diệt của Đạo Phật. Noi cao tấm gương TRÍ TUỆ – lòng TỪ BI – giáo lý CHÂN CHÍNH của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hương Sen – Hà Nội ([email protected]) Phật tử đón mừng ngày Đức Phật đản sanh chẳng có gì tuyệt bằng cách cùng nhau hành theo hạnh của Phật: từ, bi, hỷ, xả. Theo ý kiến tôi, Ban tổ chức có thể phát động một buổi rải tâm từ đến tất cả mọi người và các chúng sinh ở khắp nơi vào cùng một giờ nhất định trong một ngày nào đó trước ngày Phật đản để tạo phúc lành đón chào Ngày vui trọng đại này. Trước tiên, tôi có ý kiến sơ bộ thế này: – Rải tâm từ: xin tha thứ và tha thứ cho người và mình, sau đó rải tình yêu thương đến tất cả. (tôi sẽ nói kỹ thêm sau ạ.) Rất mong các quý Thầy, quý Sư cô và các bạn có ý kiến và nhiệt tình ủng hộ, cùng tạo phúc lành tập thể cho một vài giây phút bình yên trên trái đất này. Theo tôi, Ban tri sự nếu đồng ý nên có thông báo sớm để có thật nhiều người biết và sắp xếp thực hành. Vì có thể sẽ có nhiều người chưa biết rải tâm từ như thế nào, bản thông báo cũng nên có hướng dẫn ngắn gọn. Trần Quốc Trung – Hà Đông, Hà Tây (manofthe…@gmail.com) Hiện nay Chính phủ đã bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Vậy chúng ta có thể vẽ khẩu hiệu “Kính mừng Phật đản” lên mũ, hoặc đặt in decan có khẩu hiệu Phật đản hoặc hình Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh. Tuy nhiên để in decan các chùa, các gia đình, các nhóm Phật tử cần cử người đứng ra đặt in Decan này. Đội mũ bảo hiểm có khẩu hiệu Phật đản trên các đường phố tại các thành phố đông đúc dân cư, các thị xã thị trấn, chắc chắn là cách quảng bá đại lễ Phật đản rất hiệu quả. Đề nghị web Phật tử Việt Nam thiết kế một số mẫu decan cho Phật tử để in. Bùi Tùng – Houston Texas (tung_edu8…@yahoo.com) Tôi đề nghị từ nay về sau, những người có trách nhiệm nên cố gắng biến đại lễ Phật Đản thành một ngày lễ thật tưng bừng cho các em thiến nhi, nhằm đễ lại cho các em một dấu ấn thật đẹp, thật đậm nét. Tượng Phật Đản Sanh chẳng phải đã gần gũi với các em lắm đó sao? Nếu khéo léo, chúng ta sẽ tạo cho các em một ấn tượng rất đẹp về ngày Phật Đản. Các bậc cha mẹ, ông bà nếu được, hãy làm thành thói quen tặng quà cho các em nhân ngày Phật Đản đễ các em háo hức chờ đến ngày này. Các bậc phụ huynh, nếu có điều kiện, hãy phối hợp với chùa địa phương mua quà cho những em nhỏ bất hạnh. Nhưng hãy tạo diều kiện cho chính con em của mình trao tận tay món quà cho những em nhỏ cơ nhỡ kia, đễ giúp các em phát triễn lòng từ bi luôn thể! Các chùa có thể tổ chứa cho các em tô màu hoặc vẽ hình, thi kể chuyện hay đóng kịch về ngày Phật Đản. Các chùa cũng có thể tổ chứa cho các em làm lễ rước đèn trong khu phố, hay ít nhất là trong sân chùa trước ngày Đản Sinh. Những đòan xe hoa diễu hành nên có một đòan trẻ em múa dẫn đầu. Tóm lại, tôi tha thiết mong là ngày Phật Đản sẽ trở thành một ngày lễ tưng bừng mà bất cứ em thiếu nhi nào cũng háo hức chờ đợi! Đèo Vũ Huấn – Tp. Hồ Chí Minh ([email protected]) Theo tôi thấy mọi năm lễ Phật đản đều có chương trình ca múa nhạc. Và một số chùa cũng có mở nhạc về lễ Phật đản. Nhưng chỉ thấy một số chùa thôi. Còn lại những ngày như 15 /4 thì hầu như không có mở băng đĩa nhạc (làm cho không khí thật buồn, một lễ hội tôn giáo chỉ có mọi người lễ bái xì sụp và nhang khói ngột ngạt, rất mất trật tự và không được uy nghiêm. Nay tôi có một ý kiến nhỏ là có một bảng tiểu sử và ý nghĩa của lễ Phật đản (giống báo tường) và trong chùa cũng nên có để tên và lịch sử của mỗi chư vị Phật và chư bồ tát (vì hầu như mọi người đi lễ chùa chỉ biết lạy, thắp nhang, hứ không biết vị đó tên gì? lịch sử và ý nghĩa tên của vị đó. Và các chùa cũng nên sắp xếp thời gian ra, chia từng lễ nhỏ vào các thời gian khác nhau (cho đến hết lễ Phật đản, cũng như những lễ lớn khác trong năm) để tất mọi người đến chùa đều có thể tụng kinh, vừa hiểu được kinh Phật. Lê Đoàn Quân – Hạ Long, Quảng Ninh (ldq…@hotmail.com) Bên ngoài những ý tưởng mà Phật tử Việt Nam nêu ra, trong mùa Phật đản, Phật tử nên: 1 – Nói chuyện, chia sẻ niềm vui, kể về sự đản sinh của Đức Phật với những người chưa rõ. 2 – Tích cực đóng góp vào các hoạt động của ngôi chùa nơi mình cư trú: tham gia văn nghệ, dựng lễ đài, hành lễ… 3 – Các cụ già, người trung tuổi nên đưa con cháu đến chùa làm lễ tắm Phật, hướng con cháu đến các giá trị Phật giáo. 4 – Hãy thiết kế nhiều slide, flash, video clip… về chủ đề Phật đản và chia sẻ cho mọi người. 5 – Mở các băng đĩa nhạc Phật giáo vui tươi trong nhà. 6 – Tặng tranh ảnh hoặc tượng Phật cho người nghèo. 7 – Đeo dây chuyền có biểu tượng Phật giáo như bánh xe pháp, chữ vạn. Cư sĩ Huệ Chiếu Tôi ước mong và đề nghị Quý Báo hãy phát động việc thực hiện gửi thư chúc mừng nhân ngày Lễ Phật đản của các cơ quan Giáo hội Phật giáo và của các Phật tử tại gia trong và ngoài nước. Nội dung thư nhắc lời dạy của đấng Giác ngộ đến với mọi người, nhằm sách tấn tu hành, tạo mối thân thiện trong việc hoằng dương chánh pháp. Riêng, chúng tôi một nhóm cư sĩ sẽ bắt đầu thực hiện kể từ Đại lễ nầy và vào dịp tết âm lịch hàng năm./. Điều Thị Thanh Tâm – Lãn Ông, Hà Nội ( thanhtam…@vietbamedia.com.vn) Ban Tổ chức nên phổ biến bài hát chào mừng Phật đản Liên hợp quốc 2008. Bài hát này nên duoc các đơn vị truyền thông đặc biệt là của Phat giáo đăng tải, và cho in thành đĩa cung cấp cho cac chùa hay Phật tử, đưa lên web để download miễn phí… Trong ngày diễn ra buổi lễ trọng đại tại Hà Nội, các Phật tử tại gia phải trong trang phục áo tràng chỉnh tề, trang nghiêm đỉnh lễ Phật cùng cầu nguyện Phật gia hộ cho Đại lễ thành công, Phật Pháp hưng long. Thời khắc Đại lễ chính thức khai mạc thì đồng loạt các chùa trong nước Việt Nam cùng thỉnh 3 hồi chuông và trống bát nhã để chào mừng Thích Đạo Lực – Đà Nẵng (thichdaoluc…@yahoo.com.vn) Tôi rất tán đồng với những ý tưởng của trang Phật tử Việt Nam và mong sao các thầy Trụ Trì, các chùa, các GĐPT hãy thực hiện ý tượng của trang PTVN. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch cố gắng thực hiện. Xin cảm ơn rất nhiếu những vị đã đưa ra ý tưởng nầy. Tại sao mình không làm, tại sao không thực hiện, điều ấy ở trong tầm tay. Hãy làm để cúng dường Đản sanh, hãy làm đạo Phật đi vào cuộc đời. Và tôi cũng xin trang điện tử giới thiệu cho chúng trang một số địa chỉ có thiệp và hình ảnh Phật giáo để chúng tôi sử dụng chuyển tải cho TN, Phật tử và bạn bè. Rất mong được hồi âm. xin chào tinh tấn. |
Nếu quý độc giả có ý tưởng về các hoạt động mà người Phật tử nên làm trong mùa Phật đản, xin bấm vào đây, hoặc gửi thư về địa chỉ [email protected], hoặc Điện thoại về số 098 346 7577