Trang chủ Tu học Thiền Tứ Niệm Xứ Ngồi thiền

Ngồi thiền

199

 

 
 
Thiền sư: Nếu muốn bạn có thể ngồi lâu hơn. Nhưng tôi không khuyến khích thiền sinh ngồi lâu quá; đừng ngồi quá một tiếng rưỡi. Những người thích tĩnh lặng thường muốn ngồi lâu, người thích chánh niệm thì ưa hoạt động hơn. Tôi khuyến khích thiền sinh nên hoạt động bởi vì nó buộc tâm mình luôn “rón rén”, luôn “tỉnh giác”, có thể nói như vậy, và phải thực sự làm việc để chánh niệm trong phút giây hiện tại. Thật không may là ở đây chúng tôi chẳng có việc vặt để cho các thiền sinh làm như một số thiền viện ở các nước phương tây. 
 
Đi kinh hành 
 
Thiền sinh: Khi đi kinh hành thì lúc nào mắt cũng phải nhìn xuống hay là có thể nhìn ngó xung quanh cũng được? 
 
Thiền sư: Đừng cố ý làm bất cứ điều gì (trong hai thứ đó). Chỉ cần tự nhiên và chánh niệm về tất cả những gì tâm bạn đang hay biết. Nếu nhìn quanh, bạn hãy chánh niệm rằng mình đang nhìn quanh, nếu đang thu thúc nhìn xuống, bạn hãy biết rằng mình đang thu thúc nhìn xuống. Hãy chánh niệm về tất cả những gì đang thực sự diễn ra. 
 
Thiền sinh:   Xin thầy cho con một vài lời khuyên về việc đi kinh hành và cách quán chiếu khi đi kinh hành. 
 
Thiền sư: Trước tiên, hãy nhận biết rằng mình đang đi. Sau đó, bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình. Chẳng hạn: Tâm và thân đang tương tác, liên hệ với nhau ra sao? Bạn đang đi với trạng thái tâm như thế nào? Tại sao mình đi kinh hành [1]? Ai đang đi [2] Đặt ra những câu hỏi như thế giúp bạn tăng dần khả năng quan sát và thẩm xét các pháp. 
 
Chú thích: [1] Để nhận rõ những động cơ, tâm tham hay sân … hay những thái độ hành thiền không chân chánh khác sanh khởi bên trong tâm mình trong khi đi kinh hành – ND 
 
[2] Để thấy rõ và loại bỏ ảo tưởng về một cái ngã (cái tôi) bên trong thân (đang đi) và tâm (đang quan sát sự đi) này, thấy ra sự thật đó chỉ là một kết hợp và tương tác giữa danh (tâm) và sắc (thân) mà thôi – ND  
 
Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp