Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

Ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

353

Trong giai đoạn sơ khởi, ngôi chùa này chỉ lợp bằng lá sồi và che bằng lá kè khắp bốn phía dùng làm am thờ nhỏ và vị trụ trì có thể che mưa nắng qua ngày; về sau, số tín hữu bắt đầu lui tới cúng lễ và chùa cũng được kiến tạo qua từng bước cứ thế mà tăng lên thêm dần. Chùa được vững chắc như hiện nay là do đợt trùng tu lần cuối cùng vào giữa năm 1913 và lễ trai đàn vào đầu năm 1914.  


Thoạt tiên khi mới đi vào chùa du khách sẽ trông thấy cổng tam quan khá lớn trên đó đắp những mô hình mang tính chất Phật Giáo, những hoa văn uốn quanh, những  Nữ thần đang ca múa đàn sáo, một hình thái thường thấy trong nghệ thuật Khmer.


 Bên cạnh cổng vào là những ngôi tháp nhỏ, mỗi loại điêu khắc và kiến trúc theo mỗi thể điệu khác nhau. Cũng như những ngôi chùa Khmer khác, chùa Khdleang có sân rất rộng, thường dùng để tổ chức những ngày lễ lớn thường diễn ra trong mỗi tháng.  


Khu chính điện nằm vào trung tâm của toàn bộ quần thể  này. Nền nhà được cất cao hẳn lên, và phân chia thành ba cấp bậc có những bố cục hoàn toàn khác nhau. Khu vực này được phân ra thành bốn phần, được quay hẳn về bốn hướng ra vào khác nhau. Mỗi hướng dành riêng cho mỗi hạng người khác nhau vào chùa, từ vị trụ trì đến chư tăng, thiện nam tín nữ và những người phục vụ trong chùa.  


Cũng nhờ kỹ thuật bố trí khá hoàn chỉnh cho nên từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngôi chính điện cao hẳn lên; điều này có thể phân biệt được với chùa chiền cổ truyền Việt Nam.Khung mái chùa uốn cao hẳn lên và được làm bằng loại gỗ quý, được đưa từ nhiều vùng khác đến. Mái chùa đuợc phân ra làm ba phần bọc quanh nhau và những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu. Những nhánh cao vút lên ở những góc mái, mang hình tượng Vichnou cổ truyền. Chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vững chải và kỳ bí hẳn. Ba lớp la thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa, khiến cho du khách tưởng tượng đến những hạn chế từng vùng riêng biệt, mà nghi thức người Khmer thường đưa ra cho mọi tín đồ đến hành lễ.


Đặc biệt nhất là những hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về Vật nhân như thế. Ảnh hưởng Corinthien và Dorothien  của Hy Lạp thể hiện  rõ nét nhất trong những mô hình này. Trong điện thờ và nhà Tổ có nhiêu bao lam; những bao lam này vưon lên cao vút lên tận mái nhà. Tất cả những chi tiết này đều được chạm trổ, điêu khắc lẫn hội họa; màu sắc rực rỡ và được chiếu sáng rực hẳn lên.  Trên bàn thờ chính có nhiều tượng Phật trong những tư thế và giai đoạn khác nhau trong đời của Ngài, từ khi đản sinh cho đến hồi nhập diệt: ít nhất là 20 thể hình như thế.  


Sau mỗi pho tượng có đều ghi chú xuất xứ của pho tượng và người mang tượng đến cúng chùa. Trong chùa không có những tượng Kim cương, tuy nhiên, ở những cửa ra vào thì được chạm nổi những hình Theanin và Reahu trông rất dữ dằn.


Thậm chí những hình Tiên Nữ trên cửa hay trên cột trông cũng rất hung tàn, trong tư thế chiến đấu. Bài Minh được ghi lại trong chùa Khđleang có nội dung đại cương như sau:  Cảnh giới trang nghiêm này-  Thiện tâm đều ngưỡng mộ. Lòng trần không  vướng bận, Thấy Phật, thấy Niết Bàn. Nhất quyết diệt lòng tham, Sân si đều tẩy sạch. Tức là lòng giải thoát.  Chứng kiến cảnh Chân Như…


Kiến trúc chùa Khmer:  Nhìn chung, mỗi ngôi chùa người Khmer trong vùng đồng bằng sôngCửu Long đều có một giá trị cao về giá trị mỹ thuật Phật Giáo. Mỗi ngôi chùa Khmer là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo hình, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa. Một ngôi chùa Khmer thường được kiến lập trên một khu đất khá rộng rãi trong mỗi địa phương. Có nhiều khu vực chục rộng đến hàng chục mẫu tây. Với cảnh quan đó, chung quanh một ngôi chùa thường trồng nhiều loại cây to như thốt nốt, dầu, sao, những cây đặc sản miền Nam.


Mỗi ngôi chùa Khmer thường bao gồm nhiều khu vực kiến trúc như: khu chính điện, sala, nhà tăng, nhà tu thiền định, nhà thiêu hương và những tháp thờ. Trước chùa thường là cổng (tam quan) trang trí hoa văn theo kiểu kiến trúc đền tháp Kampuchia.Vì là nơi cúng bái, hành lễ và cầu đảo, cho nên chính điện giữ vị trí trung tâm của ngôi chùa.


Chính điện chùa Khdléang tại thị xã Sóc Trăng (1533) có ba bậc: mỗi bậc được bao quanh bằng một vòng rào xây bằng gạch. Những hàng rào đều theo đúng các hướng đông, tây, nam, bắc; mỗi hướng đều có cửa ra vào, trang trí mỹ thuật. Bên cạnh cổng vào là những ngôi tháp nhỏ, mỗi loại điêu khắc và kiến trúc theo mỗi thể điệu khác nhau.


Cũng như những ngôi chùa Khmer khác, chùa Khdléang có sân rất rộng, thường dùng để tổ chức những ngày lễ lớn thường diễn ra trong mỗi tháng. Khu chính điện nằm vào trung tâm của toàn bộ quần thể này.  Nền nhà được cất cao hẳn lên, và phân chia thành ba cấp bậc có những bố cục hoàn toàn khác nhau. Khu vực này được phân ra thành bốn phần, được quay hẳn về bốn hướng ra vào khác nhau. Mỗi hướng giành riêng cho mỗi hạng người khác nhau vào chùa, từ vị trụ trì đến chư tăng, thiện nam tín nữ và những người phục vụ trong chùa. Khung mái chùa uốn cao hẳn lên và được làm bằng loại gỗ quý, được đưa từ nhiều vùng khác đến.


Mái chùa được phân ra làm ba phần bọc quanh nhau và  những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu. Những nhánh cao vút lên ở những góc mái, mang hình tượng Vichnou cổ truyền. Chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vững chải và kỳ bí hẳn. Ba lớp la thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa, khiến cho du khách tưởng tượng đến những hạn chế từng vùng riêng biệt, mà nghi thức người Khmer thường đưa ra cho mọi tín đồ đến hành lễ.


Đặc biệt nhất là những hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về “vật nhân nhất thể”. Ảnh hưởng Corinthien và Dorothien của Hy Lạp thể hiện rõ nét nhất trong những mô hình này. Trong điện thờ và nhà Tổ có nhiều bao lam; những bao lam này vươn lên cao vút lên tận mái nhà.


Tất cả những chi tiết này đều được chạm trổ, điêu khắc lẫn hội họa; màu sắc rực rỡ và được chiếu sáng rực hẳn lên. Mái chùa Khmer là phần kiến trúc và trang trí nổi tiếng trong toàn bộ, cấu trúc khá phức tạp và độc đáo. Khung mái thường dùng toàn loại gỗ quý, lợp ngói. Có một số chùa lớn toàn thể bộ mái được đúc liền bằng xi măng và cẩn gạch nhiều màu (như ngôi chùa Srâ Lâung, ở xã Đại Tâm, Sóc Trăng).


Đây là tôn giáo hiện thời của phần lớn dân Ấn Độ, là kết quả của sự phát triển đạo Bà La Môn sau nhiều tư biện triết học, cũng như sự hòa nhập chậm chạp của những loại thờ cúng trong dân gian khắp nơi của vùng đất này. Sự thích nghi này được thấy rõ vào khoảng đầu Công Nguyên. Sự thích  dụng này cũng đã song hành với Phật Giáo trong khoảng 5 thế kỷ trước Công Nguyên và 5 thế kỷ đầu Công Nguyên, thế chân Phật Giáo trong năm thế kỷ kế  tiếp (từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XII) tại Ấn Độ.


Từ khi  Hồi Giáo du nhập Ấn Độ (từ  thế kỷ XII) Hồi Giáo có nhiều lợi thế vì gắn liền với tầng lớp thống trị và tộc thống trị theo Hồi Giáo, được áp đặt vào Ấn  Độ thì Ấn Độ Giáo cũng không hề suy thoái trong xã hội Ấn. Ấn Độ Giáo tiếp theo và hoàn chỉnh Bà La Môn Giáo, tiếp nhận và phát triển trong sự đan xen của những yếu tố Bà  La Môn Giáo.


Giáo lý của Ấn Độ Giáo (Hindouisme) cũng không thể đề xuất gì khác sự xác lập lý thuyết đã có từ thời cư dân cổ của lưu vực sông Gange, từ thời đại Veda vẫn được dung hợp trong Phật Giáo và lại được tiếp nhận trong Ấn Độ Giáo: quan niệm về số phận con người là chuỗi liên hoàn của “Pháp” (Dharma): là “Nghiệp” (Karma),  Luân  Hồi (Samsara), và “Giải Thoát” (Moksa). Trong khi Phật Giáo giải thích về vấn đề Giải Thoát, về Niết Bàn, thì Ấn Độ Giáo đã không đưa ra lời giải thích nào, tuy  vẫn giữ khái niệm về Giải Thoát (Moska). Ấn Độ Giáo muốn tín đồ cứ tin vào con đường Giải Thoát, nhưng Giải Thoát về đâu ? Giải Thoát như thế nào ? Vấn đề không cần biết đến. Ấn Độ Giáo tiếp nhận không những toàn bộ hệ thống thần linh của Bà La Môn Giáo, mà còn có thêm nhiều vị Thần, Thánh, Thần Linh, có quan hệ thân thuộc hay liên quan với các vị Thần chính đó. 


Những nhà nghiên cứu về Ấn Độ Giáo đã tìm thấy có đến  3.000 vị Thần trong hệ  thống tín ngưỡng này, tuy nhiên  có 6 vị Thần được coi là chính thức, được trình  bày nhiều trong Thần thoại Purana, mà trong đó được tôn sùng vào bậc nhất và cũng  phổ biến nhất là Brahma và  hai vị phò  tá (hay biên  diện) là Vichnu và Siva. Trên giáo lý cơ bản của Bà La Môn thì hai vị Thần Vichnu và Siva không những chỉ là phụ tá tầm thường, mà còn cùng với thần Brahma làm thành “Bộ ba Tam Thần” (Tri-murti) hoàn chỉnh, được hiểu như là có Trời thì có Đất, có sinh thì có diệt, hai bên bổ sung cho  nhau.


Ngoài ra, trong mỗi vị Thần nói trên, lại còn có những mối quan  hệ mật thiết trong cuộc sống của mỗi vị Thần nữa. Chẳng hạn: Thần Siva gắn bó với vợ mình, nhưng  người vợ của thần Siva có đến 15 tên gọi, trong 15 hình hài hoàn toàn khác nhau, trong từng trường hợp khác nhau. Một trong những quan hệ đó là với Uma sinh, sinh ra Ganesa có hình tượng con voi và Skanda, thường cưỡi lên mình một  con công; Indra cưỡi trên voi; Brahma cưỡi con ngỗng, Agni cưỡi con tê giác; Yama  cưỡi trâu; Vayu cưỡi ngỗng trời; còn chính Siva thì lại cưỡi trên con bò thần Nandin. Các vị  Thần này thường bay nhảy trên những con  thú vật; mỗi vị  thần có nhiều vợ, nhiều con,  mà mỗi người hay  vật cưỡi đi liên  theo đều là  những vị Thần hay những vật  thiêng cả. Có rất nhiều vị Thần, mỗi vị có nhiều huyền thoại, do tín đồ sùng bái thêu dệt  thêm ngày càng nhiều. Nhưng tất cả đều được kết cấu có hệ thống, mà các tăng sĩ đều phải thuộc lòng, để trong khi thuyết giáo có thể giải thích rõ ràng. Muốn trở thành tăng sĩ không thể thiếu những kiến thức về thần thoại.


Hệ thống giáo lý Ấn Giáo chia ra làm hai loại: Kinh và Kệ.  Bộ Kinh chính là Veda; mỗi thể loại Veda thì lại chia ra thành 4 phần (Samhita): Rig Veda, Sama Veda, Yajura Veda và Arthava Veda. Trong mỗi Veda lại còn có: Mantra (những bài ca) tức là  những kinh cầu nguyện hàng ngày; Brahmana (Giải Samhita); Aranyaka (Nhũng thần thoại kể về hóa kiếp các vị Thần); Upanisad (Bình luận triết lý). Hệ thống Kệ thì trích yếu những đoạn Kinh quan trọng.


Ấn Độ Giáo có những nghi thức hành lễ như sau:  Lễ dâng hiến (Upanaina), Lễ sinh (Samkara), Lễ  cưới, Lễ trưởng thành, và cao nhất là  “Lễ hội Thánh Thần” để tỏ  lòng sùng kính tôn thờ Thần Thánh. Trong lễ hội Thánh Thần có nghi thức thiêng liêng, mang tính chất tượng trưng như lễ Mộc Dục (tắm rửa các pho tượng) là nghi thức đồng nhất với Thần Thánh bằng cách lấy nước thiêng ở sông hồ tắm cho mình hay uống nước tắm của Thần Thánh. Trong những nơi có thờ thần Vichnu, người ta cũng cử hành Lễ Mộc Dục cho tượng thần Vichnu, rồi rước tượng Thần trên một cỗ xe lớn chở từ đền thờ phụ đến đền thờ chính (rước vọng) và ngược lại. Đây là biểu trưng sự tích cỗ xe Juggernaut chở Thần Vichnu nhập thế trong truyền thuyết được ghi chép trong kinh Veda.


Những người đi dự lễ thường nhảy múa tưng bùng; thậm chí có trường hợp điên  cuồng, có người đã lao mình vào bánh xe Juggernaut và bị cán chết là chuyện thường. Cũng như đạo Bà La Môn là tiền thân của Ấn  Độ Giáo, xã hội cũng được phân chia ra các đẳng cấp (Castra). Chế độ Castra đã phân chia ra hàng nghìn đẳng cấp khác nhau tùy theo ngành nghề trong xã hội; thành thử trong hệ thờ cúng cũng có hàng nghìn vị thần khác nhau; mỗi vị thần ứng với một nghề nghiệp (tổ sư).


Tín ngưỡng:  Người Khmer trong vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện còn bảo lưu ba hình thức tín ngưỡng và tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian, đạo Bà La Môn, đạo Phật Tiểu Thừa. Tín ngưỡng dân gian Khmer có ngưồn gốc xa xưa hơn cả Bà La Môn Giáo và Phật Giáo của xứ sở này. Họ thờ thần thiêng liêng đầy quyền năng che chở là thần Arak Real; muốn được bình yên trong phum sóc thì thờ thần Arak Phum; muốn cộng đồng sống an vui thờ thần Neakta Mchhassok.


Trong cuộc sống nếu xẩy ra những điều không hay thì van vái thần Arak, thần Neakta, thần Névada. Những vị trung gian giữa người và thần là thầy cúng, người nhập xác, bà mụ. Mỗi nghề nghiệp lại thờ vị Thần tổ riêng gọi là Kru. Việc thờ ông bà cha mẹ cũng được trân trọng trong tín ngưỡng dân gian Khmer, trong những ngày lễ Sèn, lễ Khuop.


Bà La Môn du nhập vào xã hội Khmer khi nền văn hóa bản địa chưa định hình. Giáo lý căn bản của tôn giáo này là Pream, tập hợp những lời cầu nguyện, trở thành kinh điện cho mọi nhà. Thật sự gốc đạo Bà La Môn vốn đa thần, nhưng khi truyền bá ở đây chỉ còn là tín ngưỡng những thế lực vô hình, mà Thần là tiêu biểu. Ý thức căn bản trong tín ngưỡng của người Khmer là gởi gắm niềm tin của mình vào các vị Thần linh, với những thờ cúng phức tạp.


Tín đồ Bà La Môn ở đây thờ 3 vị thần chính là: thần Prum (Brahma) tạo ra thế  gian, thần Siva là  thần phá hủy, thần Visnu là thần cứu giúp thế gian.


Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ sau đạo Bà La Môn rất lâu, nhưng khi vào tộc người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long thì không muộn hơn là bao nhiêu. Người  Khmer ở đây đều theo Phật Giáo Tiểu Thừa và chỉ thờ đức Phật Thích Ca. Phật Giáo đồ ở đây theo đạo Phật hòa hợp với tín ngưỡng dân gian, trong đó có một số có thể bắt nguồn từ thời sơ sử.


 Những tàn dư đó đan xen với lễ nghi Phật Giáo Tiểu Thừa trong nhiều nghi  lễ, tập tục. Trong mọi sinh hoạt tín ngưỡng, tinh thần, người dân quê Khmer trong mọi  ứng xử đều chịu ảnh hưởn  lớn lao của Phật Giáo hơn là Bà La Môn giáo. Một thanh  niên khi bước chân vào xã hội đã được các sư sãi hướng dẫn trong mọi sinh hoạt cá nhân và xã hội. Ngôi chùa của người Khmer là địa điểm gặp gỡ, thờ cúng, cũng là nơi tổ chức lễ hội, diễn xướng thường xuyên của dân trong phum sóc


Nói đến quá trình phát triển văn hóa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng  ta không thể không nói đến kho tàng nghệ thuật dân tộc của họ. Bất cứ người Khmer  trong lứa tuổi nào cũng biết tham gia nhiều loại hình nghệ thuật Âm nhạc Khmer tuy phong phú nhưng còn bị giới hạn về trình độ phát triển. Hiện nay nó phổ biến trong dân  chúng chỉ bằng truyền khẩu. Đã truyền khẩu tất  nhiên có dị bản và thay đổi theo vùng. Nhiều thể loại dễ bị thất truyền. Nhạc  cổ Khmer có  nhiều hình thức và thể loại  với nhiều làn điệu như Sâm Pông, Phát Cheay, Alê, Chôl Chhung, Peak Braubei, Peak Brampur, Khan Bram… họ thường trình diễn trên sân khấu Rôbam và sân khấu Yukê, trong các buổi hòa nhạc và nhạc thính phòng. Nhạc dân  gian Khmer phổ biến nhất là  loại Ayai. Ayai là thể loại hát đối đáp huê tình được phổ biến trong quảng đại quần chúng Ayai thường được biểu diễn trong các cuộc họp mặt tập thể ngoài đồng áng, trong yến tiệc, hội hè, diễn xướng. Những nhạc cụ thích hợp với nhạc dân ca là:  Trôsô, Trô Ù, Khưm, trống Skôr-Bân-chơi. Ayai có 13 làn điệu khác nhau.  Những hình thức trình diễn dân ca Khmer là: đọc, tụng, ngâm, xướng họa. Hiện nay, người Khmer cũng trình diễn những chương trình tân nhạc và nhạc thính phòng.


Người Khmer sử dụng nhiều loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, bộ hơi, bộ dây và bộ tự vang.  Phlêng Pinpeat là giàn nhạc có âm lượng rất lớn  thường được dùng trong các nghi lễ quan trọng của họ. Phlêng Khsé là giàn nhạc nhẹ chủ yếu là đàn dây lấy Trôsô (giống đàn nhị) làm chủ đạo. Đàn nhị giọng trầm thì có Trô Ù, đàn nhị giọng trung thì có Trô Sô  Lea. Ngoài ra họ còn có những nhạc cụ dùng độc tấu như: Chapei, Trô Khse Bei, Ta Khê, Skôr Bân Chơi, Skôr Chvea.Múa:


Người Khmer  vùng đồng bằng sông  Cửu Long có một  kho múa truyền thống rất phong  phú. Điều đáng lưu ý là một phần quan trọng của vốn ấy được đưa lên sân  khấu Rôbam và Yulê,  cho nên nghệ thuật sân khấu của họ ngày càng được nâng cao thêm và được chế định dần. Trong sân khấu Rôbam truyền thống, ngôn ngữ chính là múa, làn điệu tương tự như nhạc cung đình.


Nếu  nhạc cung đình của người Khmer mang tính tạo hình, thì múa dân gian của họ lại nặng về nhịp điệu. Những điệu múa phổ cập nhất của thanh niên nam nữ Khmer trong những chương trình diễn xướng là điệu múa Sarvan, điệu múa Sarikalev,  điệu múa  Ramvong. Họ múa trong những sinh hoạt, liên hoan hay bất kỳ ở đâu, miễn là có nhạc, có trống bắt nhịp là họ nhảy ngay vào vòng để ca múa. Múa trống Chhayam là một điệu múa truyền thống, có  từ thời xa xưa, còn giữ lại đến bây giờ. Múa dân gian của người Khmer có nhiều dạng khác nhau: múa lên đồng (Arak) múa trong đám cưới (Râm-bơk-Robang).


Sân khấu của người Khmer cũng rất đa dạng. Phổ biến nhất là sân khấu Rô-bam, sân  khấu Ya-kê và sân khấu La-khôn. Sân khấu Rôbam là hình thức kịch hát mà  nghệ thuật múa  là ngôn ngữ đóng vai chủ yếu. Tuồng tích của sân khấu này rút  ra từ những thần thoại, những thiên anh hùng ca Ấn Độ (vở Reamkêr). Khi múa sân khấu Rôbam, diễn viên thường đeo mặt nạ. Nhạc cụ chủ yếu là đôi trống, hai đàn nhị, một thanh la, một Srâlai. Đây là một loại hình quy phạm, trong đó mỗi diễn viên là một vũ  công thành thạo, đòi hỏi công phu đào tạo.


Sân khấu Yu-kê  là hình thức kịch hát của  người Khmer, mới ra đờitừ năm 1930  cho đến nay. Yu-kê ra đời để đáp ứng với nhu cầu mới của xã hội Khmer đã có được một nền kinh tế tương đối cao hơn trước, xã hội ổn định, văn hóa có nền nếp. Yu-kê  cũng chịu ảnh hưởng của các làn điệu các tộc người khác như Hát Tiều, Hát Quảng, Hát Bội, Cải Lương.


Ngoài ra còn có sân khấu La-khôn là thể kịch nói  xuất hiện trong nghệ thuât diễn xướng của người Khmer trong khoảng 30 năm lại đây. Nghệ thuật này chịu ảnh hưởng của Kampuchia, do những sư sãi đi tu học về  hướng dẫn cho dân chúng thực hiện. La-khôn được dân chúng ưa thích, nhất là các vị cao niên. Những vở La-khôn thường rất ngắn, kéo dài độ  5, 10 phút, trình diện xen vào những buổi hội họp.