Trang chủ Diễn đàn Hộ Pháp Nghiêm khắc với hành vi xúc phạm Phật giáo: Hộ pháp tiêu...

Nghiêm khắc với hành vi xúc phạm Phật giáo: Hộ pháp tiêu biểu

158

Cũng theo bản tin, người du khách “bị cáo buộc thiếu tôn trọng với Phật giáo”.

Bản tin cũng cho biết thêm “nhà chức trách rất nghiêm khắc với những lời lăng mạ đối với Phật giáo – tôn giáo chính của một bộ phận đông đảo cư dân trên đảo quốc này”.

Trước khi bị trục xuất, nhà chức trách đã xử lý đối với du khách xăm hình Phật bằng hành động bắt giữ. Bản tin cho biết “Mặc dù có thị thực du lịch hai ngày hợp lệ nhưng Ratcliffe cho hay ông đã bị đưa đến một khu vực giam giữ sau khi các quan chức xuất nhập cảnh phát hiện hình xăm phần đầu của Đức Phật lộ ra từ ống tay áo phông của du khách này”.

Hành động như vậy, quả được coi là quá khiêm khắc. Một phản hồi  trên bản đăng lại ở trang tin Phattuvietnam.net nói “tôi không đồng ý với cách làm của giới chức Tích Lan”.

Nhưng, điều chắc chắn là đây không phải là hành động vội vàng, thiếu cân nhắc của nhà chức trách Sri-Lank. Việc bắt giữ rồi trục xuất khách du lịch vì có hình xăm Đức Phật như thế chắc chắn có ảnh hưởng đến việc khuyến khích du lịch đến Sri-Lanka, mà du lịch là nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước còn nhiều khó khăn sau nội chiến thảm khốc này. Việc cơ quan thông tấn BBC đưa tin rộng rãi về việc này chắc chắn là không có lợi cho hoạt động du lịch Sri lanka.

Nhưng chính phủ và nhân dân Sri-Lanka chấp nhận điều đó. Chính sách của nước này là nhất quán đối với những hành vi xúc phạm Phật giáo, dù là nhỏ nhặt nhất.

Bản tin BBC điểm qua một số trường hợp có hành vi xúc phạm Phật giáo như sau: “Năm ngoái, ba khách du lịch Pháp đã bị kết án tù treo vì chụp ảnh cho thấy họ giả vờ hôn một bức tượng Phật tại một ngôi chùa.

Vào năm 2010, ngôi sao nhạc R&B của Mỹ, Akson bị từ chối cấp thị thực vào Sri-Lanka sau khi trên một trong những video âm nhạc của ca sỹ này xuất hiện cảnh một phụ nữ nhảy múa ở phía trước một bức tượng Phật”.

Cái hay ở Sri-Lanka là không thấy có hành động bạo lực của tín đồ Phật giáo mà chỉ có hành vi điều tiết bằng pháp luật.

Chúng ta thấy là chỉ mới xúc phạm Phật giáo bằng những hành vi như giả vờ hôn tượng Phật, hay trong video có cảnh nhảy múa trước tượng Phật, là đã có thể bị đối xử nghiêm khắc như thế, huống nữa là trực tiếp nói hay viết báo những lời xúc phạm Phật giáo.

Thái độ nghiêm khắc của nhà chức trách Sri-Lanka trước những hành vi xúc phạm Phật giáo trước hết thể hiện rõ ràng, cụ thể lòng tôn kính của chính phủ và nhân dân đảo quốc này đối với Phật giáo.

Mọi giá trị Phật giáo đều được bảo vệ triệt để, tuyệt đối. Hình xăm đức Phật, giả vờ hôn tượng Phật, nhảy múa trước tượng Phật… chưa phải là sự xúc phạm trực tiếp, mà chỉ là những hành động không hay, thiếu sự tôn kính đúng mức, chưa phải như là có lời nói, hành động trực tiếp nhắm vào Phật giáo. Như thế, cũng đã dẫn tới phản ứng đưa ra tòa kết án, bắt giữ, trục xuất.

Phản ứng của nhà chức trách Sri-Lanka có tác dụng tốt trong việc răn đe để hạn chế hành vi xúc phạm Phật giáo. Nghiêm khắc, nhưng đó là việc làm hộ pháp tự nhiên, cần có ở người con Phật.

Hộ pháp như chính quyền Sri-Lanka không phải là cực đoan tôn giáo. Nó khác với thí dụ nhà chức trách Hồi giáo treo cổ Phật tử Tích Lan lễ Phật ở nước Hồi giáo đó. Trừng phạt một người hành lễ tôn giáo họ theo, so với trừng phạt việc xúc phạm đến biểu tượng của tôn giáo khác, là hai điều rất khác nhau.

Trong trường hợp ở Sri-Lanka, xúc phạm Phật giáo chính là xúc phạm đến đất nước Sri- Lanka vì Phật giáo là tôn giáo mà cả nước Sri-Lan ka tôn kính.

Phật giáo Việt Nam chúng ta cần học tập tinh thần của Phật giáo SriLanka, cần mạnh mẽ và quyết liệt với những biểu hiện xúc phạm đến Phật giáo dưới mọi hình thức.

Phải kiên quyết như vậy mới hết những kẻ xâm phạm đức tin Phật giáo. Rất hay!” Phản hồi ký tên “Lăng Nghiêm” ở bài đăng lại bản tin BBC tiếng Việt trên trang Phattuvietnam.net.

 MT