Sunil Kutty Menon, sáng lập viên, tin rằng nghệ thuật là công cụ hữu hiệu và tự do để thể hiện ý muốn, bày tỏ quan điểm. Ông cũng cho rằng hội hoạ có thể xây dựng một xã hội tốt hơn, góp phần đánh thức tinh thần trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Với những bức hoạ được vẽ vĩnh viễn lên tường sẽ khắc đậm vào tâm trí khách bộ hành, du khách và nhất là sinh viên mỗi khi ngang qua đoạn đường này.
Những nhà tổ chức đã rất cân nhắc khi chọn những bức tranh để vẽ lên tường. Đập thẳng vào mắt những ai vừa bước qua cung đường này là bức tranh đầy từ ái của Đức Phật, được nghệ nhân Roop Chand trực tiếp thể hiện, tiếp đó là những giá trị truyền thống rất đặc trưng của Ấn Độ, và những chủ đề nóng về môi sinh, môi trường rất được nhiều nghệ sĩ đua nhau vẽ, và đương nhiên có cả vấn đề vọng ngoại, trào lưu mua sắm cũng được thể hiện đầy cá tính.
Một nét mới so với lần đầu tổ chức tại Mumbai chính là tại đây có rất nhiều nghệ nhân trẻ, đặc biệt là nữ nghệ nhân tham gia. Trong những bức tranh vẽ, vừa hiện lên tính mềm mại, đầy nhu nhuyến nói lên nhu cầu bình đẳng giới, đòi bình quyền với nam giới và cũng không quên thể hiện sự giận dữ của họ trước tệ nạn xã hội ngày càng tăng, trong đó nạn bạo hành trong gia đình, và tệ nạn hiếp dâm phụ nữ đã đi đến cực điểm của sự nhẫn chịu.
Mỗi bức tranh mang lại sự đổi thay trong đời sống đầy biến động nơi đây, nhưng yếu tố tâm linh rất được các hoạ sĩ chú trọng. Đó là yếu tố, là động lực dường như không đổi giúp Ấn Độ mãi là mình trong vòng xoáy của cơ chế mới.
Dù ngắn trọn trong hơn 1km của cung đường này, nhưng cũng đủ dài trong tâm trí ai dù một lần lạc bước xứ này trong những ngày nắng đầu xuân.