Trang chủ Blog chùa Nghệ An: Lễ nhập định và an vị tượng Bồ Tát Quan...

Nghệ An: Lễ nhập định và an vị tượng Bồ Tát Quan Âm

69

ĐĐ Thích Minh Hải trụ trì chùa An Thái cho biết  “ trong năm 2013  nhà chùa đã   cơ bản hoàn thành 2/5 hạng mục trong quy hoạch xây dựng chùa là  đúc đại hồng chung nặng 1,7 tấn, dựng tượng quan Âm  trên đỉnh núi Phượng; trong thời gian tới nhà chùa   sẽ xin kế hoạch xây dựng gồm chánh điện, lầu chuông, gác trống, nhà khách, khu tịnh thất;  Công trình xây dựng này nhằm đáp ứng tâm nguyện của của Phật tử gần xa.

Được biết, Tôn tượng Quan Âm  cao 12m, nặng 140 tấn làm bằng đá trắng nguyên khối, được đặt ngay giữa đỉnh núi Phượng – phía sau chùa An Thái, trên bệ cao 2m làm bằng bê tông cốt thép. Tượng được các nghệ nhân đến từNamĐịnh chế tác với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành các  hạng mục đầu tiên, chùa an Thái  sẽ khởi công tiếp xây dựng lầu chuông, gác trống, nhà khách, khu tịnh thất; Sau đó tiếp tục đến các hạng mục còn lại. ;  Khu tượng đài Quan Âm trên đỉnh núi Phượng đã được các cấp có thẩm quyền khảo sát, lập quy hoạch xây dựng trên khu đất rộng hơn 4 ha với các hạng mục công trình chính như: quảng trường tượng đài, điện thờ Tam bảo, tăng đường, tăng khách đường, giảng đường, thiền trà, bồ đề quán, khu  rừng bạch đàn tự nhiên, giếng nước, bãi xe… Toàn  bộ  công trình dự toán khoảng hơn 50 tỷ đồng và dự kiến xây dựng trong 3 năm. Công trình xây dựng xong  là không gian tâm linh thiêng liêng, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và du lịch của du khách thập phương. 

 

Được biết Chùa An Thái có từ lâu đời và đến thời Trần Minh Tông (1324 -1329) được tu sửa với quy mô lớn. Theo học thuyết âm dương, ngôi chùa tọa lạc ở giữa thế “tứ linh hội chầu”, có bốn vị Thần linh chầu đó là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ.  Ngày nay chùa còn lưu giữ được ba pho tượng cổ có phong cách thời Hậu Lê, đó là pho tượng Phật Tổ Thích Ca và 2 pho Văn Thù, Phổ Hiền. Đặc biệt là giếng cổ linh thiêng, dưới đáy giếng có gỗ ván chữ thập, khắc chữ: “Thiên Thành Giáp Tý niên khai thiên tạo tỉnh”, nội dung cho biết giếng được đào vào năm 1024 triều đại Vua Lý Thái Tổ, niên hiệu Thiên Thành. 

Dịp này chùa An Thái  đã thành tâm thiết lễ chẩn tế, cầu nguyện đất nước hưng thịnh, đạo pháp trường tồn, vạn dân an cư lạc nghiệp