Trang chủ Văn hóa Nghệ thuật Ngắm Bảo vật quốc gia của Đạo Phật

Ngắm Bảo vật quốc gia của Đạo Phật

237

Đến tham quan phòng trưng bày, công chúng có cơ hội thưởng lãm gần 200 tài liệu, hiện vật được giới thiệu theo các thời kỳ lịch sử: 10 thế kỷ đầu công nguyên, thời Lý – Trần, thời Lê sơ – Mạc, thời Lê Trung Hưng – Tây Sơn và thời Nguyễn.

Các loại hình hiện vật bao gồm: tranh, tượng Phật, vật liệu trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí, bia ký…

Đặc biệt, trong số hiện vật đưa ra trưng bày có chiếc trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8, thời Tây Sơn (năm 1800) là một trong 11 Bảo vật quốc gia Việt Nam của Bảo tàng mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận đợt I, tháng 10-2012.



Trống đồng Cảnh Thịnh thời Tây Sơn, năm 1800 tìm thấy tại chùa  Nành, Ninh Hiệp, Hà Nội.

Các di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó với cảnh quan chung. Mỗi ngôi chùa là một danh lam cổ tích, từng bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự… trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Di sản văn hóa Phật giáo ở Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Thethaovanhoa.vn xin giới thiệu một số di sản đặc trưng tại trưng bày:


Đầu tượng Phật, chất liệu đá cát, đại diện cho văn hóa Chămpa, thế kỷ 9.



    Mô hình tháp thờ phật bằng Đất nung thời Đinh – Tiền Lê, thế kỷ 10 – 11.

 Đèn hình đài sen, gốm men trắng, thời Lý, thế kỷ 11 – 13

.

Lư hương, gốm men lam xám thời Mạc, niên hiệu Diên Thành 5 (1582)

 



 Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ sơn son thếp vàn, thời Mạc, thế kỷ 16.


Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni bằng gỗ sơn son thếp vàng thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17 – 18.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sơn son thếp vàng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18