Trang chủ Quốc tế Nét độc đáo của tự viện phật giáo tại Trung Quốc :...

Nét độc đáo của tự viện phật giáo tại Trung Quốc : Chùa trên núi

106

 

Từ thời kỳ Nam Bắc triều, các núi nổi tiếng của Trung Quốc đều có sự xuất hiện của chư Tăng, như một sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên với các hệ thống kiến trúc chùa chiền. Bốn ngọn núi tiêu biểu được người đời mệnh danh là “Tứ Đại Danh Sơn” của Phật giáo (Nga Mi Sơn ở Tứ Xuyên; Phổ Đà Sơn ở Chiết Giang; Cửu Hoa sơn ở An Huy; Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây), bốn nơi này còn có tên gi khác là “tứ đạo tràng” của 4 vị bồ tát: Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát thị hiện tại đây, thuyết pháp độ sinh.
 
Ngũ Đài sơn trước kia có đến hơn 300 ngôi tự viện, song đến nay chỉ còn khỏang hơn 100 ngôi. Chùa Hiển Thông là chùa nổi tiếng, có quy mô lớn và cổ nhất, ngoài ra còn có Chùa Pháp Nguyên, Chùa Kim Cát, chùa Phật Quang… Đặc diểm của Phật giáo Ngũ Đài sơn là sự tồn tại của hai phái Hán Truyền Phật giáo và Tạng truyền Phật giáo. Tăng chúng Hán truyền thường tập trung tại chùa Hiển Thông, chùa Tháp Nguyên, chùa Kim Cát, chùa Linh Cảnh tu tập và sinh họat.
 
Nga Mi sơn có số lượng chùa ít hơn so với Ngũ đài sơn, hiên nay có khoảng hơn 70 tự viện, nơi đó chùa Vạn Niên có lịch sử lâu đời nhất, vìlà đạo tràng trung tâm của ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Du khách đến đây lễ bái đông đút, hương khói quanh năm. Ngòai chùa Vạn Niên, còn có chùa Phục Hổ, chùa Báo Quốc… cũng là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp được du khắp thập phương thường xuyên đến lễ bái.
 
Tại Phổ Đà sơn, Chùa chiền ở đây đều thờ kính Quan Thế Âm. Thời kỳ cực thịnh của Phổ Đà Sơn tồn tại đến 218 ngôi chùa, Tăng ni có đến hơn 2000 vị tu học, trong đó chùa Phổ Tế, chùa Pháp Vũ, chùa Huệ Tế được xem là 3 ngôi chùa trung tâm của Phổ đà sơn.
 
Cửu Hoa Sơn được xem là một rong những quả núi tập trung rất nhiều chùa chiền. Trước kia, thời Phật giáo phát triển, ngọn núi này có đến đến 300 ngôi  tự viện tồn tại, Tăng chúng có đến 4000 vị, khách thập phương đến viếng không ngớt, khói hương quyện tỏa khắp nơi, cho nên người ta đặt cho Cửu Hoa sơn một cái tên khác là “Phật Quốc Sơn Thành”. Hiện nay, tại đây chỉ còn khoảng 78 ngôi tự viện, hai ngôi chùa mà du khách thường đến lễ bái nhất là chùa Hóa Thành và chùa Chi Viên.
 
Ngoài bốn ngọn núi danh tiếng trên, các ngọn núi khác gần như có mối quan hệ gắn liền với lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, điển hình như: Hoàng Sơn có chùa Ban Nhược, Tung Sơn có chùa Thiếu lâm, Đan Sơn có chùa Huyền Không ..v.v…Bên cạnh đó, trong thời kỳ lịch sử, bốn ngôi chùa được mệnh danh là “Tứ Đại Tùng Lâm”cũng được xây dựng trên núi như: Ngọc Tuyền Sơn Tự ở Đơn Dương; Linh Thạch Sơn Tự ở Tô Châu; Thê Hà Tự ở Nam Kinh; Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự ở Chiết Giang.
 
Có thế nói, ở Trung Quốc, chùa chiền có mặt khắp mọi nơi từ vùng núi đến đồng bằng, ở đâu điều có dấu chân của chư tăng hoằng hóa. Và hẳn nhiên, bất cứ ngọn núi nào tại Trung Quốc đều có chùa chiền tồn tại và phát triển trên đó, song do trãi qua nhiều thời kỳ lịch sử và cuộc cách mạng văn hóa, hiện nay tại một số ngôi tự viện ở trung tâm thành thị nói riêng và tại một số nơi khác, các ngôi chùa cổ đã biến thành khu di tích cho du khách tham quan, không còn là nơi truyền bá chính pháp như ngày xưa. Dẫu thế nào chăng nữa, người ta vẫn khó thể phủ nhận sự hiện hữu hài hòa độc đáo của những ngôi chùa trên núi, bản sắc văn hóa của thánh địa Tâm Linh Phật Giáo Trung Hoa.
 
 
 
 
Một góc chùa Hiển Thông
 
 
Bạch Tháp nhìn từ chùa Hiển Thông
 
 
 
Bạch tháp cận cảnh