Trang chủ Đời sống Tâm sự Nét đẹp của một ngôi chùa

Nét đẹp của một ngôi chùa

238

Vì ngôi chùa được xây dựng vào thời điểm kinh tế  khó khăn  nên làm bằng những vật liệu nhẹ lá tôn rẻ tiền.

Trải qua mấy mùa mưa nắng nên dần dà hư dột  và đường phố mở rộng  lấn vào cả nửa ngôi chùa. Theo phương tiện tùy hỷ phát tâm cúng dường của quý Phật Tử đến năm 2004 Sư Phụ xây dựng chỉnh trang được tầng trệt để làm một  chánh điện nho nhỏ, và tầng thứ hai làm nơi trú ngụ cho chư Tăng, cung thỉnh tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật về thiết Lễ An Vi Phật dưới sự chứng minh và chủ lễ của  Hòa Thượng Bổn Sư Thượng Ngộ Hạ Tánh cùng chư Tăng Chúng Huynh Đệ từ Chùa Viên Ngộ và Tổ Đình Thiên Bửu Tỉnh  Khánh Hòa – Ninh Hòa về chứng minh và tham dự.

Do nhiều nhân duyên kết tụ từ nhiều kiếp có thiện duyên với Tam Bảo, với nguyện tha thiết khẩn cầu Long Thần Hộ Pháp, chư vị thiện thần bằng mồ hôi, nước mắt, chí nguyện, tâm lực.

Với lòng thành đó, Sư Phụ đã về vùng này với chí nguyện làm sao đáp ứng được phần nào nhu cầu tu tập và kiến tạo xây dựng “một ngôi chùa”  cho người con Phật tại địa phương này, một vùng quê ngoại thành, dân cư thì nghèo nàn, mộc mạc, quê mùa nhưng có nhiều tâm hồn  hướng đến Chân, Thiện, Mỹ mong muốn có một đạo tràng trang nghiêm để nương về tu tập, tụng niệm, lễ bái mỗi lúc mỗi đông nguời hơn.Vì vậy đến ngày 8 tháng 3 năm 2007 nhằm ngày 20 tháng 01 năm Đinh Hợi Sư Phụ lại tiếp tục làm lễ Động Thổ để xây dựng tầng thứ ba để dời chánh điện lên tầng cao nhất cho thanh tịnh.

Cũ mới xoay vần cơ tiến hóa

Mất còn tiếp nối cuộc tuần hòan

Đất trời rạng rỡ mùa giao hội

Thu mãn đông tàn xuân lại sang…….!

Trong suốt chiều dài lịch sử của 20 thế kỷ qua, đạo Phật đã minh chứng  sự có mặt của mình qua sự chuyển hóa và  con đường của Đạo Lý Từ Bi và Giác Ngộ.  Giáo lý của Đạo Phật Nhân Quả luôn được nhắc nhở hầu hết trong các lãnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đạo Phật hòa nhập vào cuộc sống và phát triển mạnh mẽ tồn tại trên mấy ngàn năm với mục đích đem lại An Lạc và Giải Thoát trong tinh thần Phật Pháp Tại Thế Gian bất ly thế gian giác“. Nói đến người Việt Nam và Văn Hóa Việt, người ta liền nghĩ đến ngôi chùa vì:


Mái chùa che chở hồn  tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông

Hình ảnh một ngôi chùa cho dù lớn hay nhỏ, nơi thành thị hay chốn thôn quê quạnh quẽ vẫn luôn khắc sâu vào tâm khảm và in đậm nhiều kỷ niệm của tuổi ấu thơ:

Chùa là văn hóa quê hương

Là nơi tìm lại tình thương giống nòi!!!

Hay:

Cho dù mua gánh bán bưng

Đến ngày Lễ Hội chúng ta cùng về….!

Trải qua nhiều thăng trầm và đối đầu với muôn ngàn khó khăn gian khổ trên bước đường hoằng pháp lợi sanh. Với chí nguyện vì đời phụng sự Đạo Pháp và Dân Tộc với tinh thần vì đạo dấn thân Sư Phụ vẫn không sờn lòng nản chí luôn khắc phục và vượt qua để thực hiện hoài bảo và hoàn thành tâm  nguyện của những người con Phật.

Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ

Con dốc lòng vì Đạo hy sinh!!!!

Hai câu này Hạnh Tâm nghe rất là thân quen và thuộc nằm lòng vì thường được Sư Phụ nhắc nhở trong những buổi Họp Chúng khi còn tu tập bên cạnh người Thầy hiền hòa nhẫn nại trong mọi công việc cho dù lớn hay nhỏ. Nhờ ơn Tam bảo gia hộ sau 12 năm kiên trì xây dựng, chỉnh trang, và sửa chửa không ngừng nghĩ đêm ngày.

Từ một ngôi chùa nhỏ bé dột nước ẩm ướt mỗi độ mưa dầm của tháng sáu, tháng bảy. Những bàn tay đóng góp của tất cả Phật Tử trong nước và hải ngoại Sư Phụ đã tạo cho vùng đất Thới An này một ngôi già lam khang trang nghiêm tịnh và mang một nét đẹp đông phương khi nhìn từ trên cao xuống đất, mái ngói cong cong, những cột trụ qua hình điêu khắc rồng bay theo kiểu các cung điện ở xứ Huế. Lối chạm trổ rất tinh vi và tỷ mỷ tạo nên một cảnh trí phần nào giữ được nét đặc thù cổ kính của con Rồng cháu Lạc.

Thật vậy, cho dù ngày nay Con không còn ở gần bên cạnh Sư Phụ, sớm hôm pha trà, nấu cháo để đền  đáp ơn Thầy đã thương yêu con trẻ, dỗ dành những khi Con gặp những áp lực nặng nề, gặp lúc bệnh đau bất an, từng lời dạy, những lời khuyên răn, nhắc nhở, cân phân mỗi khi Con phạm lỗi. Có những khi con bị Sư Phụ rầy oan, trong lòng dẫy đầy phiền não, nhưng rồi vì lòng kính thương sự hy sinh chịu đựng mọi đắng cay chua xót khi gia tâm làm Phật Sự không sờn ý nguyện của Thầy, vì mọi người chia sẻ nỗi khổ niềm đau, lắng nghe tiếng khóc của đàn con dại. Rồi mọi việc đã đi qua, Thầy trò lại cơm lành canh ngọt.


Hạnh Tâm biết rằng Sư Phụ rất thương đệ tử nên mọi chuyện vui buồn khó khăn của Thầy đều chia sẻ. Đây cũng là một đặc ân mà Sư Phụ đã ban cho người đệ tử ở nơi chốn phương xa này.

Người nơi chốn xa thương về Cố Đô

Thương tà áo trắng, thương tuổi học trò ….!

Nhìn lại những thành quả của Sư Phụ, vì nguyện vọng tạo một ngôi chùa để lại một nét đẹp cho hậu thế, là nơi chốn bảo tồn truyền thống văn hóa Việt Nam, để cho mọi người có nơi tìm về nguồn cội nương tựa tâm linh trong cuộc sống. Và nhất là “một người mười ý ” và luôn là những ý đẹp những lời hay thì chúng ta có ngôi chùa đẹp, ý nghĩ đẹp, việc làm đẹp. Vậy là có “Một Cuộc Sống Đẹp” qua hình ảnh nét đẹp của ngôi Chùa. Công việc quá bận rộn và cực nhọc mà nay Sư Phụ lại có ý tưởng thành lập một Tu Viện Quảng Giác, một trung tâm từ thiện xã hội nuôi dạy trẻ em mồ côi và người gia neo đơn thật là một công việc nói thì dễ nhưng bắt tay vào làm thì không dễ tí nào và đến nay Tu Viện Quảng Giác bước đầu đã hình thành được ngôi chánh điện, những hạng mục tiếp theo Sư Phụ đang triển khai tiếp tục.

Con xin thành kính chấp tay hướng về Sư Phụ, Thầy là “Một tấm gương đẹp”  trong lòng của Con mãi mãi…..tôn thờ và kính trọng!

Hạnh Tâm