Trang chủ Thời đại Nền kinh tế Phật giáo (phần cuối)

Nền kinh tế Phật giáo (phần cuối)

89

 


1.      Chi tiêu cho những nhu cầu căn bản, nhất là thực phẩm.


2.      Chăm lo đời sống vợ chồng, con cái & những người làm công.


3.      Chữ trị đau bệnh & những việc cần kíp khác.


4.      Chi tiêu cho những mục đích từ thiện.


5.      Tiếp đãi thân quyến, khích khứa, hoàn mãn bổn phận đối người quá cố bằng cách nhân danh họ bố thí, làm lành, hồi hướng công đức, & trả thuế nhà nước.


Như đã đề cập, trong lúc thực hiện những hoạt động như thế, phải trải chi tiêu thái quá.  Một cá nhân, một bang hay một quốc gia mắc nợ sẽ dẫn đến hậu quả không hay.  Trái lại, không nợ nần là một cảm lạc (Anana sukha).


Có thể hiểu hoạt động kinh tế theo mô hình nhà Phật đượm nhuần giáo lý công đức.  Sự tích lũy công đức bằng việc thực các hoạt động lợi lạc cho bản thân mình & kẻ khác – chủ yếu cho con người, nhưng cũng nhắm đến loài vật & môi trường thiên nhiên – là căn bản của lý tưởng này.[24]  Chính vì thế, việc cung cấp nước tươi, cày cấy, trồng trọt đều được xem như các hoạt động công đức.[25]  Theo đó, ta nên làm việc gì mang lại lợi nhuận kinh tế & lợi lạc cho số đông (bahajana titaya, sukhaya).  Tất cả công việc vì lợi xã hội đều xứng đáng được ca ngợi:


“Những người trồng cây gây rừng & cây ăn quả, đắp đường & đê đập, đào giếng, xây dựng lếu trại cho kẻ vô gia cư, công đức của họ tăng trưởng ngày đêm.  Những người ấy đi từ trần lên thiên giới nhờ sứ mạnh đức độ & chánh hạnh”.[26]


Khi nói về lao động & tài sản thu hoạch, Phật giáo chỉ ra một điều kích nhận thức mới mẻ.  Lao động không chỉ là thao tác thể xác mà còn bao gồm sự vận dụng trí óc.  Lần nọ, có ông Brahmin (bà la môn) cáo giác đức Gotama không làm gí sinh lợi.  Đức Gotama đối đáp rằng việc ông đang làm quan trọng hơn lao động chân tay bình thường: “Này ông bà-la-môn, tôi cũng cày & gieo hạt; sau khi cày & gieo hạt, tôi ăn”.[27]  Và ông đã giải thích lao động trí óc: “Niềm tin là hạt giống; khắc kỷ tợ mưa rơi; trí tuệ như cái cày & cái ách; tiết độ là gọng cày; tâm tôi làm dây buộc, chánh niệm là lưỡi cày & cây roi… chuyển cần là vật kéo…  Mục đích lao động này là vì lợi ích & hạnh phúc của đa số loài người”.


Giáo lý nhà Phật quan niệm tâm giữ vai trò tiên khởi.  Do đó, khi thực hiện thao tác thể xác hay lao động chân tay, trước tiên là tâm khởi lên: “Tâm dẫn đầu mọi hành trạng (tốt & xấu); tâm là chủ súy. Tất cả do tâm tạo”.[28]  Trong ý nghĩa này, một khi người ta ưa thích & hài lòng việc làm đã chọn lựa thì y thị không chán ghét nó.


Sự chán ghét chỉ khởi lên khi người ta hoang mang lo sợ điều đó & tìm kiếm nương tựa nơi cây tối, núi rừng, tha lực bên ngoài.  Theo thời gian, những sáng tạo đơn giản do con người tưởng tượng bắt đầu ngự trị đời sống của họ.  Từ đó, có thái độ không hăng say gắn bó với lao động.   Sự không nhận thức đúng đắn hìện thực là nguyên nhân cội rễ phát sinh thái độ chán ghét.  Vấn đề đạt ra ở đây là con người cần được hấp thụ một nền giáo dục thích hợp & tiếp cận phương tiện cung cấp thông tin đúng đắn.


Trong một bài giảng,[29] bổn phận chủ đối với nhân công lao động được nói đến, chủ yếu nhằm hạn chế cơ hội khởi lên thái độ bất mãn hay chán ghét.  Chủ nhận nên giao phó công việc phù hợp khả năng công nhân; quan tâm chuyện ăn mặc, trả lương bổng theo tuổi tác & công lao của họ; khi họ đau bệnh, nên cung cấp thuốc men & được phép miễn làm việc; san sẻ lương mỹ vị, nếu có; cho họ thời gian nghỉ ngơi, giải trí.  Về phần mình, công nhân phải biết siêng năng làm việc, dốc hết tinh thần & sức lực để làm việc hiệu quả nhất.  Y thị cũng cố gắng cải thiện kỹ năng tay nghề & kiến thức nghề nghiệp để hoàn hảo nhiệm vụ.


Hạnh tri túc là điểm son trong đời sống người tu Phật.  Nó được xem như món tài sản quý báu.[30]  Hạnh tri túc thường bị giải thích lệnh lạc với ý nghĩa an phận thủ thường.  Theo kiểu giải thích này, con người tự đánh mất động lực cầu tiến.  Phật giáo giải thích khác hẳn.  Ý nghĩa của hạnh tri túc trong Phật giáo không hàm ý khuyên mỗi cá nhân bằng lòng với cái gì y thị có được & đừng bao giờ sống cố gắng cải thiện đời sống tốt hơn.


Không phải vô cớ mà đức Gotama luôn sách tấn cả hai tu sĩ & cư sĩ: “…Hãy chuyên cần…”, “Chớ dễ duôi…”.  Bởi chuyên cần hay không dễ duôi vốn là phẩm chất của ông.  Bên cây Bodhi, ông từng tỏ quyết tâm “chuyên cần” không rời chỗ ngồi cho đến khi nào chứng đạt giác ngộ tối tậu: “Chí dù da, gân & xương tàn tạ, chí dù máu thịt khô cạn… Ta thổi bùng năng lực để có thể đạt điều chưa đạt bằng sức mạnh con người, năng lực để có thể đạt điều chưa đạt bằng sức mạnh con người, năng lực con người, tâm huyết con người”.[31]


Sự quyết tâm không chỉ thiết cho tiến trình nhận thức chân lý tối hậu, mà còn mang lại nhiều thành công ngay đời sống này.  Một câu chuyện trong Jataka kể làm cách nào với số tiền ít ỏi, chàng trai thông minh nọ đã tạo lập đời sống vững vàng như những mảnh vật nhỏ được khéo sử dụng để quạt lên ngọn lửa.[32]


Trong câu chuyện Jataka khác, khi mọi thức dường như tuyệt vọng, thí chính sự chuyên cần của người lái buôn lãnh đạo không bao giờ từ bỏ hy vọng hay thậm chí đối mặt với sự thất vọng trước mắt, cuối cùng đã cúu giúp tất cả thoát cảnh hiểm nghèo.


Chuyên cần & không dễ duôi được đánh giá cao trọng sản xuất & bảo quản tài sản.  Lúc sản xuất, người ta phải “nổ lực không ngừng & có hiệu quả”.  Nói cách khác, sự cố gắng liên tục & năng lực bền bỉ (thái độ kiên trì) tuyệt đối cần thiết trong quá trình sản xuất.  Việc bảo quản của cải, tài sản cần sự bền chí, nếu không, khó có thể bảo quản thành công.


Sản xuất kinh tế làm ra hàng hóa vật chất nên dựa vào phạm vi phân phối hàng hóa đã sản xuất đến cá nhân hay nhóm người.  Liên quan vấn đề này, có câu hỏi là chăng hàng hóa sản xuất chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất?  Sự phân tích chi phí lời lỗ không phải tiêu chí duy nhất trong thuyết kinh tế nhà Phật.  Mọi sản phẩm kinh tế nnê cung ứng nhu cầu của người tiêu thụ.  Ưu tiên hàng đầu giữa tất cả những sản phẩm phù hợp với các nhu cầu căn bản.  Trong quá trình sản xuất kinh tế, không nên cố gắng sáng tạo những nhu cầu căn bản đời thường trong mọi người vẫn chưa được thỏa mãn đầy đù.  Bản thân quá trình sản xuất hàng hóa cũng quan trọng như hàng hóa đã sản xuất.  Sự sản xuất có gây nguy hại tâm sinh lý kẻ khác, kể cả đời sống động thực vật?  Học thuyết kinh tế nhà Phật tránh mọi tình thức bóc lột sức lao động con người.  Tất cả công nhân đều nhận phần lợi ích từ cái gì họ sản xuất.  Những điều kiện làm việc nên thỏa đáng để công nhân không cảm thấy chán ghét.


Việc buôn bán hàng hóa cũng như khi sản xuất nên quan tâm thị hiểu người tiêu dùng.  Không nên sản xuất hàng hóa kém chất lượng để lừa gạt khách hàng, hay thuyết phục y thị mua sản phẩm tồi bằng cắch chào hàng như sản phẩm chất lượng hảo hạng.  Trong câu chuyện Jataka số 3 cho ta thấy một lái buôn chuyên nghề mua đi bán lại cố gắng lừa gạt bà lão & đứa cháu vì một đĩa vàng nhưng sở hữu chủ không biết giá trị thật của nó.  Giới hành nghề kinh doanh nên luôn tâm khía cạnh đạo đức; sự phân phối đáng tin cậy là hoạt động chẳng những có thể góp phần gia tăng thu nhập mà còn mang đến lợi lạc cho tất cả.   


Kinh tế học Phật giáo không giảm dạy chủ nghĩa xã hội như ý nghĩa nền kinh tế chủ nghĩa xã hội ta hiểu ngày nay.  Trong cộng đồng tu sĩ, nhu cầu cá nhân chỉ gồm có tám món vật dụng cần thiết, trái lại, quyền sở hữu cộng đồng hay công hữu hóa tài sản được ca ngợi nhằm làm tiện lợi cho việc hành đạo; thậm chí khi vấn đề cá nhân khởi lên, thì quyển sở hữu cá nhân hay tư hữu được phép ở hạn định nào đó.  Trong xã hội đời thường, con người bị tham ái vây phủ hiển nhiên luôn nghĩ tới chuyện tích lũy tài sản cá nhân.  Thế nên, về vấn đề này, Phật giáo không phê phán khái niệm tư sản & không cổ vũ lý tưởng đấu tranh chống bang việc tu hữu tài sản.  Quan trọng là, Phật giáo khuyên, chúng ta phải biết chính vô minh sai khiến ta gom thu tài sản cá nhân quá xá đến độ ngay bản thân ta không thể quản lý hết, mặt khác, ta trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt phần lợi ích của kẻ khác.  Ở đây, giáo dục nhân tâm & chính sách nhà nước thích hợp là điếu kiện tạo ổn định xã hội & đời sống thái hòa.  Để làm được điều này như một chính sách kinh tế đúng đắn, cần công nhận con người có quyển tự do sở hữu những gì họ muốn, nhưng đồng thời không cho phép con người lạm dụng quyền như thế để gây phương hại kẻ khác.  Đó là cơ sở thực dụng của học thuyết kinh tế nhà Phật.


 


Hết


Trí Quảng (Dịch)


[1] D.III, 180-193


[2] SBB. IV, Part 2, 180


[3] DhP. 44


[4] SBB vol. II, Part I, 175-176


[5] D.III, 61


[6] “Not value-free”.  Trong phần giải đáp nghi vấn kèm theo lá thư đến người dịch, tác giả giải thích “Value-free means devoids fo values.  Buddhist economy has values, eg: killing animals or making intoxicants for money is immoral.  So Buddhist economy has certain values”.  Ý tác giả muốn nói rằng: “Value-free nghĩa là không có giá trị.  Kinh tế nhà Phật gắn liền những giá trị đạo đức, xem việc giết thú hay các loại chất say vì đồng tiền là phi đạo đức”.


[7] Phật giáo nói đến năm Niyama, tức là quy luật hoàn vũ (DB. H, 8; DhsA. 272) gồm:


     (1) utuniyama (luật nhiệt hay thời tiết);


     (2) bijanìyama (luật di truyền hay phổ hệ);


     (3) kammaniyama (luật chuỗi vận động hay hành nghiệp);


     (4) cittaniyama (luật tâm hành)


     (5) dhammaniyama (luật thường nhiên hay hiện tượng xảy ra trong thế giới tự nhiên).


     Chắc hẳn tác giả muốn nói đến năm quy luật này, nhưng ở đây chỉ thấy xuất hiện rõ các thuật ngữ 1, 3, 4.  Còn ý nghĩa thuật ngữ 2, 5 được góp chung trong điều gì tác giả viết: “Man is conditioned… by his physical, social & ideological environment (salayatana paccaya phasso…)…” dịch là: “…môi trường thiên nhiên, xã hội & ý thức hệ (salayatana paccaya phasso.v.v.)… là những yếu tố điều kiện kiến con người hiện hữu” (xin xem nguyên tác Buddhist Sociology, P. 101).  Năm Niyama này được xem như triết học tâm lý & đạo đức.  Người đọc không thể hiểu biết nội dung sâu sắc của chúng qua cách giải thích tương đối trong phần cước chú.  Muốn biết thêm, xin xem BHT., P. 192-194, hoặc ĐPPP., P. 312-3115.


     Điểm thú vị đáng lưu ý là đoạn Pali: “salayatana paccaya phasso…” mà chúng ta thường nghe như “lục nhập duyên xúc…” & hiểu theo lối giải thích truyền thống: “lục căn/sáu căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý/mắt, tai, mũi, lưỡi, ý) tiếp xúc với lục trần/sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp)”  đã được tác giả tiếp cận khoa học để mang lại lối giải thích tươi sống hơn “môi trường thiên nhiên, xã hội & ý thức hệ…”.  Đó là một nhóm từ ngữ hoàn toàn hiện đại, mới mẻ, ngay những người không tu Phật vẫn nhận hiểu. (NDCT)


[8] Jayatilleke K.N., The Message of the Buddha, London, 1974; P. 146


[9] DhA, Annatarassa upasaka vatthu, P. 165


[10] GS.III, 249


[11] D.III, 70-76


[12] D.III, 69


[13] DhP. VI, 85


[14] D.II, 89


[15] D.III, 65


[16] J. 320


[17] D. I, 135


[18] A.III, 41


[19] A.IV, 285


[20] D.III, 181-193


[21] S.I, 87


[22] S.IV, 332-336


[23] A.II, 65


[24] Ratnapala, Nandasena, New Horizons in Research Methodology, Colombo, 1983; P. 66-70


[25] M.II, 267


[26] S.I, 33; KS.I, 46


[27] S. 13-14


[28] DhP. 1


[29] D.III, 180-193


[30] DhP. 204


[31] M.I, 262-263; A.I, 180


[32] J.J, 122