Lý Thái Tổ (8 tháng 3 năm 974 (Giáp Tuất) – 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Ông xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.
Sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm Tuy nhiên, tên cha ông không được chép rõ, mà chỉ biết là sau khi ông lên ngôi đã truy tôn cha mình tước Hiển Khánh vương. Sách Đại Việt sử lược cũng chép ông có một người anh trai (sau được phong Vũ Uy vương) và một người em (sau phong Thánh Dực vương). Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép anh ông sau được phong làm Vũ Uy vương và một người chú (được phong Vũ Đạo vương).
Lúc 3 tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn.
Theo sách Việt sử tiêu án: Mẹ Lý Công Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra. Về sau Lý Công Uẩn nương nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ.
Tướng nhà Tiền Lê
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Hoàn, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo “Ngọc phả các vua triều Lê” ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Hoàn ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hoàn lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, thời vua Lê Long Đĩnh còn tại vị, ở hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có cây gạo bị sét đánh, có chữ trên ấy. Vị sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn.
Cũng theo Toàn thư, có lần Lê Long Đĩnh ăn quả khế lại thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, nhưng Lý Công Uẩn vẫn không bị hại. Lê Long Đĩnh chết năm 1009, vua nối ngôi còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích với Lý Công Uẩn về việc tiếm ngôi. Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng:Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết. Lý Công Uẩn nói: Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi.
Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Lý Công Uẩn việc tiếm ngôi, Đào Cam Mộc bàn với Thái hậu, phò lập Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là “theo ý trời”. Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu, còn những người khác vẫn giữ chức cũ. Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa gả cho động chủ Giáp Thừa Quý.
Qua đời
Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ qua đời ở điện Long An, ở ngôi 19 năm, hưởng dương 54 tuổi.
Lý Thái Tổ là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử Lý Phật Mã Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương.
Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: “Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!”. Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông.
Với Lý Công Uẩn (sau này là Vua Thuận Thiên , Lý Thái Tổ nhà Lý) thì Thiền Sư Vạn Hạnh đích thực là thầy học ngừoi đã dạy dỗ, dìu dắt, tiến cử vào làm quan với Vua Lê Đại Hành, làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ để rồi đến lúc “ tật Lê chìm bể Bắc, hạt Lý mọc trời Nam” lên ngôi Hoàng Đế.
Ngày từ buổi đầu, ở Viện Cảm tuyền (ở Chùa Lục Tổ) nơi Thiền Sư Lý Khánh Văn đang nuôi và dạy Lý Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh khen rằng: “ Đây là người phi thường sau khi lớn lên tất có thể giải quyết rối rắm (cho đời) mà làm Minh Chúa của Thiên hạ”.
Sau này nhà thơ Huy Cận, sau 985 năm đã có bài thơ “mắt Lý Công Uẩn” như một sự tiếp nối của hai thầy trò nhà Lý.
Mắt chứa không gian – chứa thời gian
Nhìn trước nghìn năm – mắt địa bàn
Vạn dặm phù sa bồi lịch sử
Dời Đô, dất nước đã sang trang.
Trí Bửu – Đêm Nha thành, Trước thềm năm mới Xuân Mậu Tuất (2018)