Trang chủ Văn học Một thoáng Trung Quốc – Kỳ I : Du học Tăng Ni...

Một thoáng Trung Quốc – Kỳ I : Du học Tăng Ni Việt Nam: “Đôi điều tâm sự”

79

Du hành ba-lô và những chặng đường


 


Xuất phát từ ga Sài gòn (Tp. HCM) và mất hơn 30 giờ, chúng tôi mới đặt chân đến ga Hàng Cỏ (Hà Nội).Trên tàu hỏa bập bềnh nhưng cũng có nhiều điều lý thú, từ cách phục vụ của nhân viên với những bửa cơm mà ngay cả nhưng người cùng toa với chúng tôi cũng phải lắc đầu vì nuốt không trôi, tuy trên chuyến tàu hôm đó có nhiều người nước ngoài cùng đi. Có lặn lội kiểu bụi như vậy mới thấm thía và cảm thông nhiều hơn về một đất  trên đường phát triển mà cách làm ăn kiểu kinh tế thị trường có nhiều điều cần phải sửa đổi.


 


Ở Hà Nội được 2 đêm, sau đó chúng tôi lên xe theo quốc lộ 5 đi Lạng Sơn, sau hơn năm giờ thì đế cửa khẩu Hữu Nghị Quan, giáp ranh biên giới Trung Quốc. Bốn người chúng tôi ì ạch kéo những vali đầy ắp, nặng trịch qua cửa khẩu. Cảnh đầu tiên đập vào mắt tôi sau khi làm thủ tục hải quan là một tảng đá thật to do hải quan cửa khẩu Trung Quốc dựng, đề 6 chữ Hán “Nam cương quốc đệ nhất lộ” (đường biên giới phía Nam của nước) và một cái cổng thật to so với cổng đi vào cung điện cố đô Huế. Khi đi qua cổng này, chúng tôi đã cảm nhận mình đã ở trên đất nước Trung Quốc.


 


Từ cửa khẩu,chúng tôi lên xe bảy chỗ đi Bằng Tường (một thị trấn của tỉnh Quảng Tây), rồi lại tiếp tục cuộc hành trình trên một chuyến xe với đầy đủ tiện nghi như một tour du lịch nước ngoài đến Nam Ninh(thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) mất hết 2giờ 30 phút. Có  thể nói từ Lạng Sơn qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan đến Quảng Tây, hai bên là núi non trùng điệp mà sau khi đến Quảng Tây chúng tôi nghe bác tài Taxi nói chuyện và bất chợt  hát lên thật to đầy vui tươi khi biết chúng tôi là người Việt Nam “…Việt Nam Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông …” câu này thỉnh thoảng tôi đọc đâu đó trên báo chí Việt Nam và hôm đó tôi mới cảm nhận ra về mặt địa lý, hai đất nước không có gì ngăn cách nhau.


 


Khi đặt chân đến Quảng tây, niềm xúc động làm tôi muốn rơi nước mắt, thầy Minh Liên, một du học Tăng ôm chầm lấy tôi như bắt gặp người thân từ quê nhà. Trưa hôm đó,thật sự  tôi và một số huynh đệ trong chuyến đi ăn bửa cơm đầu tiên thật ngon lành trên đất nước Trung Quốc. Tuy chỉ có rau muốn luộc, tàu hủ chiên nhưng thật ngon vì cả mấy ngày nay chúng tôi ăn toàn cơm nắm, bánh mì với rong biển, mì gói….. và nhất là gặp được một du học Tăng Việt Nam trên xứ lạ, niềm vui mừng và những câu chuyện mệt nhọc được kể cho nhau nghe trong không khí đầy ấm cúng  của tình đồng hương.Ở đây, chúng tôi được thầy Minh Liên dẫn đi thăm Đại học Quảng Tây, tuy nói là đi thăm nhưng thật sự chỉ đến để nhìn bề ngoài ngôi trường của đất nước phát triển, cảm nhận được tầm cỡ của một quốc gia cạnh đất nước mình. Chúng tôi chỉ ở đây một ngày nhưng cũng thấy được sự phồn thịnh của một thành phố được người dân Trung Quốc gọi Nam Ninh bằng cái tên rất dễ thương “Thành phố xanh”. Cũng nơi đây cho đến hết 15 ngày có mặt ở Trung Quốc, tôi nhận thấy việc đi bộ và xe bus của người dân ở đây rất phổ biến, trở nên thói quen, nề nếp.


 



 


Thượng tọa Thích Thiện Bảo và Du Học sinh tại Vũ Hán – Trung Quốc


 


Ngày hôm sau, chúng tôi lên tỉnh Hồ Bắc, đến Tp. Vũ Hán trên chuyến xe bus có 42 ghế nằm. từ Nam Ninh đi Vũ Hán mất 20 giờ, nhưng tôi và huynh đệ cùng đi cảm thấy thoải mái vì được nằm hoặc ngồi trên chiếc giường  rộng 0,8m.1,8m. Đây là lần đầu tiên tôi đi xe bus có giường nằm.


 


Du hoc Trung Quốc đối với Tăng Ni Việt Nam


 


Thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc gồm có 3 khu: Hán Khẩu, Hán Dương và Vũ Xương. Hán Khẩu là trung tâm giao dịch và thương mại, Hán Dương là khu công nghiệp và Vũ Xương là trung tâm văn hóa lớn nhất của tỉnh Hồ Bắc, tập trung các trương trung học và đại học. Trường đại học nỗi tiếng là Đại học Vũ Hán với diện tích 59.000 m2, không những là trung tâm giáo dục đào tạo kiến thức mà còn là khu du lịch văn hóa của Tp. Vũ Hán.


 


Ở đây có hơn 15 Tăng ni Việt Nam đang theo học ngành ngôn ngữ. Trong thời gian lưu trú tại Vũ Xương, chúng tôi tìm hiểu và trao đổi với Tăng ni Việt Nam du học tại đây như một sự gợi mở, mà nếu không có dịp đến thăm thì khó có thể hiểu hết được những trở ngại cũng như khó khăn khi mà họ đi du học tự túc như thế này. Nghe họ tâm sự, chúng tôi thật sự xúc động rơi nước mắt, bởi họ không ai hướng dẫn, tư vấn khi đặt chân đi du học xứ người. Ở đây, du học Tăng ni chủ yếu dựa vào tự thân chính mình, vào thầy tổ tại quê nhà.


 


Thầy Minh Liên, sau khi tốt nghiệp khóa V Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM sang đây học tập tâm sự: “ Mơ ước của con là được du học Ấn Độ vì bản thân con học ngoại ngữ (Anh văn) tạm đủ để chuẩn bị cho việc đi học, nhưng sau khi xem phim VCD “Ký sự Trung Quốc” lúc đó con hoàn toàn đổi ý. Tuy tiếng Hoa chỉ bập bẹ vài câu, nhưng theo con nghĩ và suy đoán, 10 năm nữa Trung  Quốc sẽ là một nước có vị thế rất lớn, với tốc độ phát triển về mọi mặt như hiện nay trong đó có van hóa giáo dục, và chính vì thế con chuyển hướng từ Ấn Độ sang Trung Quốc, tuy ở đây không học khoa Phật học…”


 



 


Sư cô Thánh Tâm chụp ảnh lưu niệm với Tác giả bài viết tại trường Sư phạm


 


Du học Ni Thánh Tâm, một trong những Ni sinh có học lực khá ở Học Viện, mới ra trường vài tháng đã được một số trường trung cấp Phật Học Phật Học mời tham gia giảng dạy nhưng cô đã lên đường qua Vũ Xương. Thánh Tâm nói: “Những ngày mới đến Vũ Xương, mọi việc đối với con quá ngỡ ngàng về ngôn ngữ cũng như sinh hoạt, phải nhờ các vị nghiên cứu sinh Việt Nam ở đây hướng dẫn. Thời điểm năm 2005, tại Vũ Xương rất ít Tăng ni đến học, chủ yếu là ở Phúc Châu (Phúc Kiến). Khi sang Trung quốc, con rất thích học ngôn ngữ Hán hiện đại và Hán cổ. Thật sự, nền văn hóa Trung Quốc rất gần gũi với nền văn hoá Việt Nam. Điều đó đã hấp dẫn con di du học Trung Quốc, dù ở đây con không học khoa Phật học.”


 


Thầy Giác Nhường, một vị Tăng tốt nghiệp khoá V Học viện PGVN tại TP.HCM đã từng lặn lội đi giảng dạy khi ra trường, tham gia thực hiện Website dentutraitim, thành viên nhóm Tăng ni làm thiện nguyện ở Trại phong Bình Minh, cũng từ giã công việc để đi du học. “Con  học nghiên cứu sinh nghành Giáo dục học, cụ thể là lý luận phương pháp giáo dục, con đã từng qua Đài loan ở vài tháng, dự định sẽ ở Đài Loan nhưng tại ngôi trường con học họ đòi hỏi sau khi học xong phải ở lại phục vụ 2 năm mới được về Việt Nam, thế là con đành từ giã Đài Loan để qua Trung quốc…


 



    


 Thầy Giác Nhường (bên trái)  chụp ảnh lưu niệm với TT.Thích Thiện Bảo    


 


Thầy Thiện Danh, một học Tăng ở Huế, sau khi tốt nghiệp Đại học KHXHNV, ngành Ngữ văn, qua Đài Loan ở hơn nữa năm nhưng thầy vẫn không thấy thích hợp nên trở về Việt Nam, đã từng tham gia CLB thư họa Báo Giác Ngộ rồi lại khăn gói đến Trung Quốc cùng chuyến đi với chúng tôi. Trên đường, nhiều lúc Thiện Danh tâm sư: “Con nhận thấy muốn đi du học ở bất cứ nước nào, mình nên có một định hướng, hiểu biết về nước đó trước khi mình đến tới, vì nếu không có định hướng dễ thối chí lắm. Theo con nghĩ, có một số Tăng Ni Việt Nam thấy người khác đi mình cũng đi chớ không thấy được khả năng của mình, chính vì thế mà có người học dở dang phải về nước vì thiếu tiền hoặc không thể tiếp nhận được ngôn ngữ xứ người. Bỏ dở việc học nữa chừng là điều khó tránh khỏi hoặc không bỏ nhưng khi về nước hữu danh nhưng không thực học cũng là điều dễ hiểu.”


 


Điều này, sau khi đến ngân hàng Trung quốc tại Vũ Hán đổi tiền làm thẻ ATM tôi mới nhận ra một du học người Việt nam rất yếu khi giao tiếp, dù đã học một năm ở Trung quốc, phải cầu cứu một vị Ni Việt Nam tuy mới học sáu tháng đến thông dịch giùm. Sự lúng túng về giao tiếp là rào cản mà khi đi du học, mọi người phải nổ lực vượt qua nếu không muốn mất thời gian, tiền bạc mà chẳng học được gì. Số tiền 3.000 đến 4.000 USD/ năm chưa kể những chi phí khác, không phải dể có đối với Tăng Ni Việt Nam, ngay cả trụ trì như tôi.


 


Thầy Minh Thuận là học Tăng năng nổ trong phong trào văn nghệ Phật Giáo TP.HCM, được Ban Giám hiệu Trương TCPH tỉnh Đồng Tháp mời về dạy khi vừa ra trường, cũng là một thành viên thành lập nhóm thiện nguyen Đến từ trái tim qua dự án Trại Phong Bình Minh, tham gia thành lập website www.dentutraitim.com và sau này dù đi du học nhưng Minh Thuận vẫn phụ trách website www.phattuvn.org, cho biết: “Con chọn du học Trung Quốc vì nền văn hóa của đất nước này thật sự có nhiều điểm tương đồng với Việt nam, tuy học phí hơi cao hơn so nhiều với Ấn độ, 6.000 USD/ năm. Khi mới qua, ngôn ngữ thực sự làm con vô cùng bỡ ngỡ, một chuyện tưởng đùa như có thật, đó là ngày 14 âm lịch phải cạo đầu nhưng khi đến tiệm cắt tóc không biết nói tiếng Hoa “cạo tóc” là gì đành phải lấy tay chỉ lên đầu vừa diễn tả, vừa nói: ” Kungfu…Kungfu” (ý chỉ cái đầu các nhà sư chùa Thiếu Lâm) người thợ cắt tóc mới hiểu. Hôm đó về tới phòng, vừa tức cười, vừa xấu hổ vì ngôn ngữ tiếng Hoa mình còn yếu!”.


 



           


Thầy Minh thuận – Du học sinh tại Bắc Kinh


 


Cho nên muốn di du học nước ngoài, việc quan trọng là chúng ta cần xác định môi trường sống ở đó khác hoàn toàn với quê nhà thường khép mình trong chốn thiền môn. Chúng ta phải đối diện vơi nhiều khó khăn của đời sống của một sinh viên bình thường sống ơ nước ngoài. Không ai nhắc nhở, thiếu Tăng thân….lúc đó chỉ có mình nhắc nhở lấy chính mình, có thể nói đây là trở ngại cho Tăng Ni du học! Dù du học ở bất cứ quốc gia nào, điều cần yếu và hết sức quan trọng là ngoại ngữ. Nếu chỉ biết vài chữ, nói chưa thông trong giao tiếp thì chuyện dở khóc, dở cười có thể xảy ra như đã nêu trên. Vì vậy, trang bị ngoại ngữ là vấn đề không thể thiếu của một du học sinh và những ai chuẩn bị du học.


                         


(Đón đọc Kỳ II: Cảm nhận 15 ngày ở Trung Quốc)