Đón đoàn tại sân bay có TT.Triệt Định, thầy Hạnh Bình, thầy Giải Hiền, một số Tăng Ni, giáo sư và cư sĩ. Tối hôm đó, đoàn trú tại chùa Nguyên Hanh, phố Trường Thanh, Tân Trang, Đài Bắc. Đây là chi nhánh của Tổ đình Nguyên Hanh tự, Cao Hùng. Thật ra, Tổ đình gốc ở tận Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, có lịch sử trên 300 năm, từ triều đại vua Càn Long nhà Thanh.
Sáng hôm sau, 13-10, đoàn khởi hành đến Đại học Hoa Phạm, Thạch Định, huyện Đài Bắc. Đường dẫn lên trường rất ngoạn mục, bên rừng, bên núi, phong cảnh vừa u nhã vừa hiện đại với đường cao tốc Bắc
Thầy Hạnh Bình, một Tăng sinh Việt
Nội dung hội thảo đầu tiên tập trung về sự nghiệp hành hoạt của Ni trưởng Hiểu Vân, một trong những nữ nhân kỳ tài của Đài Loan. Sinh trưởng ở Hồng Kông, Ni trưởng vân du tham học nhiều nước trên thế giới; từ Bắc Mỹ đến Pháp, Bỉ, Đức; từ Ấn Độ đến Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… cuối cùng đến Đài Loan khai sơn Hoa Phạm.
Nội dung hội thảo thứ hai về giáo dục và văn hóa Phật giáo, với sự tham gia của nhiều giáo sư tên tuổi đến từ
Tối hôm ấy, đoàn Việt
Những ngày còn lại, đoàn tiếp tục đi thăm viếng những trọng điểm giáo dục văn hóa của Phật giáo Đài Loan như:
1. Đại học Phật Quang rộng 56 mẫu đất, trên đỉnh núi Lâm Mỹ, tỉnh Nghi Lan, nơi có vị tân Hiệu trưởng nổi tiếng Ông Chánh Nghĩa. Nơi đây có câu chuyện “tam cố thảo lư” thú vị của Đại lão HT.Thích Tinh Vân và câu chuyện tòa nhà thư viện của hai vị Bồ tát tại gia. Đại học hiện có hơn 20 khoa thuộc hai lĩnh vực nhân văn và xã hội. Khoa Tôn giáo học chú trọng 4 nội dung: nghiên cứu căn bản; nghiên cứu giao thoa giữa các tôn giáo; ứng dụng trị liệu; nghiên cứu thực địa điền dã. Ngoài việc đào tạo chuyên gia tôn giáo học, trường còn thúc đẩy việc giao lưu giữa các tôn giáo về phương diện học thuật, văn hóa…
2. Đại học Tăng Già thuộc Pháp Cổ Sơn ở thôn Tam Giới, xã Kim Sơn, huyện Đài Bắc. Đoàn được TT.Thích Quả Nguyên, thiền chủ và thầy Thích Hạnh Giới, Tiến sĩ Tôn giáo học từ Hannover, Đức, đón tiếp. Điều thú vị là cả hai vị đều có gốc gác Việt
3. Phật học viện Viên Quang – nơi thầy Hạnh Bình đang giảng dạy. Đoàn được Thượng tọa Hiệu phó đón tiếp thân mật và hướng dẫn thăm viếng nội viện. Một dãy lầu Tăng xá khoảng 5 tầng đang thi công sắp sửa hoàn tất. Đặc biệt, Học viện Viên Quang có một pho tượng cổ Quán Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ, cao khoảng 3m, chạm khắc thật tinh xảo và pho tượng ngài Huyền Trang rất ấn tượng.
4. Phật học viện Phúc Nghiêm, do Đại lão Hòa thượng Ấn Thuận khai sơn, tọa lạc tại số 3, ngõ 365, đường Minh Hồ, thành phố Tân Trúc. Tuy Phúc Nghiêm là một học viện, nhưng lối kiến trúc lại giống như một thiền viện với phong cách trầm mặc, hài hòa. Từ tháng 9-2000, học viện đã chuyển thành đại học với chương trình 4 năm ở cấp đại học và 3 năm ở cấp cao học.
5. Đại học Nam Hoa tọa lạc tại số 32, xã Trung Khanh, thị trấn Đại Lâm, huyện Gia Nghĩa, trên một mảnh đất rộng 60 mẫu. Đây là một đại học tầm cỡ ở miền
6. Tổ đình Nguyên Hanh, tọa lạc tại số 7, ngõ Nguyên Hanh, phường Cổ Sơn, Cao Hùng, hiện do HT.Phổ Diệu làm tọa chủ. Tổ đình được Đại sư Kinh Nguyên xây dựng năm 1743 để phụng thờ Bồ tát Quán Thế Âm, được xem là một trong những ngôi chùa xưa nhất ở Cao Hùng. Hiện nay chùa cao 5 tầng, lưng lửng trên sườn núi Thọ Sơn. Vị tri khách kể rằng, hồi mới sáng lập, nguyên vùng này là gò bãi hoang sơ, cửa nhà phố phường san sát dưới kia đều nằm trong cuộc đất mà khi xưa nhà chùa khai khẩn. Tuy chuyên tu Tịnh độ, nhưng nhà chùa có những hoạt động đa dạng, từ việc giáo dục tại Phật học viện Nguyên Hanh cho đến những khóa Phật thất, Bát quan trai định kỳ; từ việc in ấn bán nguyệt san Diệu Lâm cho đến phiên dịch Thánh tạng Pàli; ngoài ra còn có các hoạt động từ thiện xã hội, đặc biệt là xe phát thuốc lưu động dành cho những vùng sâu…
7. Phật Quang Sơn tự, thôn Đại Thọ, Cao Hùng, là một ngôi già lam quy mô nhất nhì Đài Loan và thế giới, với hơn 20 tòa điện, đường, lầu các trang nghiêm; trong đó Phật học viện Tòng Lâm là nơi đào tạo những Tăng sĩ chuyên tu, thực học. Được sáng lập năm 1967, Học viện tiếp nhận sinh viên tại chỗ và nhiều nước khác… đồng thời cũng đã có hơn 200 chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới. Tờ nhật báo Nhân Gian Phước Báo của hệ thống Phật Quang Sơn phát hành 200.000 ấn bản mỗi ngày. Quả thật, Đại lão HT.Thích Tinh Vân đã có một sự nghiệp kỳ vĩ cống hiến cho Phật giáo Đài Loan và thế giới.
8. Trung Đài Thiền Tự, số 1, đại lộ Tân Lý Trung Đài, thị trấn Phố Lý, huyện Nam Đầu, do HT.Thích Duy Giác sáng lập. Ngôi chùa tọa lạc trên một đỉnh núi lớn, hai bên có hai đỉnh núi nhỏ hộ vệ. Đứng trước cổng chùa, khách hành hương có thể phóng tầm mắt bao trùm cả thị trấn Phố Lý xa xa. Đây là một đại già lam được xây dựng hoành tráng, kỳ vĩ bậc nhất Đài Loan, có lúc được mệnh danh là “Vatican của Phật giáo”. Tổng thể kiến trúc là một dung hợp những nguyên lý của nghệ thuật, văn hóa, khoa học và hoằng pháp. Có thể nói, mỗi một hạng mục kiến trúc bên ngoài, mỗi một phong cách trang hoàng bên trong, đều là biểu hiện sống động của một ý tưởng nào đó trong hệ thống tư tưởng Phật giáo.
TT.Thích Kiến Đạt đã đưa đoàn vào nội viện chiêm bái, lên tận đỉnh của tòa tháp chính cao 108m, gồm 37 tầng. Mọi người cảm thấy ấm lòng khi Thượng tọa cho biết rằng, tất cả 10 ngàn pho tượng trong điện Vạn Phật đều do bàn tay những nghệ nhân Việt
Phương châm hoạt động của ngôi đại tự này gồm: Học thuật hóa, giáo dục hóa, nghệ thuật hóa, khoa học hóa và sinh hoạt hóa; được gọi chung là “ngũ hóa”. Nội viện hiện có 1.200 Tăng Ni, trong đó có 300 vị là sinh viên của Phật học viện tại đây.
Dọc theo tuyến thăm viếng chính, đoàn còn ghé thăm những điểm phụ như: 1. Đầm Nhật Nguyệt ở Phố Lý, chiêm bái chùa Huyền Trang, nơi thờ xương cốt của vị Đường Tăng huyền thoại; vọng bái lầu Hàm Bích và điện Từ Ân; 2. Bệnh viện Từ Tế Đài Bắc ở số 289, đại lộ Kiến Quốc, huyện Đài Bắc, được xem là đội tiền tiêu của nền y học Phật giáo với 800 giường bệnh; 3. Đài Truyền hình Pháp Giới ở số 556, đại lộ Phục Hưng, Cao Hùng, là nơi phát tích của những nhà hùng biện Phật giáo Đài Loan; 4. Đài Truyền hình Đại Ái ở số 2 đường Lập Đức, Đài Bắc, là điển hình vượt khó để đem ánh sáng từ ái đến mọi nơi…
Lời kết
Mỗi nơi, mỗi chốn già lam tại Đài Loan mà đoàn Việt