Phần 1: Cách thức hiệu quả để vô hiệu hoá sự thâm nhập của Virus Corona
Hơn 1 năm nay, đại dịch COVID đã gây ra cho nhân loại quá nhiều những đau đớn, sợ hãi, mệt mỏi và ám ảnh. Gần như không có ai thoát khỏi cái vòng ảnh hưởng tai hại của nó, và cũng chẳng có quốc gia nào trụ vững trước những đợt tấn công và bùng phát liên tục, với những đợt sau nguy hiểm hơn được trước. Tuy nhiên, nếu gạt ra 1 bên những tiếng ồn của truyền thông, những lời đồn đại hay nỗi sợ hãi để nhìn vào con virus Sars-Cov-2 này và kinh nghiệm chiến đấu với đại dịch của nhiều quốc gia và các cá nhân, chúng ta sẽ thấy ra những lời giải rất hiệu quả cho nó, và có thể vượt qua thành công.
Trước hết, chiến đấu với đại dịch/virus, hay chiến đấu với 1 kẻ thù nào đó trong chiến tranh, để chiến thắng, các quy tắc đều không có gì khác nhau: biết địch biêt ta, trăm trận trăm thắng. Vì thế, nếu thôi nhìn vào những hình ảnh chết chóc, những tin tức tiêu cực, những ca bệnh hãi hùng đang xảy ra quanh ta, bạn nên dành thời gian để thấy được bản chất của virus nói chung và Sars-Cov-2 nói riêng, nhìn ra được điểm mạnh điểm yếu của nó, rồi cứ nhắm vào điểm yếu mà đánh thì chắc chắn là nó sẽ không thể trụ nổi. Tương tự như vậy, bạn cũng cần phải nhìn lại bản thân mình, tìm hiểu những kiến thức cơ bản và cần thiết về hệ miễn dịch của mình, rồi sau đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu của mình, qua đó đi sâu hơn tìm ra nguyên nhân tại sao lại tồn tại những điểm yếu này và khắc phục nó, đồng thời tìm ra những điểm mạnh của mình và củng cố nó.
Tất nhiên là trong 1 cuộc chiến, bạn có 2 sự lựa chọn chính: dùng lực lượng của chính mình để chiến đấu, hoặc dùng ngoại binh (lính đánh thuê) để chiến đấu. Cái nào cũng có cái hay cái dở riêng, và mỗi lựa chọn sẽ đi kèm với những cái giá phải trả khác nhau. Sự lựa chọn đầu tiên là cái tôi muốn nói đến, còn sự lựa chọn thứ 2 là tiêm vaccine. Nhân tiện nói về vaccine, chúng ta cần biết 1 thực tế là tất cả các vaccine hiện có đều chưa được cấp phép chính thức mà chỉ dùng cho trường hợp khẩn cấp. Do vậy, nhà SX không trực tiếp cung cấp nó cho các tổ chức tư nhân, mà chỉ bán cho các chính phủ, vì nếu tiêm vào mà có vấn đề gì thì nhà SX không phải chịu trách nhiệm, mà người tiêm tự gánh toàn bộ rủi ro.
Là 1 người sống theo triết lý bền vững và tôn trọng tự nhiên, tôi cho rằng cơ thể con người là 1 bộ máy hoàn hảo nhất trong vũ trụ này, và hệ miễn dịch mà mỗi người chúng ta sở hữu đều chứa đựng sức mạnh của sự màu nhiệm trong nó. Niềm tin đó càng được củng cố khi tôi tự truy cập vào thư viện kiến thức về miễn dịch học, di truyền học, tế bào học, v.v.. đã có sẵn trên internet để tự mầy mò tìm hiểu. Hầu hết con người đang có 1 thiếu sót rất lớn là thích tìm hiểu những chuyện bên ngoài mà ít hướng vào bên trong để biết cơ thể mình được cấu tạo như thế nào từ vĩ mô đến vi mô, cơ chế vận hành của từng thành phần trong đó, cách thức chúng kết nối, tương tác và giao tiếp với nhau, cái gì cơ thể mình thực sự cần, tốt cho nó, và cái gì cơ thể không cần… Nếu chúng ta được giao 1 cái xe máy mà không hiểu gì về xe, cứ leo lên là chạy thì sau khoảng chừng 1 năm, cái xe sẽ tan tành. Và bất kỳ cái gì cũng thế, nếu chúng ta vận hành mà không hiểu nó thì chắc chắn chúng ta sẽ phá hỏng nó 1 cách vô tình, dù cho giá trị của nó là bao nhiêu đi nữa. Và cơ thể bạn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu bạn nhìn vào gương và thấy hình hài của mình không giống như mong muốn của mình, như vậy là bạn đang sai ở đâu đó. Nếu trong người bạn đang có bệnh tật, dù nặng hay nhẹ, và bạn đang vật vã với nó, thì chắc chắn bạn đang sai ở chỗ nào đó suốt lâu nay mà không nhận ra. Khi gặp vấn đề, bạn cho rằng uống thuốc là giải pháp, thực ra không phải, vì thói quen sai lầm & nhận thức sai lầm vẫn đang còn nguyên đó, và vấn đề sẽ quay lại với bạn sớm thôi.
Tuy nhiên, sự hiểu để vận hành một bộ máy hay hệ thống nào đúng sẽ khác với sự hiểu để chế tạo ra bộ máy hay hệ thống đó. Vì thế, để biết cơ thể này cấu tạo và vận hành như thế nào, hay hệ miễn dịch nó cấu tạo và vận hành ra sao thì nó không đòi hỏi bạn phải biết quá sâu về sinh học, hóa học,.. vì đó là những kiến thức dành cho các nhà khoa học để họ nghiên cứu và sáng chế ra cái này cái nó cái kia. Cũng như cách chúng ta sử dụng phần mềm Excel vậy, là người dùng, bạn chỉ cần biết hàm số nào giải quyết vấn đề nào, và ứng dụng nó một cách nhuần nhuyễn là đã có thể trở thành 1 chuyên gia Excel với khả năng tạo ra những điều thần kỳ rồi. Bạn không cần phải biết cách thức lập trình, ngôn ngữ lập trính phức tạp đằng sau nó, cũng chẳng cần phải biết để chạy những công thức đó thì từng thành phần trong phần cứng vận hành ra làm sao v.v.. Chúng ta thấy bất kỳ ai đam mê Excel đều có thể làm được những điều tuyệt vời với nó tùy theo mức độ hiểu biết nông sâu đến đâu. Cũng vậy, nếu hiểu biết về cơ thể người và hệ miễn dịch mà nó đang vận hành, bạn sẽ có thể làm được những điều kỳ diệu nho nhỏ với nó, ví dụ như chữa lành những căn bệnh từ nhẹ đến nặng, thậm chí nan y (tùy theo mức độ hiểu biết tương ứng). Kiến thức trên mọi lĩnh vực giờ đây không còn là 1 thứ đặc quyền riêng của một ai đó chuyên sâu về nó nữa, mà đầy đủ cho tất cả mọi người. Đi tới đâu là do nhu cầu của mỗi người, và do cách thức tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và tổng hợp của mỗi người mà thôi.
Vậy thì có bao nhiêu nhà khoa học Google tồn tại trên đời này, mới biết 1 chút xíu đã cho là mình biết hết, rồi sau đó phán tưng bừng như thật thì sao? Làm sao bạn không phải là 1 trong số đó? Nếu biết nửa chừng thì có thể còn nguy hiểm hơn không biết, đúng vậy không?
Câu trả lời là: đúng hay sai, phải hay trái thì hãy nhìn vào kết quả trước, rồi sau đó mới nên nghe họ lý luận ra sao. Trong cuộc chiến này, nếu bạn sai thì cái giá phải trả là tính mạng của bạn. Nếu bạn đúng thì bạn sẽ bình yên và khỏe mạnh. Vì thế, kiến thức hiểu biết đúng hay sai thì đều phải đi qua con đường thực nghiệm và trả giá, và đó là cách đánh giá độ tin cậy nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nếu ai đó nói 1 cái gì đó mình chưa trải nghiệm thì dù nó có đúng đến đâu, trích dẫn lời của những danh gia nào thì cũng chỉ để tham khảo thôi, vì người đó mới dừng lại ở mức độ cuốn sách nói.
Khi viết những dòng này thì tôi đang ở nước Mỹ được hơn 2 tháng nay rồi. Ai cũng biết sau TQ thì Mỹ là đất nước bị COVID tàn phá nặng nề nhất, và gần như bất kỳ ai sống ở đây đều đã phải trải qua COVID hoặc chứng kiến người thân hoặc người xung quanh mình trực tiếp trải qua trước khi vaccine được bào chế thành công. Đã có nhiều sự mất mát xảy ra được báo chí nói tới, nhưng có 1 điều là những trường hợp khỏi bệnh thì lại không được kể lại. Theo thống kê thì tỷ lệ chết ở Mỹ cũng chỉ loanh quanh mức 1% mà thôi. Như vậy thì 99% còn lại hoặc là chẳng có vấn đề gì, hoặc là bị tơi bời 1 trận rồi bình phục. Khi tôi qua bên này thì cả đất nước đã trở lại bình thường rồi. Việc tiêm vaccine thì hoàn toàn tự nguyện. Những ai đã từng bị rồi thì họ đã có kháng thể tự nhiên, vả lại kinh nghiệm trải qua COVID mỗi người khác nhau. Có những người thấy bệnh này nhẹ hơn cúm, người khác thì nói là bệnh này giống như là bị cúm nặng, còn có người thì phải ôm máy thở Oxy… Bản thân người nhà của tôi ở bên này có hơn chục người, từ trẻ em 1 tuổi cho đến ông già 70 tuổi, từ người không có bệnh nền đến người có bệnh nền nặng đều bị nhiễm bệnh, nhưng rồi cũng qua khỏi mà không có một ai phải đến bệnh viện ôm máy thở cả. Kinh nghiệm từ những người nhà đã trải qua COVID cộng với những kiến thức mà tôi tự mày mò tìm hiểu nghiên cứu đã khiến tôi chọn cách thức đối đầu trực tiếp với COVID và vượt qua nó, thay vì phải cậy nhờ vào vaccine. Và dưới đây là 1 vài thành tựu nho nhỏ xin được chia sẻ lại cho mọi người.
Vào ngày 31/5, trước khi lên máy bay qua Mỹ 72 tiếng, vợ chồng tôi phải đến Bệnh viện Nhiệt đới Tp. HCM làm kết quả xét nghiệm và chứng nhận âm tính với COVID. Tại thời điểm đó, khi vào làm xét nghiệm, tôi cảm thấy mũi rát và ngứa kinh khủng, họng cũng ngứa và rát theo, rồi mũi liên tục muốn hắt hơi. Theo trực giác, tôi cho rằng ở đây có rất nhiều người đã bị nhiễm rồi, và virus đã đầy khắp trong không khí. Điều này có thể cảm nhận được ngay cả khi đeo khẩu trang và rửa tay sát trùng. Trước đó, tôi đã chuẩn bị sẵn cho tình huống này bằng cách mang theo 1 lọ đựng rượu trắng và 1 cái khăn nhỏ. Sau khi từ đó bước ra, cả 2 vợ chồng tôi đều tẩm rượu trắng vào khăn và hít thật sâu. Lúc hít vô thì cả mũi và họng rất cay, chảy cả nước mắt, nhưng chỉ cần 3 lần làm như vậy là cả họng và mũi đều hết ngứa rát, mũi hết đòi hắt hơi, và phổi cũng dễ chịu theo. Ai cũng biết hơi rượu chính là cồn, và cồn thì sát khuẩn rất tốt. Ở dạng hơi, cồn sẽ đi sâu được vào mọi ngóc ngách của đường hô hấp, nào là hốc mũi, họng, và đi tới tận từng phế nang nhỏ trong phổi. Như vậy là hiệu quả sát trùng của hơi rượu sẽ triệt để 100% mà không gây ngộ độc như cồn y tế. Khi hít vào, 1 lượng nhỏ của cồn sẽ đi vào trong máu khiến cho đầu óc nó hơi lâng lâng như mới uống chút rượu vậy. Nếu cồn ở dạng nước thì khi vào bộ máy hô hấp nó sẽ gây sặc liền, vậy nên tốt nhất là tẩm rượu vào khăn để hít hơi cồn vô sâu. Sau cách làm đơn giản đó, chúng tôi trở về bình yên và khỏe mạnh. Đến 1 tuần sau, khi qua đến bên Mỹ, chúng tôi mới được biết là BV này các y bác sĩ đều bị nhiễm virus cả, và có lẽ tất cả những người khác không làm như tôi đều đã bị lây rồi.
Cách làm này cũng sẽ giúp cho mọi người 1 cách ứng phó hiệu quả với COVID, qua đó có thể bình an qua lại trong 1 môi trường đầy virus xung quanh nếu bạn phải đi vô thang máy, vào siêu thị, hay đến chỗ nào đông người. BV Nhiệt đới là nơi áp dụng triệt để 5K + tiêm vaccine, nhưng hình như công thức này không thành công như được tuyên truyền lâu nay. Do vậy, bản thân tôi cho rằng 5K + vaccine là không đủ. Muốn đủ thì phải làm được một trong 2 việc này:
1. Ngăn chặn virus thâm nhập vào trong khí thở. Nếu làm như vậy thì khẩu trang thông thường không có tác dụng, thậm chí là khẩu trang 3M vì virus có kích thước siêu nhỏ, nó nhỏ hơn phần tử khói hàng chục lần. Nếu khẩu trang mà ngăn được virus thì các nhà nghiên cứu trong các viện virus học họ đều phải đeo, nhưng trong thực tế bạn sẽ thấy đồ bảo hộ của họ giống như đồ phi hành gia vũ trụ với nguồn cung cấp không khí riêng. Ngoài ra, 1 cách khác là đeo mặt nạ phòng độc.
2. Khử sạch virus trong khí thở. Cách này rất dễ làm. Cụ thể là bạn chỉ cần độn vào trong khẩu trang của mình 1 cái khăn, và cái khăn đó tẩm 1 chút rượu trắng. Không khí hít vào sẽ được pha với hơi cồn và do vậy triệt khuẩn và virus 100%. Tuy nhiên cách thức này không thể áp dụng liên tục được vì hít nhiều bạn sẽ bị say, đồng thời lượng hơi rượu sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế cách này chỉ áp dụng khi chúng ta phải đi ra ngoài vào những khu vực có độ rủi ro cao. Việc ra vô nên chỉ tối đa trong vòng 10-15 phút. Càng ở lâu thì rủi ro sẽ tăng dần theo. Tuy nhiên nếu thấy hơi rượu đã giảm, bạn có thể chủ động mang theo 1 lọ nhỏ rượu và bỏ khẩu trang ra dấp vào. Nếu trong thời gian thao tác mà virus lọt vô thì cũng không lo vì hơi cồn sau đó sẽ lại đi vào trong đường hô hấp và tiêu diệt sạch mầm bệnh trước khi nó có thời gian thâm nhập và gây hại.
Khi mới qua Mỹ, tôi vẫn tiếp tục duy trì cách làm này nhưng cảm thấy nếu cứ lẩn tránh hoài cũng không ăn thua. Một khi đã xác định là không tiêm vaccine thì cách tốt nhất để tạo ra kháng thể là chiến đấu với nó, vượt qua nó. Những kiến thức tôi tự trang bị cho mình về miễn dịch, về virus, về các phương pháp chữa bệnh ngoài vaccine đã ứng dụng thành công là cơ sở để tôi bước sang một phương pháp mới: Chiến đấu và chiến thắng. Và đó sẽ là nội dung của phần tiếp theo của bài viết này.
(Còn nữa)
Tác giả: Đào Tiến Dũng