Trang chủ Đời sống Mặt trời trong hạt gạo

Mặt trời trong hạt gạo

100

Sau khi khám bịnh xông, thỉnh thoảng tôi thích ra nhà hàng ngồi một mình, ăn thật chậm trong im lặng để ngẩm nghỉ về cuộc đời. Hôm đó mặc dù bên ngoài trời còn nắng nhưng trong lòng tôi cảm thấy như có mây đen ở đâu kéo lại. Viø thế tôi quyết định viết bài này với cái tựa là “Mặt trời trong hạt gạo”.


Theo nhà tâm lý học Freud, ăn là một trong những khoái lạc đầu tiên của con người. Đứa bé mới ra đời đang đói bụng khóc oe oe. Cảm giác sung sướng đầu đời của nó là nút được núm vú của mẹ và sau đó có được nguồn sửa ấm đi vào miệng. Nguồn sửa dinh dưỡng đó làm cơ thể nó dễ chịu. Đứa bé nhấm mắt lại và dần dần đi vào giấc ngủ an lành. Cảm giác an lành đầu tiên gắng liền với miệng gây ấn tượng thật là sâu sắc trong tâm hòn đứa bé. Quả thật như vậy tâm lý học cho thấy rằng có nhiều người khi gặp sự căng thẳng trong cuộc sống hay dùng thức ăn để tự an ủi mình. Đôi khi họ không điều hòa được sự ăn uống quá độ đó và trở thành béo phì. Béo phì (obesity) là một bịnh tạo ra nhiều bịnh khác nửa như cao mở trong máu, tiểu đường, hay đau khớp xương. Nếu họ không tự chủ ăn uống điều hòa được, họ cần phải đi mổ làm bao tử nhỏ lại (Gastric bypass surgery).


 


Ăn uống không phải lúc nào cũng dẫn đến sự sung sướng.  Ngoài trường hợp béo phì nêu trên, ăn uống không điều độ là nguyên nhân gây ra sự xung đột và chiến tranh. Khi ăn gắng liền với lòng tham thì đó là nguyên nhân của nhiều thảm họa trên thế giới. Phân tâm học cho rằng ăn là một biểu tượng đem vào sự sung sướng cho chính bản thân người ăn.  Khi ta muốn được sung sướng nhiều hơn sự no nê của thể xác thì lòng tham ta xuất hiện. Cơ thể ta chỉ cần vài chén cơm, vài miếng thịt nhỏ là đủ no, đủ bảo tồn sự sống rồi. Nhưng với lòng tham ái, tham được thương quá độ, ta đòi hỏi kẻ khác phải đau khổ ít nhiều vì miếng ăn của ta.  Thưở xưa nhà vua bắt những người hầu hạ mình, đi xa trải qua bao gian khổ chết chốc để đem cao lương mỹ vị về cho mình.  Ngày nay xã hội văn minh hơn thì lòng tham ái ta được vuốt ve khi ta được ăn nhà hàng sang trọng, có bồi bàn phục vụ và uống được các thứ rượu hiếm đắc tiền. Khi nói tham thì ta phải đề cặp đến sân hận. Khi ta càng được thì lại muốn được nhiều hơn, đó là tham. Muốn mà không được thì sanh ra sân.  Nhóm được quyền lợi muốn nhiều hơn nửa (tham) và nhóm không có quyền lợi thì chống đối muốn giành sự công bằng (sân). Sự chênh lệch giữa hai nhóm đó càng nhiều thì chiến tranh càng dễ xảy ra.


Thế giới này là thiên đàng nếu mọi người đều thỏa mãn khi mình ăn no. Hoàn cảnh phức tạp hơn khi con người ăn no mà mắt thì nhìn thức ăn của người láng giềng mình. Họ muốn xâm chiếm thức ăn của kẻ láng giềng để đề phòng khi mình đói. Như vậy, lòng tham luôn gắng liền với sự lo mất. Nỗi lo âu đó lớn dần và tạo nên bức tường chia rẻ. Vì ta tham của của người láng giềng, ta lo sợ họ họ qua nhà ta đánh cắp đồ của ta, ta trở nên lạnh lùng với họ và thậm chí còn xây cái hàng rào thật cao giữa nhà ta và nhà họ. Tâm lý học gọi hiện tượng đó là projection, ta soi bụng mình ra bụng người. Tất cả những mâu thuẫn chính trị trên thế giới đều bắt đầu bằng tham được và lo mất.  Một trong những quy luật về tâm lý cũng như vật lý là năng lượng chảy từ cao xuống thấp để tạo sự quân bình. Khi ta lo âu thì tạo sự căng thẳng trong tâm lý, đó là một dạng năng lượng, khi căng thẳng quá độ thì nó cần lối thoát. Một trong những lối thoát là thực hiện hoàn cảnh mà mình lo sợ, danh từ chuyên môn là self fulfilling prophecy. Vì khi hoàn cảnh lo âu xảy ra thì chuyện xấu đã qua rồi nên sự căng thẳng được giảm.  Cái vấn đề phức tạp đây là sự căng thẳng đó do nội tâm chớ không do hoàn cảnh tạo ra mà không ai nhìn nhận được điều này.  Vì thế các nhà lãnh đạo quốc gia nếu không nhận rõ vấn đề nội tâm, họ có thể thuộc lào lịch sử nhưng vẫn lặp lại chiến tranh! Nếu quý vị nào hiểu được sự vô thường đau khổ của cuộc sống là sự phản chiếu cái ảo ảnh (illusion) ta mang trong tâm thì đó là một bước tiến hết sức quan trọng trong cuộc đời quý vị.


Để làm bớt những chủng tử hay mầm mống của chiến tranh và đau khổ, các thánh nhân thưỏ xưa khi giác ngộ được chân lý đã đưa ra nhiều phương pháp tu hành liên quan đến bửa ăn. Thiên Chúa giáo khuyên con chiên nên cầu nguyện  trước bửa ăn. Đem tôn giáo ra khỏi nhà thờ để rước tôn giáo về nhà từng tín đồ, khuyên họ cầu nguyện trước bữa ăn là một điều rất hay của Thiên Chúa giáo. Trong lúc cầu nguyện tín đồ đặc niềm tin vào Chúa sẽ cho mình có ngày mai cơm no áo ấm, từ đó sự tham được và lo mất sẽ giảm dần. Tín đồ sẽ phá vỡ được những bức tường ngăn cách mình với kẻ láng giềng. Khi sự khó khăn đến thì phép lạ của Chúa đến không phải từ trên trời màchính trong khả năng chia sẻ của tín đồ. Phật giáo thì khuyên Phật tử phải ăn chay ít nhất hai ngày trong tháng. Khi ăn chay thì ta không giết sinh vật khác, ta bớt cái đòi hỏi kẻ khác phục vụ ta, như thế lòng tham ái sẽ giảm dần. Tập ăn chay giúp ta lần lần dẹp bỏ được cái chủng tử của chiến tranh, giết chốc trong tâm hồn ta và sẽ có ít chết chốc trên thế giới. Thiền tông, một nhánh chuyên tu tâm của Phật giáo thì khuyên thiền sinh ăn trong chánh niệm, ăn trong sự tỉnh thức. Khi ăn được trong sự tỉnh thức thì ta nhận thức rằng thức ăn của ta được đút kết bằng sự tinh hoa của vũ tru, sự hy sinh của các loài sinh vậtï và sự khổ nhọc của những người làm nên bữa ăn này cho ta.  Vì hiểu được như thế, ta không ăn trong sự đòi hỏi mà ngược lại ta ăn trong ánh sáng của tình thương chan hòa.


Khi ăn trong sự cầu nguyện hay trong tỉnh thức, mặc dù ăn ít hay ăn thật đơn sơ nhưng lòng ta cảm thấy rất no. Lúc đó ta hưởng được ánh sáng của mặt trời trong hạt gạo.