Đêm muộn, đóng máy tính định đi ngủ rồi. Tình cờ lướt Facebook thấy anh bạn nhà thơ chia sẻ về trường hợp một cô sinh viên “mắc kẹt ở Sài Gòn giữa mùa dịch” kêu gọi mọi người giúp đỡ (xem ảnh chụp màn hình). Kiểm tra Facebook của cô Mỹ Tiên này (địa chỉ: https://www.facebook.com/yenvy.nt.90) thì thấy tài khoản không hề có bạn bè và chỉ có 3 bài đăng, không hề có bất kỳ tương tác nào với mọi người dù tài khoản được lập từ năm 2018. Điều đó cho thấy tài khoản Facebook này rất bất thường, nhiều khả năng được lập ra để lợi dụng trục lợi trong mùa dịch. Hôm qua, tôi cũng nhận được tin nhắn tương tự của một người lạ, tự xưng là sinh viên quê ở Quảng Trị đang bị mắc kẹt ở Đà Nẵng. Bạn ấy bảo rằng đã ăn mì hôm 2 tuần nay và đến hôm nay thì không còn gì để ăn. Bạn ấy đề nghị gửi cho bạn ấy một thùng mì tôm… qua số tài khoản, qua dịch sẽ kiếm tiền trả lại.
Chuyện nhiều tài khoản Facebook dựng những câu chuyện thương tâm để kêu gọi quyên góp từ thiện không phải là mới. Gần đây nhất, câu chuyện về “bác sĩ Khoa” thu hút sự chú ý của cộng đông mạng từ qua đến nay, theo điều tra của báo Tiền Phong thì nhóm của “bác sĩ Khoa” với người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra. Không ít người đã chuyển tiền vào số tài khoản của người tên là Nguyễn Thị Minh Thy mở tại Bến Tre vì tin vào câu chuyện “một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử không tiền chôn cất”. Đọc thêm tại: https://tienphong.vn/nhom-cua-bac-si-khoa-dung-chuyen-lay…
Trái tim văn nghệ sĩ vốn nhạy cảm, dễ rung động trước những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Những hoàn cảnh thương tâm, khó khăn ở đâu đó giữa mùa dịch là có thật. Tuy nhiên lòng tốt phải được đặt đúng chỗ, đừng để nó bị kẻ xấu lợi dụng!
(Nguồn : Facebook nhà báo Trương Trọng Nghĩa)