Trang chủ Quốc tế Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí

Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí

84
Vương quốc nằm trên dãy núi Himalaya này nổi tiếng thế giới với sự bí ẩn và nét đẹp truyền thống được lưu giữ trong cuộc sống thường nhật. Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ và bảo tồn truyền thống văn hóa của mình, hoàng gia Bhutan quyết định hàng năm chỉ cho phép khoảng 6.000 du khách đến đất nước này.
 
Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan, và đi theo chương trình do một công ty du lịch Bhutan thu xếp. Đó là còn chưa kể những đặc thù khó khăn mà lí thú khác, ví như chỉ có một phi đội bay duy nhất được điều khiển các chuyến bay tới sân bay chính của đất nước này.
 
Đến Bhutan không dễ nhưng luôn có rất nhiều du khách chờ đợi để được đến đây, một phần chính vì để ngắm hệ kiến trúc dzong độc đáo và huyền bí.
 
Kiến trúc dzong là lối kiến trúc pháo đài tu viện đặc thù của những quốc gia cùng dãy Himalaya mà tiêu biểu nhất chính là ở Bhutan. Loại kiến trúc này có dáng dấp bên ngoài rất đồ sộ, có tường tháp bao quanh một khu phức hợp gồm sân, đền, văn phòng chính quyền và cư xá của tu sĩ.
 
Các pháo đài tu viện được sử dụng như là những trung tâm tôn giáo, quân sự, hành chính và xã hội. Đây còn là địa điểm để tổ chức các lễ hội tôn giáo hằng năm. Không gian dành cho công việc hành chính và không gian dành cho tôn giáo gần như bằng nhau.
 
Kiến trúc dzong ở Bhutan nổi tiếng khắp thế giới với nhiều đặc điểm kiến trúc đặc thù như tường bao dốc đứng nghiêng về phía trong, xây bằng gạch đá, sơn trắng, có ít hoặc không có cửa sổ. Dọc theo tường rào, phía trên cao, có một đường vạch lớn màu đất đỏ, đôi khi điểm những vòng màu vàng. Cửa ra vào đồ sộ thường làm bằng gỗ và sắt. Sân và các ngôi đền được trang trí bằng các môtif nghệ thuật có chủ đề Phật giáo…
 
Đa số các pháo đài đều được xây trên đỉnh đồi hoặc sườn núi. Pháo đài tu viện Wangdue Phodrang, được xây trên một ngọn đồi nhìn xuống ngã ba sông Puna Chhu và sông Tang Chhu với mục đích ngăn chặn các cuộc xâm nhập bằng đường sông.
 
 

Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí - Archi
 
Pháo đài tu viện Drukgyel – một pháo đài nổi tiếng khác cũng nằm ở một ngọn đồi nhìn xuống thung lủng Paro nhằm canh phòng sự xâm nhập từ bên ngoài.
 
Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí - Archi

 

 
Du khách cũng khó lòng bỏ qua pháo đài Punakha được xây trên mũi đất tương đối bằng phẳng ở ngả ba sông Mo Chhu và sông Pho Chhu. Punakha Dzong – còn được mệnh danh là “Cung điện hạnh phúc” với vẻ lãng mạn tuyệt vời.
 
Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí - Archi

 

 
Và nổi tiếng bậc nhất, phải kể tới thiền viện Taktsang. Thiền viện Taktsang tọa lạc trên một chỏm đá cao 900m, hùng vĩ nguy nga. Đây là nơi mà mỗi người Bhutan đều ao ước được đặt chân đến một lần trong đời. Đây được coi là chốn linh thiêng bậc nhất của Bhutan. Tu viện được xây dựng trên vách đá treo leo ở độ cao 900m so với thung lũng Paro (tức là khoảng 2950 m so với mực nước biển).
 
 

Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí - Archi
 
Với loại hình kiến trúc này, du khách cũng không nên bỏ qua một pháo đái nữa -Tongsa. Nắm giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Bhutan, Tongsa Dzong được coi là pháo đài lớn nhất thế giới và từ năm 1907 trở lại đây, nó đã trở thành cung điện của nhà vua Bhutan. Nơi đây lưu giữ nhiều đặc thù kiến trúc Dzong cổ mà các kiến trúc khác ít còn, như mái lợp gỗ trạm trổ, lối cửa gỗ điêu khắc tinh vi…
 
 

Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí - Archi
 
Lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí - Archi

 

 
Theo truyền thống, việc xây dựng pháo đài không dùng đồ án thiết kế mà theo sự hướng dẫn của vị lạt-ma cao cấp. Các pháo đài được xây dựng bằng sức lao động công ích của người dân địa phương thay cho việc nộp thuế.  Những kiến trúc đẹp một cách tinh xảo này cũng không dùng bất cứ một chiếc đinh nào. Các tảng gỗ đã được lắp ghép vào nhau rất khéo léo, tạo nên một kiến trúc Dzong thật bền chắc, đứng vững với thời gian.
 
Bảo tồn quang cảnh thiên nhiên và truyền thống văn hóa luôn là tiêu chí cao nhất của người dân nơi đây. Bạn hãy đến Bhutan để ngắm nhín những rừng rậm nguyên sinh xanh ngút ngàn; để gặp ở khắp nơi các cô gái hát, múa, rồi sau đó trao một dải lụa màu để buộc vào lưng những chàng trai bắn trúng đích trong trò bắn cung, để được chứng kiến điệu múa Tsechu vào lễ hội mùa Xuân và để thưởng lãm kiến trúc dzong – hội tụ tinh hoa văn hóa đặc sắc nhất của đất nước này.